098-2020 - page 15

11
Kinh tế -
Thứ Tư6-5-2020
Chiếc áo, đôi giày Việt làm
mới mình để vượt khó
Chiều lòng khách hàng trong nước, san xuât măt hang phong dịch, đamphan với
khach hang để tranh tối đa thiệt hại… là những cáchmà ngành dệt may, da giày đang
áp dụng để tồn tại.
PHƯƠNGMINH-QUANGHUY
Đ
ượcxemlànhữngngành
đem lại nhiều ngoại tệ
và tạo ra nhiều công
ăn việc làm nhưng hiện dệt
may và da giày đang chịu
nhiều cú sốc từ đại dịch
COVID-19. Dẫu vậy, nhiều
ý kiến lạc quan cho rằng hậu
COVID-19, hai ngành này
vẫn có cơ hội tăng trưởng.
Cú phanh gấp
Ban lãnh đạo Vascara, một
thương hiệu giày nữ văn
phòng đình đám, từng kỳ
vọng tăng trưởng trong giai
đoạn mới khi có đối tác chiến
lược Nhật Bản tham gia vào
cuối năm 2019. Tuy nhiên,
dịch COVID-19 đã làm đảo
lộn mọi kế hoạch kinh doanh
của thương hiệu này.
Bà Lê Cảnh Bích Hạnh,
Giám đốc điều hành Global
Fashion, đơn vị sở hữu thương
hiệu Vascara, cho hay các
cửa hàng phải đóng cửa một
thời gian dài do giãn cách xã
hội. Dù có nguồn thu từ bán
trực tuyến nhưng doanh thu
vẫn lao dốc, xuất khẩu qua
Nhật cũng chững lại do thị
trường Nhật cũng giãn, hoãn
đơn hàng.
Cùng cảnh ngộ, ông Phạm
VănViệt,TổnggiámđốcCông
ty Việt Thắng Jeans, cho biết
ngành dệt may bị ảnh hưởng
khá nhiều vì các thị trường
đầu ra gặp khó khăn. Sau khi
nguồn cung bị đứt từ Trung
Quốc, các đơn vị trong ngành
dệt may tiếp tục gặp khó khăn
tại thị trường EU và Mỹ.
Trước mắt, để tồn tại, Việt
Thắng Jeans cũng như nhiều
công ty khác chuyển sang
sản xuất khẩu trang và bảo
hộ y tế. Dự kiến công ty sẽ
sản xuất những mặt hàng này
đến hết tháng 8, sau đó quay
lại tập trung cho ngành cốt
lõi quần áo.
“Hiện nay, khoảng 50%
doanh nghiệp (DN) trong
ngành hoạt động theo hướng
này. Số còn lại sản xuất cầm
chừng, thậmchí các cơ sở nhỏ
phải đóng cửa. Các công ty
dệt may có số lao động 150-
200 người trở lại rất khó tồn
tại trước cơn đại dịch” - ông
Việt nói.
Sự khó khăn của ngành dệt
may còn thể hiện rất rõ. Một
công ty lớn trong ngành là
May Việt Tiến đã báo lỗ gần
21 tỉ đồng ngay trong quý
I-2020, trong khi cùng kỳ lãi
gần 88 tỉ đồng.
“Nguyên nhân chính là do
ảnh hưởng của dịch bùng
phát trên toàn thế giới, đặc
biệt là tại Trung Quốc, Hàn
Quốc, Mỹ và châu Âu. Đây
là những thị trường xuất khẩu
lớn của công ty. Các đối tác
nhập khẩu ở các nước này
đã giảm và hủy số lượng lớn
các đơn hàng, cộng với đó thị
trường nội địa sức mua giảm
nên kết quả kinh doanh đã bị
tác động tiêu cực” - ông Trần
Minh Công, Phó Tổng giám
đốc Công ty May Việt Tiến,
giải thích.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may
thêu đanTP.HCMPhạmXuân
Hồng cũng nhận định hiện
các DN dệt may lỗ là bình
thường, vì thiếu đơn hàng
trong khi chi phí không giảm.
Nếu hoạt động 100% công
suất thì mới có lời, còn giảm
năng suất xuống 80% nhưng
vẫn giữ được lao động xem
như là hòa vốn. Còn đơn vị
nào thấp hơn con số này sẽ lỗ.
Hướng đi mới
Thực tế, dù đối diện với
những khó khăn do tác động
dịch bệnh nhưng các DN
ngành dệt may, da giày đang
rất nỗ lực tìm lối ra. Ông
Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch
Hiệp hội Dệt may thêu đan
TP.HCM, dự báo: Các thị
trường xuất khẩu chính của
dệt may VN như Mỹ, châu
Âu, Nhật sẽ quay trở lại hoạt
động bình thường vào quý III
hoặc trễ lắm là quý IV-2020.
Cơ hội phục hồi ngành dệt
may một phần sẽ phụ thuộc
vào kiểm soát tốt dịch từ các
thị trường này.
“Đây là sản phẩm tiêu dùng
tương đối thiết yếu trong đời
sống thường ngày. Do đó,
nhu cầu sản phẩm của các thị
trường có thể bị ảnh hưởng
trong thời điểm bùng phát
dịch, nhưng có thể hồi phục
tương đối mạnh mẽ giai đoạn
sau dịch. Ví dụ, cuộc khủng
hoảng tài chính 2008-2009
khiến ngành hàng may mặc
bị ảnh hưởng nhưng đã phục
hồi khámạnhmẽ ngay sau đó,
khi các nền kinh tế lớn quay
trở lại quỹ đạo tăng trưởng”
- ông Hồng nhận định.
Theo ông Hồng, điều quan
trọng lúc này là các DN dệt
Hàng trăm triệu chiếc khẩu trang Việt
xuất ngoại
Theo Tổng cục Hải quan, trong quý I-2020, trị giá xuất
khẩu hàng dệt may đạt 7,03 tỉ USD, giảm nhẹ 1,4% so với
cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, tính từ đầu năm đến ngày 19-4, tổng lượng
khẩu trang xuất khẩu của VN hơn 415 triệu chiếc, trị giá
hơn 63 triệu USD. Khẩu trang của các DN VN được xuất đi
một số thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ...
Theo Hiệp hội Dệt may VN, trong một kịch bản lạc quan
nhất, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2020 sẽ
đạt khoảng 35 tỉ USD, giảm 10% so với năm 2019. Với kịch
bản xấu nhất, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chỉ đạt
30-31 tỉ USD.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP) vừa công bố báo cáo cho biết tính đến hết tháng
3-2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1,6 tỉ USD, giảm
10% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số các thị trường, xuất khẩu thủy sản sang Trung
Quốc giảm sâu nhất 27%, sang EU giảm 16%, Hàn Quốc
giảm 11% và ASEAN cũng giảm 11%.
“Theo phản ánh của một số doanh nghiệp (DN) thủy
sản, thị trường Trung Quốc đã có nhu cầu nhập khẩu trở
lại nhưng đơn đặt hàng không nhiều. Hơn nữa, khách
hàng Trung Quốc muốn ép giá mặc dù giá chào bán sản
phẩm đã thấp hơn so với trước dịch. Cạnh đó, sau khi dịch
COVID-19 bớt căng thẳng tại Trung Quốc, các DN nước
này có nhu cầu nhập khẩu nhưng khó tiếp cận các nguồn
tài chính để vay vốn” - VASEP cho biết.
Trước mắt, để hỗ trợ DN giảm bớt áp lực và khó
khăn, các DN thủy sản đề nghị Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam miễn nộp kinh phí công đoàn (2% quỹ
lương) trong năm 2020 và tạm dừng việc đóng bảo
hiểm xã hội đến cuối năm 2020, không tính lãi nộp
chậm. VASEP cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước
có chính sách hỗ trợ lãi suất 0% trong hai năm đầu và
giảm lãi suất 50% trong bốn năm tiếp theo đối với các
khoản cho vay dài hạn để đầu tư xây dựng kho lạnh
trữ hàng lớn với các kho lạnh có công suất tối thiểu là
5.000 pallet trở lên.
AN HIỀN
may cố gắng tìmcác đơn hàng
sản xuất để giữ đội ngũ quản
lý, công nhân. Bởi lẽ kinh
nghiệm cho thấy chắc chắn
dịch bệnh sẽ qua, lúc đó các
công ty lại rất cần con người.
Nếu để thiếu con người thì
không thể tận dụng cơ hội
mới được.
Còn theo ông Phạm Văn
Việt, Tổng giám đốc Công
ty Việt Thắng Jeans, đợt dịch
này cũng là thời điểm để tái
cấu trúc, sắp xếp tinh gọn sản
xuất nhằm tăng hiệu quả kinh
doanh, chứ không phải là sa
thải người lao động.
“Văn hóa người Việt, tình
thân như gia đình, tuyển một
người thì dễ nhưng để sa thải
phải suy nghĩ, trăn trở lắm.
Bởi thế, công ty chúng tôi tìm
các đơn hàng khẩu trang để
tạo công ăn việc làm nhằm
giữ người để khi hết dịch
quay lại ngành cốt lõi, nắm
bắt cơ hội tăng trưởng” - ông
Việt chia sẻ.
Để đối phó với các khó
khăn và tìm cách khôi phục
sau dịch bệnh, ông Lê Tiến
Trường, Tổng giám đốc Tập
đoàn Dệt may VN (Vinatex),
cho biết các đơn vị trong tập
đoàn đang bám sát san xuât
phuc vu thi trương trong
nươc, san xuât và xuất khẩu
măt hang phong dich. Doanh
nghiệp này cũng đam phan
vơi khach hang để tranh tôi
đa thiệt hại; đam phan vơi
nha cung câp đê lui thơi gian
thanh toan tiên nguyên phu
liêu; cân đối dự phòng tài
chính để có thể trả lương và
duy trì san xuât thất thường.•
Các doanh nghiệp dệtmay cố gắng tìmcác đơn hàng sản xuất để giữ đội ngũ nhân viên. Ảnh: QH
Dự báo các sản
phẩm dệt may, da
giày sẽ tiếp tục tăng
trưởng tốt trong thời
gian tới.
Xuất
khẩu
thủy sản
những
tháng
đầu năm
giảm
do ảnh
hưởng
của dịch
bệnh.
Ảnh: TL
Nỗ lực đứng
dậy sau
đại dịch
COVID-19
- Bài 2
Tiêu điểm
Tránh đứt gãy
nguồn cung
Bên cạnh tác động tiêu cực,
dịch COVID-19 đang mở ra
những cơ hội mới trong các
lĩnh vực như thương mại điện
tử, kinh tế số, quá trình chuyển
đổi kinh tế số. Vì vậy, chúng ta
cần xây dựng, triển khai sớm
cácgiải phápphát triển thương
mại điện tử, đặc biệt là thương
mại điện tử xuyên biên giới.
Ngoàira,táicơcấucácngành
kinhtế,tổchứclạisảnxuấtcũng
là một trong những giải pháp
để tránh việc đứt gãy nguồn
cung khi quá phụ thuộc vào
một thị trường.
Ông
TRẦN TUẤN ANH
,
Bộ trưởng
Bộ Công Thương
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm mạnh
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook