097-2020 - page 9

9
Chưa bồi thường,
chủ đầu tư đã san lấp
đất của dân
Hằng ngày, nhiều người dân phải thay nhau sáng ra cắm cọc ở những phần
đất củamình, chiều lại thu cọc về để ngăn chủ đầu tư san lấp.
QUANGHUY
N
hiềungười dân tại phường
Phước Tân, TPBiên Hòa
(Đồng Nai) cho biết
trong thời gian cách ly xã hội
do COVID-19, chủ đầu tư dự
án Khu dân cư Núi Dòng Dài
là Công ty cổ phần Thương
mại và Xây dựng Phước Tân
(Công ty Phước Tân) đã cho
đơn vị thi công san lấp mặt
bằng, lấp nhiều diện tích đất
của họ mà chưa thương lượng,
bồi thường.
Nhiều thửa đất bị
san lấp hết
Bà Võ Thị Kim Tuyền (ấp
Đồng, phường Phước Tân)
cho biết bà có gần 2 ha ruộng
đã đăng ký tại xã Phước Tân
(nay là phường Phước Tân)
và thực hiện canh tác ổn định
nhiều năm qua, một số diện
tích đã được cấp sổ hồng.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2019
đến nay, Công ty Phước Tân
là chủ đầu tư dự án Khu dân
cư Núi Dòng Dài đã tiến hành
san lấp đất của bà và nhiều
người khác mà chưa hề thương
lượng, bồi thường.
Theo bà Tuyền, có những
thửa đất của bà đã bị san lấp
100% và gần như bà chỉ áng
áng vị trí chứ không thể xác
định được chính xác. Gần đây,
thêm một số thửa đất của bà
cũng bị san lấp một phần hoặc
bị san lấp luôn các ranh mốc.
“Đất ruộng của người dân thì
chủ yếu là các ranh mốc tự
nhiên như dựa vào cái cây, ụ
đất, bờ dường… Tuy nhiên,
giờ chủ đầu tư san lấp hết. Họ
san lấp các ranh mốc trước
rồi từ từ san phẳng. Vậy mà
khi chúng tôi phản ứng với
chủ đầu tư thì họ nói đất của
bà chỗ nào, bà chỉ đi tôi móc
lên trả lại cho. Trả lời vậy thì
làm sao người dân chúng tôi
không bức xúc” - bà Tuyền
bày tỏ.
Chung cảnh ngộ, ông V. cho
biết cuối năm 2019, việc san ủi
đất chưa bồi thường chỉ diễn
ra trên quy mô nhỏ. Tuy nhiên,
trong tháng 3 và 4-2020, lợi
dụng cách ly xã hội người dân
ít ra trông coi đất, chủ đầu tư
đã san lấp lấn sang nhiều diện
tích đất của ông và nhiều người
dân. “Để giữ đất của mình,
chúng tôi sáng vác các cọc ra
cắm ở những ranh đất bị san
lấp, chiều ra nhổ để thu cọc về.
Vì nếu để lại thì chỉ qua một
đêm, tất cả cọc, bảng hiệu đều
biến mất” - ông V. nói.
Dự án triển khai 13
năm vẫn chưa xong
Trước thông tin người dân
phản ánh, ông Đỗ Hoài Thu,
Giám đốc Công ty Phước
Tân, cho biết dự án triển
khai từ năm 2007, đã hơn 10
năm nhưng vẫn chưa xong vì
việc bồi thường khó khăn.
Đến nay chỉ mới bồi thường
được 91% diện tích, số còn
lại do người dân và chủ đầu
tư không thống nhất được
mức giá bồi thường.
“Phần diện tích của các hộ
dân chưa bồi thường nằm da
beo, đất để hoang hóa lâu,
không có ranh đất nên đơn
vị thi công đường có lấn vô
diện tích đất của người dân
mấy mét. Người dân không
đồng ý thì mình múc đất vén
lên cho người dân thôi” - ông
Thu nói.
Ông Thu cho biết thêmdự án
này thuộc trường hợpNhà nước
thu hồi đất, song song với đó
chủ đầu tư trực tiếp thỏa thuận
bồi thường với người dân. Hiện
phần diện tích của các hộ dân
chưa bồi thường thì chủ đầu
tư vẫn chưa triển khai dự án.
Trao đổi với PV, ôngNguyễn
Tôn Trọng, Chủ tịch phường
Phước Tân, cho biết dự án khu
dân cưnày rất lớn. Các ranhmốc
các thửa đất rất khó xác định
nên chủ đầu tư đã san lấp sang
những thửa đất của người dân
chưa được bồi thường. “Hiện
phường đã kiểm tra lập biên bản
và yêu cầu chủ đầu tư ngưng
thi công san lấp những vị trí
chưa rõ ràng về ranh mốc với
những thửa đất của người dân
chưa thương lượng bồi thường.
Phường yêu cầu chủ đầu tư bổ
sung hồ sơ rồi mới được làm
tiếp” - ông Trọng nói.•
Người dân cắmcọc và bảng để ngăn chủ đầu tư không tiếp tục san lấp đất củamình. Ảnh: QUANGHUY
Vi phạm pháp luật
Luật sưNguyễnVănHậu, Chủ tịchTrung tâmTrọng tài thương
mại luật gia Việt Nam, cho biết theo quy định của Luật Đất đai
2013, việc chủ đầu tư tự ý san lấp đất hoặc lấn sang đất của
người dân chưa thương lượng bồi thường là vi phạmpháp luật.
Theo luật sư Hậu, trong trường hợp này, người dân cần
khiếu nại lên cơ quan chính quyền các cấp buộc chủ đầu tư
phải ngừng san lấp sai phạm. Chủ đầu tư phải ngồi lại thương
lượng bồi thường cho người dân mới được tiếp tục thi công.
Đến nay dự án chỉ
mới bồi thường được
91% diện tích, số còn
lại do người dân và
chủ đầu tư không
thống nhất được mức
giá bồi thường.
Hành khách chật vật đón xe buýt
ngày đầu chạy lại
Theo phản ánh của người dân, tại một số trạm xe buýt
sáng 4-5, người dân phải chật vật mới đón được xe.
Nguyên nhân là do xe chạy ít, số lượng hành khách cũng
bị giới hạn bởi dịch COVID-19 nên mỗi xe không được
chở quá 30 người/chuyến. Nhiều chuyến xe buýt phải
khước từ hành khách vì lượng khách trên xe đã đủ.
Anh Nguyễn Văn Thành đón xe tuyến 36 về Hóc
Môn cho biết: “Tôi đợi cũng 40 phút rồi mà chưa
thấy xe đâu. Ngày đầu xe buýt làm việc trở lại nhưng
lượng xe vận chuyển ít quá, sẽ không thuận tiện cho
người dân”. Tương tự, anh NVH cũng phàn nàn vì
tuyến xe buýt từ Long An lên TP.HCM cũng chưa hoạt
động trở lại. “Hiện người dân lên TP.HCM làm việc, đi
học là rất lớn, nếu tuyến xe này tiếp tục tạm ngưng hoạt
động thì sẽ gây khó khăn cho người dân” - anh H. nói.
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (QLGTCC)
cho biết từ ngày 4-5 sẽ có 72 tuyến xe buýt hoạt động
trở lại. Trong đó có 69 tuyến có trợ giá và ba tuyến
không trợ giá. Ngoài ra, một số tuyến xe buýt liên tỉnh
về Đồng Nai cũng đã hoạt động trở lại gồm tuyến số
60-2 (ĐH Nông Lâm - Bến xe Phú Túc), tuyến số 60-3
(Bến xe Miền Đông - Khu công nghiệp Nhơn Trạch),
tuyến số 60-4 (Bến xe Miền Đông - Khu công nghiệp
Sông Mây. 
Đối với những tỉnh lân cận khác, hai Sở GTVT đang
lên phương án chạy xe, sau đó mới thống nhất biểu đồ
chạy, bao gồm Long An và Bình Dương. Khoảng ba
ngày nữa các tuyến xe buýt sẽ hoạt động bình thường.
Đại diện Trung tâm QLGTCC cũng cho biết hiện nay
chỉ có khoảng 50% số chuyến xe chạy trên tổng số 72
tuyến hoạt động trở lại. Tùy theo tình hình thực tế và
nhu cầu đi lại, trung tâm sẽ báo cáo Sở GTVT để tăng
số chuyến lên 80%. Đối với những tuyến ít hành khách,
trung tâm vẫn phải duy trì số xe tối thiểu để phục
vụ người dân, đồng thời phải tuân thủ các biện pháp
phòng, chống dịch COVID-19.
ĐÀO TRANG
Bộ Tài chính đề xuất giảm nhiều loại
phí cho ngành hàng không
Bộ Tài chính đang xin ý kiến dự thảo thông tư quy
định về phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, theo
hướng giảm phí để hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh
hưởng dịch COVID-19.
Theo đó, bộ này đề xuất giảm 20% mức thu hiện
hành với nhiều loại phí của ngành hàng không. Cụ
thể, phí thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận
chứng chỉ; cơ sở thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng, thử
nghiệm máy bay và các trang thiết bị trên máy bay...
cấp lần đầu từ 20 triệu xuống 16 triệu đồng/lần cấp.
Phí thẩm định cấp giấy phép khai thác cơ sở cung
cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay giảm 2-6 triệu
đồng/lần cấp. Tương tự, phí thẩm định cấp giấy phép
cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế được đề
xuất giảm 10 triệu đồng (từ mức 50 triệu đồng/lần cấp
xuống còn 40 triệu đồng/lần cấp)…
“Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, văn phòng
bán vé cho hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam
giảm từ 2 triệu đồng xuống 1,6 triệu đồng. Cung cấp
dịch vụ tại cảng hàng không khác cũng giảm từ 30 triệu
đồng xuống 24 triệu đồng…” - dự thảo thông tư Bộ Tài
chính đề xuất. Liên quan đến giảm phí cho ngành hàng
không, trước đó Bộ GTVT có văn bản kiến nghị Thủ
tướng miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường
đối với nhiên liệu bay từ ngày 23-1 đến hết 31-12, hoặc
liền kề 90 ngày sau khi Thủ tướng công bố hết dịch,
tùy thời điểm muộn hơn.
Trường hợp cân đối ngân sách gặp khó khăn thì
thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế
bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Đồng thời,
cho phép các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp
thuế và các khoản đóng góp ngân sách.
Bộ GTVT cũng kiến nghị áp dụng chính sách giảm
50% giá cất cánh, hạ cánh máy bay và giá dịch vụ điều
hành bay đối với các chuyến bay nội địa. Thời gian áp
dụng dự kiến từ ngày 1-3 đến hết 31-8 và có thể điều
chỉnh tùy theo diễn biến của dịch bệnh. “Cho phép
áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ
chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước
quy định khung giá trong thời gian từ ngày 1-3 đến hết
31-12 và có thể điều chỉnh tùy thuộc theo diễn biến của
dịch bệnh…” - Bộ GTVT cho hay.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook