098-2020 - page 18

14
Bạn đọc -
Thứ Tư6-5-2020
TRẦNNGỌC
T
hủ tướng Chính phủ vừa
ban hành Quyết định 588
phê duyệt “Chương trình
điều chỉnh mức sinh phù hợp
các vùng, đối tượng đến năm
2030”. Trong đó có nội dung
khuyến khích nam, nữ kết hôn
trước 30 tuổi và sớm sinh con.
Ghi nhận của
Pháp Luật
TP.HCM
cho thấynội dung trên
được nhiều người hưởng ứng.
Muốn có con sớm
nhưng kẹt tiền
Làm cho doanh nghiệp sản
xuất giày tại TP.HCM gần
10 năm, chị Hạnh (32 tuổi,
ở Long An) chưa dành dụm
được nhiều cho dù chi tiêu
rất căn cơ.
“Thu nhập tính luôn tăng ca
mỗi tháng tầm 7 triệu đồng.
Trừ tiền thuê nhà, ăn uống,
điện nước, phụ giúp ba má…,
mỗi tháng tôi còn dư tầm 3
triệu đồng” - chị Hạnh nói.
Thế nhưng số tiền 3 triệu
đồng cũng vơi dần cho những
chi tiêu lặt vặt như mua này
sắmnọ, tiệc tùng, thuốcmen…
Do vậy, số tiền chị Hạnh dành
dụm không đáng là bao.
“Lập gia đình rồi sinh con.
Đang ở nhà thuê, tiền bạc ít
ỏi nên khó đảm bảo cho con
có cuộc sống đầy đủ. Chưa
nói tới việc sinh con xong dễ
mất chỗ làm. Vì vậy, tôi vẫn
chưa nghĩ tới chuyện chồng
con” - chị Hạnh nói thêm.
Tương tự, đến giờ anh
Minh (31 tuổi, ở TP.HCM)
vẫn một mình lẻ bóng vì tiền
lương công nhân ngành may
chỉ đủ chi tiêu và phụ chút ít
cho gia đình.
Nhà có ba anh em, sống
cùng cha mẹ trong căn nhà
nhỏ nên anhMinh không dám
nghĩ tới chuyện vợ con. “Nhà
chật nhưng không dám thuê
ngoài vì phải mất khoản tiền
trong phần thu nhập ít ỏi. Rồi
tiền nuôi con, tiền thuốc thang
khi con đau ốm, tiền học phí
khi con tới trường…, đủ thứ
phải lo trong khi thu nhập
khiêm tốn. Mẹ cũng hối có vợ
con nhưng rơi vào hoàn cảnh
như tôi đành chịu. Nếu Nhà
nước có chương trình hỗ trợ
để khuyến khích lập gia đình
sớm thì đỡ biết mấy” - anh
Minh chia sẻ.
Đề xuất nhiều
chương trình hỗ trợ
“Thực tế cho thấy kết hôn
trễ, sinh conmuộn, sinh ít con
hoặc khôngmuốn sinh con có
xu hướng gia tăng do áp lực
cuộc sống và công việc” - bà
PhạmThịMỹ Lệ, PhóChi cục
trưởng phụ trách Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình
TP.HCM, cho biết.
“Bên cạnh đó, việc nuôi
dạy, chăm sóc con cái hiện
nay đòi hỏi rất nhiều chi phí
như ăn uống, học hành, chăm
sóc sức khỏe, vui chơi giải
trí…, điều này cũng dẫn đến
tình trạng sinh ít con và nhiều
người chọn sinh một con.
Những nguyên nhân này
góp phần dẫn đến tình trạng
mức sinh thấp trên địa bàn
TP” - bà Lệ chia sẻ thêm.
Để khuyến khích nam, nữ
trên địa bàn TP.HCM lập gia
đình trước 30 tuổi, sớm sinh
con và sinh đủ hai con, bà Lệ
đề xuất hỗ trợmiễn hoặc giảm
toàn bộ viện phí sinh con lần
hai đối với vợ chồng có hộ
khẩu thường trú ở TP.HCM.
“Bên cạnh đó, tôi đề xuất
cung cấp các gói ưu tiên hỗ
trợ vay, mua hoặc thuê nhà
xã hội cho những cặp vợ
chồng sinh đủ hai con. Ngoài
ra, nên miễn hoặc giảm chi
phí giáo dục cho trẻ dưới 10
tuổi (ngoài nội dung đã hỗ
trợ về định mức học phí của
TP, đề xuất bổ sung phần chi
phí bán trú, ăn trưa cho học
sinh)” - bà Lệ nói thêm.
Ngoài ra, theo bà Lệ, cần
mở rộng các hình thức trông
trẻ tại những trường mẫu giáo
công từ sáu tháng tuổi đến
năm tuổi; mở rộng các hình
thức giáo dục sau giờ học với
chi phí thấp (từ 17 giờ đến 19
giờ); mở rộng các loại hình
Sinh con sớm góp phần đạt mức sinh
thay thế
Nam và nữ trước 30 tuổi phát triển toàn diện về thể chất,
tinh thần và xác định được trách nhiệm làmcha, làmmẹ. Bộ
máy sinh sản nam và nữ cũng phát triển toàn diện, đủ sức
khỏe để đảm bảo việc mang thai và sinh con.
Vợ chồngkết hôn sớmsẽ sinh con sớm, có thời gian sinhđủ
hai con. Nhữngđứa con sinh ra tronggiai đoạnnày luôn khỏe
mạnhvàtốtnhất.Việcnàygópphầnđảmbảođạtmứcsinhthay
thế và ngăn ngừa tình trạngmất cân bằng giới tính khi sinh.
Nam, nữ sau tuổi 35 có nguy cơ khó sinh con và con sinh
ra dễ có nguy cơ khuyết tật.
PHẠMTHỊ MỸ LỆ
,
Phó Chi cục trưởng phụ trách
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM
Tổng tỉ suất sinh của TP.HCM thấp
so với cả nước
Tổng tỉ suất sinhcủaTP.HCMtheokết quả tổngđiều tradân
số và nhà ở thời điểm1-4-2019 là 1,39 con, thấphơnnhiều so
với mức sinh thay thế của cả nước là 2,09 con. Mức sinh thấp
sẽ tác động nhiều đến cơ cấu dân sốTP.HCM trong tương lai.
Ông
PHẠM CHÁNH TRUNG
,
Phó Chi cục trưởng
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM
Đề xuất nhiều quyền lợi cho
người trẻ kết hôn, sinh con
sinh hoạt trong trường công
để trẻ có những hoạt động
phù hợp với lịch sinh hoạt
và đi làm của cha mẹ.
“Bên cạnh đó, đa dạng hóa
hình thức nghỉ chăm trẻ như
cho ngày nghỉ/buổi nghỉ chăm
trẻ cho các gia đình có con
dưới ba tuổi; nâng số ngày
nghỉ phép hưởng lương cho
các gia đình có con dưới năm
tuổi; hỗ trợ phụ nữ quay lại
công việc và thị trường lao
động sau sinh thông qua hoạt
động giới thiệu việc làm” - bà
Lệ kiến nghị.
ThS Nguyễn Quang Việt
Ngân, Phó Trưởng khoa Địa
lý Trường ĐH KHXH&NV
TP.HCM, cho rằng để tăng
cường hiệu quả của “Chương
trình điều chỉnhmức sinh phù
hợp các vùng” và đạt được
hiệu của của mục tiêu nâng
cao chất lượng dân số, cần
truyền thông nam, nữ ở độ
tuổi kết hôn các yếu tố bất
lợi của việc kết hôn và sinh
con quá muộn.
“Bên cạnh đó, cần có chính
sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội,
thuê nhà cho nam, nữ kết hôn
trước 30 tuổi. Hỗ trợ chi phí
giáo dục cho con được sinh
ra từ vợ chồng dưới 30 tuổi.
Xã hội hóa dịch vụ trông trẻ
phù hợp với điều kiện kinh tế
của người lao động, giờ nghỉ
và chăm sóc trẻ, dịch vụ đưa
đón trẻ” - bà Ngân nói thêm.•
Các emnhỏ đang chơi các trò chơi dân gian tại một ngày hội ở quận 7, TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
“Cần truyền thông
nam, nữ ở độ tuổi
kết hôn các yếu tố
bất lợi của việc kết
hôn và sinh con
quá muộn.”
ThS
NguyễnQuangViệtNgân
Các chuyên gia đưa ra nhiều đề xuất cho việc khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi.
Nhiều nước trợ cấp tiền để dân sinh nhiều con
Nhiều nước đã có các chương trình phù hợp để tăng tỉ lệ sinh sản.
Trong bối cảnh nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam
đang xuất hiện một số dấu hiệu già hóa dân số, việc Chính
phủ có động thái khuyến khích sinh con là một bước đi
kịp thời. Trên thế giới, những quốc gia đang phải đối mặt
với tình trạng già hóa dân số và tỉ lệ sinh sản thấp cũng
đều có những chương trình phù hợp để tăng tỉ lệ sinh sản. 
Nhật Bản
Để đối phó với tình trạng già hóa dân số, năm 2017,
nước này tung ra gói hỗ trợ khoảng 18 triệu USD để cải
thiện hệ thống giáo dục và chăm sóc các đối tượng là
người cao tuổi và trẻ em. Trong đó, toàn bộ trường mẫu
giáo công lập Nhật Bản sẽ miễn phí cho trẻ từ ba đến năm
tuổi. Các cơ sở này cũng nhận trông trẻ cho các gia đình
thu nhập thấp nhưng con chưa đủ số tuổi quy định. 
Bên cạnh các động thái hỗ trợ phụ nữ của chính phủ,
nhiều địa phương ở Nhật Bản cũng tự lập ra các chương
trình an sinh xã hội riêng.
Ở thị trấn Nagicho thuộc tỉnh Okayama, mỗi gia đình
sinh con sẽ được hỗ trợ tiền mặt hơn 2.700 USD, đồng thời
được miễn giảm các khoản chi phí học hành, nhà ở và y tế.
Ý
Là một trong những quốc gia có tỉ lệ già hóa cao nhất
châu Âu, Ý thời gian qua đã chịu thiệt hại nặng nề do ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19.
Theo kế hoạch mới nhất được chính quyền Rome đưa ra
hồi cuối năm 2019, hệ thống hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh
con phải được cải thiện nếu nước này muốn hoàn thành
mục tiêu tăng tỉ lệ sinh sản đến trước năm 2021, theo
tờ
The Local
. Trước hết, chính phủ Ý cam kết tăng kỳ
nghỉ thai sản có lương cho nhân viên nam có vợ sinh con
từ ba ngày lên bảy ngày, dù con số này vẫn thấp hơn mức
chung là 10 ngày của toàn EU. 
Rome cũng sẽ tăng mức trợ cấp cho các cặp vợ chồng có
con dưới ba tuổi từ khoảng 1.100 USD lên tối đa khoảng
3.200 USD mỗi năm, tùy vào thu nhập của đối tượng.
Đến khi con lớn hơn ba tuổi, chính phủ sẽ tiếp tục hỗ
trợ gia đình khoảng 261 USD hằng tháng cho mỗi con đến
khi đủ 18 tuổi.
Hàn Quốc
Hàn Quốc, với dân số khoảng 51 triệu dân, hiện là một
trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế
giới với hơn 14% dân số là người trên 65 tuổi. 
Để khắc phục tình trạng trên, mỗi năm chính phủ
Hàn Quốc phải bỏ ra hàng tỉ USD cho các chương trình
khuyến khích sinh con, hỗ trợ phụ nữ và thúc đẩy bình
đẳng giới trong xã hội.
Năm 2018, Hàn Quốc đã tăng mức trợ cấp nhận một lần
cho các cặp vợ chồng chuẩn bị sinh con lên 500 USD để
hỗ trợ các chi phí thai sản. Sau khi sinh con, các cặp đôi
này tiếp tục được hưởng trợ cấp khoảng 246 USD mỗi
tháng trong một năm.
VỸ CƯỜNG
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20
Powered by FlippingBook