098-2020 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư6-5-2020
VIỆTHOA
“M
ột trong những giải
pháp được xem là
then chốt, có thể
giải quyết dứt điểm tình trạng
trễ hạn là ủy quyền cho các chi
nhánh văn phòng đăng ký đất
đai (VPĐKĐĐ) tại 24 quận,
huyện được ký cấp giấy và trả
hồ sơ cho dân, thay vì dồn về
VPĐKĐĐ TP như hiện nay”.
Đó là khẳng định của ông
NguyễnToànThắng, Giámđốc
SởTN&MTTP.HCM, khi trao
đổi với
Pháp Luật TP.HCM
sau
bài phản ánh
“TP.HCM: Hồ sơ
nhà, đất vẫn điệp khúc trễ hẹn”
(đăng ngày 4-5).
Hàng chục ngàn
hồ sơ trễ hạn
.Phóngviên:
Hơnbốnnămkể
từthờiđiểmthànhlậpVPĐKĐĐ
một cấp (ngày 1-7-2015), câu
chuyện trễ hạn cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (GCN)
vẫn làmột tồnđọng trongngành
TN&MTmà đến nay chưa giải
quyết được. Ông nhìn nhận như
thế nào về tình trạng này?
+Ông
NguyễnToànThắng
:
Năm 2015, khi VPĐKĐĐ
dồnvềmột
cấp thì tất
cả trường
hợp cấp
mới, cập
nhậtGCN
đ ề u t ậ p
trungvềSở
TN&MT
ký. Lúc đó, hầu hết người dân
đềuchọnhìnhthứccấpmớiGCN
thay vì cập nhật lên trang 3, 4.
Điều này đã gây ra ách tắc và
quá tải, khiến tình trạng chậm
trễ hồ sơ lên đến 80%.
Năm2017, SởTN&MTđược
Người dân giao dịch tại bộ phậnmột cửaUBNDquận 12. Ảnh: VIỆTHOA
Năm 2019: Hơn 52.000 hồ sơ trễ hạn
Theo số liệu từ SởTN&MTTP.HCM, tronghai quý I và II-2019,
toàn hệ thống VPĐKĐĐ TP tiếp nhận khoảng 380.000 hồ sơ.
Trong đó đã giải quyết hơn 340.000 hồ sơ, tỉ lệ giải quyết
đúng hạn chiếm 90%, còn hơn 34.000 hồ sơ bị trễ hạn, tập
trung chủ yếu ở cấp mới GCN.
Hai quý III, IV: Nhận hơn 367.000 hồ sơ, giải quyết đúng
hạn hơn 328.000 hồ sơ, tỉ lệ hơn 94%. Còn hơn 18.500 hồ sơ
trễ hạn, chiếm tỉ lệ 5,4%.
Riêng hai tháng đầu năm2020, sở tiếp nhận hơn 94.000 hồ
sơ. Giải quyết đúng hạn hơn 72.000 hồ sơ, trễ hạn gần 4.500
hồ sơ, chiếm tỉ lệ 5,8%.
thực hiện
“Tháng 3-2020, Sở
TN&MT đã có tờ
trình gửi UBND TP
kiến nghị TP cho
phép sở ủy quyền
cho các chi nhánh
VPĐKĐĐ ký GCN
và trả cho dân.”
Ông
Nguyễn Toàn Thắng
,
Giám đốc Sở TN&MT
TP.HCM
Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM:
Sẽ chấm dứt trễ hạn cấp sổ hồng
Hơn bốn năm thành lập, hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCMđã giải quyết hơn 2,5 triệu hồ sơ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
phép ủy quyền cho VPĐKĐĐ
TPkýxácnhận trênGCNcũđối
với trường hợp chứng nhận bổ
sung tài sản gắn liền với đất và
ký cấp GCN. Cụ thể, trước đây
là ba bước: Chi nhánh tiếp nhận
hồ sơ, thụ lý, trình VPĐKĐĐ
TPkiểm tra, trình ban giámđốc
sở ký GCN và chuyển ngược
về chi nhánh trả cho dân, thời
gian giải quyết 15 ngày.
Với việc ủy quyền đã giảm
được một bước luân chuyển
hồ sơ và ủy quyền xuống một
cấp, theo đó hồ sơ không phải
trình ban giám đốc sở ký nữa
mà VPĐKĐĐ TP ký, rút ngắn
thời gian giải quyết xuống còn
10 ngày.
Cùng với đó, sở và toàn hệ
thống chi nhánh đã có các giải
pháp như: Vận động người
dân cập nhật lên trang 3, 4 của
GCN thay vì cấp mới; ký hợp
đồng với bưu điện trong việc
vận chuyển hồ sơ thì tình trạng
trễ hạn kéo giảm xuống 70%,
60%, rồi 10%. Hiện nay, tỉ lệ trễ
hạn đã giảm xuống dưới 10%.
Chỉ tính riêng năm 2019,
tổng số hồ sơ tiếp nhận là hơn
700.000. Trong đó có khoảng
hơn 52.000 hồ sơ trễ hạn (tỉ lệ
hơn 7,4%), chủ yếu là dạng cấp
mới GCN.
Sẽ ủy quyền cho
24 chi nhánh được
ký giấy chứng nhận
. Với tỉ lệ95%hồsơgiải quyết
đúng hạn là một sự nỗ lực rất
đáng khích lệ. Tuy nhiên, hơn
7% hồ sơ trễ hạn nhìn thì ít
nhưng so với lượng hồ sơ cấp
GCN khổng lồ hiện nay thì con
số này là không nhỏ. Theo ông,
vướng mắc chính nằm ở đâu?
+ Thứ nhất, khối lượng hồ
sơ đăng ký biến động và cấp
GCN tại TP.HCM hiện nay
rất lớn và tăng dần theo thời
gian. Cụ thể, qua hơn bốn năm
thành lậpVPĐKĐĐmột cấpvà
chuyển thẩm quyền về cho Sở
TN&MT, công tác đăng ký và
cấp GCN đạt gần 2,5 triệu hồ
sơ các loại. Số lượng hồ sơ các
nămđều tăng lên: Hơn 515.000
hồ sơ năm 2016, hơn 646.000
hồ sơ năm 2017, hơn 620.000
hồ sơ năm2019. Mới hai tháng
đầu năm2020, chúng tôi đã tiếp
nhận gần 95.000 hồ sơ.
Tuy hồ sơ tăng nhưng thời
gian giải quyết theo quy định
hiện hành là giảmkhoảng 30%
so với trước đây. Nếu như trước
đây, cùng một việc ký GCN
được thực hiện tại 24 đầu mối
là 24 quận, huyện thì nay chỉ
tập trung một đầu mối chỉ 1-2
người ký nên đã dẫn đến tình
trạng trễ hạnhồ sơnhưhiệnnay.
Nguyênnhânthứhailàdocông
tác phối hợp. TP đã ban hành
quy trình nội bộ về giải quyết
thủ tục hành chính cho toàn hệ
thống VPĐKĐĐ. Trong đó đã
quy định rõ thời hạn giải quyết
từng khâu, từng giai đoạn cho
đến từng loại thủ tục.Tuynhiên,
sựphối hợp giữa các cơquan có
liênquannhư cấpUBNDxã, cơ
quan thuế, cơquancấpphépxây
dựng…chưađúngthờigian.Mặt
khác, các chi nhánhVPĐKĐĐ
quận, huyện còn chưa phát huy
vai trò chủ động, đeo bám, đôn
đốc, nhắc nhở.
Thứ ba, có sựmâu thuẫn, bất
cập trongquyđịnh củaLuậtĐất
đai và các luật khác. Ngoài ra,
hiện nay khối lượng công việc
rất nhiều nhưng nhân sự ít.
Toàn hệ thống VPĐKĐĐ có
tổng cộng hơn 1.200 nhân sự.
Tuy nhiên, hiện chỉ có 483 nhân
sự viên chức được giao nhiệm
vụ thụ lý hồ sơ, còn lại là nhân
viên hợp đồng.
.
Như ông đã nói
,
có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trễ hạn hồ sơ cấp GCN.
Tuy nhiên, theo nhìn nhận của
các chi nhánh, giải pháp mấu
chốt để giải quyết dứt điểm tình
trạng này là ủy quyền cho các
chi nhánh được ký cấp GCN.
Quanđiểmcủaôngnhưthếnào?
+Đúngthế.Đánhgiáđâychính
là nguyên nhân mấu chốt nên
tháng 3-2020, Sở TN&MT đã
có tờ trình gửi UBND TP kiến
nghị TP cho phép sở ủy quyền
cho các chi nhánh VPĐKĐĐ
ký GCN và trả cho dân.
Trong buổi làm việc với Sở
TN&MT mới đây, Phó Chủ
tịch UBND TP Võ Văn Hoan
đã chấp thuận chủ trương này.
Sau khi TP có văn bản, chúng
tôi sẽ cho triển khai ngay trong
toàn hệ thống VPĐKĐĐ.
Cùng với đó, sở cũng đã kiến
nghị TP nâng cấp lại cơ sở vật
chất, máy móc để phục vụ tốt
hơn cho công tác cấpGCN. Bên
cạnhđó, về lâudài, kiếnnghị bộ,
ngành vàUBNDTPchấp thuận
triển khai dự án thực hiện theo
mô hình, thiết kế tương tự phần
mềmHCMLIS đã triển khai thí
điểm tại chi nhánh quận 1 và
quận 12 và dự án hệ thống cơ
sở dữ liệu thông minh phục vụ
xử lý thủ tục hành chính trong
lĩnh vực đất đai với dự toán
gần 300 tỉ đồng. Hiện nay, TP
đã đồng ý ghi vốn để thực hiện
dự án này. Với các giải pháp
này, chắc chắn sẽ khắc phục
được tình trạng trễ hạn hồ sơ
như hiện nay.
. Xin cám ơn ông.•
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, đại diện Ban quản lý dự án
đầu tư các công trình giao thông TP (Ban quản lý dự án) cho biết
hiện nay đơn vị đang tiến hành xây dựng cầu Mỹ Thủy 3. Đây
là một hạng mục nhỏ trong giai đoạn 2 của dự án giao thông Mỹ
Thủy (quận 2, TP.HCM).
Về cầu Mỹ Thủy 3, các hạng mục thi công cầu không gặp
vướng mắc gì. Đơn vị đang thi công phần móng của mố trụ và
mới ép xong cọc thử, sau đó tiến hành ép cọc đại trà.
Về việc Sở GTVT cho rằng khu vực nút giao Mỹ Thủy rất
phức tạp, vị đại diện này cho biết đơn vị sẽ thường xuyên thực
hiện vệ sinh mặt đường và những vị trí mặt đường có ổ gà thì
đơn vị thực hiện vá lấp những vị trí đó.
“Các hạng mục còn lại của nút giao thông Mỹ Thủy, Ban
quản lý dự án sẽ khẩn trương đẩy nhanh tiến độ nhằm hạn chế
ùn tắc giao thông khu vực Cát Lái nói riêng cũng như khu Đông
TP nói chung” - vị đại diện này thông tin.
Trước đó, Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản thông báo về
tình hình giao thông tại khu vực nút giao thông Mỹ Thủy. Theo
Sở GTVT, đây là nút giao có tình trạng giao thông rất phức tạp.
Sau khi kiểm tra thực tế nút giao thông Mỹ Thủy, Sở GTVT
cho biết các loại xe hai bánh lưu thông đan xen với lượng xe tải
và xe sơmi rơmoóc, nguy cơ tai nạn giao thông là rất lớn.
Ngoài ra, kết cấu mặt đường không bằng phẳng và các hạng
mục công trình của dự án trên chưa được đầu tư xây dựng hoàn
chỉnh dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông thường xuyên
xảy ra tại khu vực giao lộ.
Vì vậy, nhằm tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông
tại nút giao thông này, sở đã giao Trung tâm Quản lý hạ tầng
giao thông đường bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có chức
năng khảo sát, nghiên cứu và đề xuất phương án giải quyết.
Đối với hướng lưu thông từ cầu Mỹ Thủy vào vòng xuyến,
thực hiện ngay việc tách pha đèn của phần đường dành cho ô tô
riêng biệt với pha đèn trên phần đường dành cho xe hai bánh.
Ngoài ra, trung tâm cần nghiên cứu phương án dùng dải phân
cách bê tông để tách xe hai bánh với ô tô trên các hướng lưu
thông vào vòng xuyến. Đồng thời, bố trí pha đèn tín hiệu giao
thông để tách riêng biệt đối với hai luồng xe này.
Sở GTVT cũng đề nghị Ban quản lý dự án thực hiện các nội
dung sửa chữa mặt đường tại khu vực nút giao thông Mỹ Thủy,
thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh mặt đường, mặt cầu
theo đúng quy định. Đặc biệt, Ban quản lý dự án khẩn trương
xây dựng hoàn thành một đơn nguyên cầu Mỹ Thủy (nằm giữa
hai cầu hiện hữu) theo đúng thiết kế nhằm hạn chế ùn tắc giao
thông và thuận lợi trong công tác tổ chức giao thông.
Dự án nút giao thông Mỹ Thủy được khởi công từ tháng
6-2019, dự kiến hoàn thiện trong năm 2021. Tổng mức đầu tư
giai đoạn đầu gần 838 tỉ đồng (trong đó, chi phí xây lắp là 636 tỉ
đồng).
THUTRINH
Phươngángiải quyết giao thôngphức tạpởnút giaoMỹThủy
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...20
Powered by FlippingBook