097-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBa5-5-2020
Nhiềuhình
ảnhtừnhững
năm 2017,
2018chothấy
ViệnVirushọc
VũHán thiếu
những quy
trình và nguyên tắc đảm bảo
anninh sinhhóahọc cơbảnkhi
thực hiện nghiên cứu. Do đó,
việc đại dịch COVID-19 bùng
phát hiện nay có bàn tay con
người là rất có khả năng.
Chuyên gia châu Á thuộc
Viện nghiên cứuHenry Jackson Society
(Anh)
MATTHEWHENDERSON
Họ đã nói
TrungQuốc gặp
áp lực lớn vì bị điều tra
nguồn gốc COVID-19
Phương Tây liên tục đưa ra những cáo buộc liên quan đến vấn đề
minh bạch thông tin của Trung Quốc về dịch COVID-19 cũng như
về nguồn gốc của virus.
VĨ CƯỜNG
S
au vụ công bố chấn động
tập hồ sơ của liên minh
tình báo năm nước Ngũ
Nhãn (Mỹ, Úc, NewZealand,
Canada vàAnh) thẳng thừng
cáo buộc Trung Quốc (TQ)
cố tình che giấu nguồn gốc,
thông tin đại dịch COVID-19
và “đẩy thế giới vào nguy
hiểm” hồi 2-5, Mỹ và Anh
tiếp tục đưa ra những thông
tin mới xung quanh cuộc
tranh cãi này.
Mỹ tuyên bố có
bằng chứng mới
Trả lời phỏng vấn của đài
ABC
ngày 3-5, Ngoại trưởng
Mỹ Mike Pompeo tuyên bố
Washington có “bằng chứng
lớn” cho thấy virus SARS-
CoV-2 gây dịch COVID-19
xuất phát từ một phòng thí
nghiệm ở TP Vũ Hán, TQ.
Quan chức này khẳng định
sẽ khiến bên có trách nhiệm
trongchuyệnnày“phải trảgiá”.
Dù vậy, Ngoại trưởng
Pompeo lại có nhiều phát
biểu cho thấy ông không rõ
hoặc không thống nhất được
liệu virus là sản phẩm nhân
tạo hay là một virus tự nhiên
vô tình rò rỉ khỏi phòng thí
nghiệm.
Cụ thể, banđầuôngPompeo
nhấn mạnh các chuyên gia
của Mỹ đều tuyên bố virus
gây dịch COVID-19 là sản
phẩmnhân tạo và ông “không
có lý do gì để không tin
lập luận này”. Tuy nhiên,
sau khi được
ABC
cho biết
là cộng đồng tình báo Mỹ
khẳng định virus không do
con người tạo ra thì ông
Pompeo lại đổi ý và đồng
tình với thông tin này, theo
tờ
The Guardian
.
Cùng ngày, Tổng thống
Donald Trump cũng đưa một
số nhận xét tương tự. Cụ thể,
nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định
TQ“đã sai phạmkhủngkhiếp”
khi cố tình che giấu thông tin
về đại dịch. Ông khẳng định
Mỹ sẽ áp thuế quan trả đũa
TQ nếu đúng thật đại dịch
COVID-19 là do Bắc Kinh
thiếu trách nhiệm trong công
tác quản lý các cơ sở sinh
hóa học.
Anh: Khả năng sẽ
điều tra TQ
Phát biểu hôm 3-5 (giờ địa
phương), Bộ trưởng Quốc
phòng Anh Ben Wallace
khẳng định TQ rất cần phải
trả lời những câu hỏi về cách
xử lý dịch COVID-19 giai
đoạn đầu và liệu nước này
đã cảnh báo thế giới kịp thời
chưa. Quan chức này cho
rằng tình hình hiện tại đòi
hỏi Bắc Kinh phải cởi mở
với quốc tế về mọi thông tin
liên quan đến dịch bệnh, cả
những thành công lẫn thiếu
sót, theo tờ
The Sun
.
Được biết bình luận của ông
Wallace được đưa ra ngay
sau khi tờ
The Telegraph
cùng ngày đăng tải một bài
báo khẳng định chính quyền
Anh đã biết TQ cố tình che
giấu dịch COVID-19 từ tháng
1. Theo đó, một nguồn tin
giấu tên thuộc Cục Tình báo
mật Anh (MI6) khẳng định
London “đã nắm rõ” tình
hình ở Vũ Hán ngay từ lúc
dịch vừa bùng phát và đã chỉ
đạo các bộ trưởng “không
nên tin vào những thông tin
hay số liệu mà Bắc Kinh
công bố”. Nguồn tin còn
khẳng định Anh tuần trước
đã ngưng sử dụng số liệu
dịch do cơ quan TQ công
bố để so sánh trong báo cáo
hằng ngày do lo ngại về độ
chính xác.
Trả lời
The Telegraph
, cựu
chủ tịchỦybanTìnhbáovàAn
ninh nghị việnAnh Dominic
Grieve cho rằng nếu nguồn
tin nói trên chính xác thì nghị
viện cần nhanh chóng xem
xét lại toàn bộ những tình
báoAnh đã thu thập được về
tình hình COVID-19 ở TQ
để phục vụ cho các công tác
điều tra nhằm vào nước này
hiện nay.•
Nhân viên y tế đưa người nghi nhiễmCOVID-19 đi cách ly ở TP VũHán, TQhồi tháng 2-2020. Ảnh: AFP
Mỹ sẽ áp thuế quan
trả đũa TQ nếu
đúng thật đại dịch
COVID-19 là do Bắc
Kinh thiếu trách
nhiệm trong công
tác quản lý các cơ sở
sinh hóa học.
3.589.263
người nhiễmCOVID-19 cùng248.847 ca tử vongđược
ghi nhận trên toàn thế giới tính đến 20 giờ ngày 4-5,
trang thống kê
Worldometer
dẫn nguồn cơ quan y tế
các nước cho hay. Số bệnh nhân điều trị thành công
là 1.162.738 ca.
TrungQuốcmuốngì
khi cấmđánhbắt cá
ởBiểnĐông?
Truyền thông nhà nước Trung Quốc (TQ) cuối tuần trước
dẫn thông báo của chính quyền Bắc Kinh về việc cấm
đánh bắt cá ở một số khu vực ở Biển Đông.
Theo Cục Hải cảnh TQ, cái gọi là “mùa cấm đánh bắt cá
ở Biển Đông” sẽ bắt đầu có hiệu lực từ chiều 1-5 đến ngày
16-8-2020. Phạm vi TQ tuyên bố áp đặt lệnh cấm là các
vùng biển thuộc vĩ tuyến 12 độ bắc trở lên ở Biển Đông.
Như vậy, một số vùng biển của Việt Nam cũng bị Bắc
Kinh ngang ngược muốn ngăn cản ngư dân đánh bắt hải
sản. Phía TQ không ngại phát ngôn khiêu khích, đe dọa
khi nhấn mạnh lực lượng hải cảnh và bộ phận phụ trách
nghề cá TQ sẽ giám sát việc thực hiện lệnh cấm.
Năm 2019, TQ cũng ngang ngược thông báo lệnh cấm
đánh bắt cá tại các vùng biển nói trên vào cùng giai đoạn
tháng 5 đến tháng 8. Trên thực tế, Bắc Kinh thực hiện hành
vi phi pháp này một cách liên tục, ấn định cùng khoảng
thời gian như nhau kể từ năm 1999. Mặc dù lệnh cấm này
của TQ đánh thẳng vào nhu cầu khai thác hải sản của ngư
dân các nước trong vùng, thực tế nó cũng là một mắt xích
quan trọng trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Thứ nhất, TQ muốn thể hiện việc thực thi chủ quyền một
cách liên tục trong vùng biển đường lưỡi bò mà Bắc Kinh
tuyên bố yêu sách. Đến năm 2009, TQ đệ trình lên tổng thư
ký Liên Hợp Quốc Công hàm số CML/17/2009 có bản đồ
đường lưỡi bò. Dù yêu sách này được chứng minh “không
thể chối cãi” là không có giá trị pháp lý sau phán quyết
của Tòa Trọng tài 2016, Bắc Kinh duy trì “mùa cấm đánh
bắt” để bảo lưu sự phi pháp của họ.
Thứ hai, TQ muốn các nước “làm quen” với “mùa cấm
đánh bắt”. Trong khi TQ thất thế trên mặt trận pháp lý,
nước này đẩy mạnh việc sử dụng các lực lượng hải quân,
hải cảnh, dân quân biển (hay tàu cá có vũ trang) để đe
dọa, va đâm, ép buộc ngư dân các nước từ bỏ các ngư
trường. Việc này đánh vào tâm lý để tạo thói quen đối với
ngư dân các nước rằng “hễ tháng 5 về thì đừng vào Biển
Đông”. Về mặt thực địa, nếu ngư dân các nước sợ hãi và
tránh né thì TQ sẽ chiếm thế thượng phong, tạo đà thể chế
hóa sự quản lý.
Điều quan trọng là không nên tách rời lệnh cấm đánh
cá phi pháp với các hành xử khác của TQ ở Biển Đông.
Việc TQ quấy rối hoạt động kinh tế, dân sự, quân sự của
các nước; tuyên truyền yêu sách Tứ Sa (ôm hơn 90% Biển
Đông); quân sự hóa Biển Đông; xây dựng các cơ sở (có vỏ
bọc) dân sự; …cũng đều được TQ lặp đi lặp lại suốt nhiều
năm. Mỗi hành vi ấy được TQ chọn lựa thời điểm, tần suất,
mức độ thực hiện rất bài bản để các nước phản đối nhưng
không gây chiến hay tạo xung đột. Giới quan sát gọi chiến
thuật “tằm ăn dâu” hay các thuật ngữ tương tự chính là
như vậy.
Thế nên, ngoài việc phản đối và tuyên truyền hành xử
sai trái của TQ cho cả thế giới đều biết, các nước khu vực
phải nâng cao năng lực quốc phòng và dân sự trên biển.
Trong đó, các đội tàu cá phải được hiện đại hóa, sành sỏi
các giải pháp, kịch bản ứng phó các tàu TQ. Các quốc gia
nên tuần tra chung để hỗ trợ, bảo vệ hoạt động đánh cá
hợp pháp của ngư dân. Việc chia sẻ thông tin tình báo để
cùng nhau phối hợp ứng phó với TQ dựa trên tinh thần
luật pháp quốc tế là vô cùng quan trọng.
Năm 2019, tàu cá Philippines bị tàu TQ đâm chìm và
được tàu Việt Nam cứu. Đầu năm 2020, tàu cá Việt Nam
cũng bị tàu TQ đâm chìm. Việc cả hai nước cùng lên tiếng
ủng hộ nhau và chỉ trích TQ đã tạo ra một hiệu ứng về
ngoại giao và truyền thông rất tốt. Đó là nền tảng và gợi ý
để các nước cùng xây dựng sáng kiến, thể chế nhằm đảm
bảo quyền đánh bắt cá hợp pháp cho người dân, vô hiệu
hóa sự bắt nạt, đe dọa từ Bắc Kinh.
ĐỖ THIỆN
Mỹ: Trung Quốc giấu dịch để đầu cơ
vật tư y tế
Hãng tin
AP
ngày 3-5 dẫn báo cáo của Bộ An ninh nội địa
Mỹ (DHS) khẳng định Bắc Kinh đã cố tình che giấu thông tin
về dịch COVID-19 thời điểm dịch mới bùng phát hồi tháng
1 để ngầm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu và giảm xuất
khẩu trang thiết bị y tế.
Cụ thể, số liệu thống kê cho thấy TQ trong tháng 1 nâng
mức nhập khẩu khẩu trang lên 278%, đồ bảo hộ y tế lên
72% và găng tay y tế lên 32%. Trong khi đó, số lượng xuất
khẩu nhiềumặt hàng y tế lại giảmđáng kể. Chẳng hạn, xuất
khẩu găng tay y tế giảm48%, đồ bảo hộ y tế giảm71%, khẩu
trang giảm 48% và máy thở giảm 45%.
Tất cả hoạt động đều diễn ra trước khi nước này công bố
dịch với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hiện Bắc Kinh chưa
đưa ra bình luận chính thức về báo cáo trên.
Góc nhìn
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook