098-2020 - page 14

10
Bất động sản -
Thứ Tư6-5-2020
mại và Đầu tư Liên Á Châu
(Guardian), Công ty TNHH
Thực phẩm và Nước giải
khát Ý tưởng Việt (Starbucks
Coffee), Công ty cổ phần Đầu
tư Thế Giới Di Động, Công
ty cổ phần Kids Plaza...
Theo các DN này, vì dịch
bệnh nên người dân ít ra
đường, không sửdụngdịchvụ.
Điều này khiến các chuỗi cửa
hàng của họ hầu như không
có doanh thu, thậm chí phải
đóng cửa, thiệt hại nặng nề.
Dùkhôngcónguồnthunhưng
DN vẫn phải gánh nhiều chi
phí như tiền thuê mặt bằng,
lương, phúc lợi nhân viên...
Chỉ có một số ít đối tác thấu
hiểu và hợp tác hỗ trợ, số còn
lại không có động thái gì.
“Nếu không có phương án
cho dòng tiền, các DN bán lẻ
và dịch vụ phải đứng trước
nguy cơ phá sản, ảnh hưởng
đến hàng triệu người. Thậm
Điều này chứng tỏ doanh thu
của các DN giảm, kinh doanh
không hiệu quả. Các đơn vị đi
thuê hoàn toàn có thể chứng
minh thiệt hại và những yếu
tố không khắc phục được.
Tuy nhiên, theo TS Nhân,
để tránh mất thời gian, đôi
bên cùng có lợi thì bên cho
thuê và bên thuê cần ngồi lại
thương lượng.
“Ví dụ, hợp đồng cho thuê
năm năm, đã thuê ba năm rồi
thì chủ nhà nên hỗ trợ giảm
tiền thuê trong hai năm sau.
Chính phủ đã có những gói
hỗ trợ tín dụng, miễn giãn
thuế, hỗ trợ người dân… thì
các DN, đơn vị kinh doanh
cũng cần hỗ trợ lẫn nhau,
cùng vượt qua khó khăn” - TS
Nhân chia sẻ.
TheoluậtsưNguyễnVănHậu,
Chủ tịch Trung tâmTrọng tài
thươngmại Luật giaViệt Nam
(VLCAC), BLDS 2015 quy
định sự kiện bất khả kháng
là sự kiện xảy ra một cách
khách quan, không thể lường
trước và không thể khắc phục
được dù đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết và khả năng
cho phép. Có thể hiểu rằng sự
kiện bất khả kháng là nguyên
nhân trực tiếp làm bên bị ảnh
hưởng không thể thực hiện
đúng nghĩa vụ hợp đồng.
Với tình hình hiện nay,
luật sư Hậu cho rằng dịch
COVID-19 có thể đáp ứng
đầy đủ cả ba điều kiện cơ bản
nêu trên để được xem là một
sự kiện bất khả kháng đối với
các hợp đồng được giao kết
trước khi xảy ra dịch.
Tuy nhiên, để giải quyết
vấn đề pháp lý này cần xác
định rõ trong hợp đồng đã
ký có điều khoản về trường
hợp bất khả kháng hay chưa
và có đặt ra cách thức giải
quyết quyền lợi của các bên
hay không.
“Các bên cần xem lại hợp
đồng của mình quy định gì về
hậu quả khi xảy ra sự kiện bất
khả kháng như nghĩa vụ các
bên, điều khoản gia hạn hợp
đồng, chấmdứt hợp đồng thật
cụ thể” - luật sư Hậu gợi ý.•
chí hàng ngànDN là nhà cung
cấp, đối tác chiến lược cũng
bị suy thoái theo và nền kinh
tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng” - các DN nêu ý kiến.
Đại diện FPTRetail, đơn vị
đang quản lý hệ thống bán lẻ
gần 600 cửa hàng FPT Shop
trên toàn quốc, cho biết dịch
COVID-19 khiến doanh thu
sụt giảm nặng nề.
Theo vị đại diện này, do
dịch COVID-19 chưa được
Chính phủ xác nhận là sự kiện
bất khả kháng nên việc giảm
chi phí mặt bằng chủ yếu đến
từ sự hỗ trợ, đồng thuận của
chủ nhà. Tuy nhiên, tỉ lệ này
còn rất thấp.
Do đó, các DN đề xuất để
đồng nhất cách hiểu cho các
bên, tránh tranh chấp khi xử
lý các vấn đề về thỏa thuận
Sự kiện bất khả
kháng là nguyên
nhân trực tiếp làmbên
bị ảnh hưởng không
thể thực hiện đúng
nghĩa vụ hợp đồng.
thuê mặt bằng kinh doanh.
Các doanh nghiệp cũng đề
nghị Chính phủ xem xét và
xác định dịch COVID-19 là
sự kiện bất khả kháng.
Thỏa thuận để
lợi cả đôi đàng
TSLêBáChí Nhân, chuyên
gia kinh tế, cho rằng cần xem
xét nội dung ràng buộc và căn
cứ pháp lý của nó trong các
hợpđồng thuêmặt bằng.Trong
hợp đồng thường đều có quy
định về trường hợp bất khả
kháng như dịch bệnh, thiên
tai, hỏa hoạn…để giảm thiểu
tổn thất cho hai bên.
Thực tế dịch COVID-19
đã ảnh hưởng rất lớn đến
các ngành kinh tế. GDP quý
I-2020 giảm sút hẳn so với
cùng kỳ các năm trước đó.
QUANGHUY
T
heo các đơn vị nghiên cứu
thị trường bất động sản,
bán lẻ là một trong những
ngành bị ảnh hưởng nặng
nề nhất vì dịch COVID-19.
“Ông lớn” cũng lo
phá sản vì gánh
nặng mặt bằng
Nhiều doanh nghiệp (DN)
trong lĩnh vực nhà hàng, dịch
vụ, thương mại tại Việt Nam
vừa có đơn kiến nghị gửi tới
Thủ tướng Chính phủ và các
bộ, ngành nhằm tìmkiếmgiải
pháp hỗ trợ trong thời kỳ dịch
bệnh COVID-19.
Đáng chú ý, các DN bán lẻ
này bao gồmcả những tên tuổi
lớn như Công ty liên doanh
TNHHKFCViệt Nam, Công
ty cổ phần Otoke Chicken,
Công tyTNHHMTVThương
Trong hợp đồng cho thuê mặt
bằng cần có các điều khoản về
trường hợp bất khả kháng để
dễ dàng thỏa thuận về sau.
Cho thuê mặt bằng:
Để đôi bên đỡ thiệt hại
Chủ cho thuê cũng gặp khó
Bà Nguyễn Ngọc Thu, chủ một mặt bằng cho thuê tại
quận Tân Bình, chia sẻ để có mặt bằng cho thuê, bà phải
vay ngân hàng xây dựng cơ sở cũng phải chịu nhiều rủi ro,
tổn thất trong thời gian mặt bằng không có khách thuê.
“Chúng tôi phải cho thuê ổn định trong 15-20 nămmới có
thể thuhồi vốnđầu tưbanđầu. Hiệnngânhàng khônggiảm
lãi suất cho người vay. Chúng tôi đã tùy khả năng mà giảm
giá cho khách thuê từ 10%.Tuy nhiên, theo tôi, không thể ép
buộc phải giảm quá nhiều tới mức 50% được”- bà Thu nói.
Buộc dừng thi côngdựánnhàở thươngmại trênđất nôngnghiệp
Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk
Lắk, đã ký gửi văn bản đến nhiều cơ quan và Công ty
TNHH Xây dựng Nam Sơn (TP Buôn Ma Thuột) về việc
xử lý các vi phạm liên quan đến dự án nhà ở thương mại
tại khối 7, phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột, do công ty
này làm chủ đầu tư.
Theo đó, UBND tỉnh phê bình nghiêm khắc Công ty
Xây dựng Nam Sơn và yêu cầu công ty này phải chấp hành
nghiêm túc việc dừng toàn bộ hoạt động thi công xây dựng
tại dự án trên để hoàn tất các thủ tục, hồ sơ liên quan. Công
ty chỉ được triển khai dự án khi được tỉnh cho phép. Nếu
tiếp tục thi công, tỉnh sẽ xử lý nghiêm theo quy định của
pháp luật.
Đồng thời, tỉnh yêu cầu Sở TN&MT xử lý nghiêm theo
quy định hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông
nghiệp tại dự án này sang đất phi nông nghiệp của Công
ty Xây dựng Nam Sơn mà không được cơ quan có thẩm
quyền cho phép.
Sở này phải thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất để
Công ty Xây dựng Nam Sơn triển khai dự án tại địa chỉ
trên, xác định giá đất để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
phải nộp, hoàn thành trước ngày 10-5.
Liên quan đến dự án này, từ năm 2018 đến nay, Công ty
Xây dựng Nam Sơn đã có một số hành vi vi phạm và bị
cơ quan chức năng xử lý.
Cụ thể, năm 2018 tỉnh Đắk Lắk đồng ý chủ trương cho
công ty thực hiện dự án nhà ở thương mại tại địa chỉ trên,
khuôn viên dự án là 8,6 ha đất nông nghiệp.
Tháng 5-2019, Thanh tra Sở Xây dựng ra quyết định xử
phạt hành chính công ty này số tiền 30 triệu đồng vì tổ chức
thi công nhà điều hành khi chưa có giấy phép xây dựng.
Tháng 8-2019, chủ đầu tư tiếp tục vi phạm việc không
thông báo cho cơ quan quản lý tại địa phương thời điểm
khởi công một số công trình thuộc diện được miễn giấy
phép xây dựng (ba căn biệt thự, phần thô của 33 căn nhà
ở xã hội…).
Ngày 17-9-2019, Thanh tra Sở TN&MT ban hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính chủ đầu tư vì tự ý
chuyển mục đích sử dụng 2,5 ha đất nông nghiệp tại khu
vực trên sang đất phi nông nghiệp.
Cũng trong tháng 9-2019, UBND tỉnh có công văn yêu
cầu công ty giữ nguyên hiện trạng, không được có các
hoạt động mới tại dự án này.
Tuy nhiên, đến ngày 10-4-2020, khi Thanh tra Sở Xây
dựng phối hợp với địa phương kiểm tra thực địa đã xác
định chủ đầu tư vẫn đang thi công hoàn thiện một số công
trình đã xây trước đó và phát sinh thêm một số hạng mục
được miễn giấy phép trên đất nông nghiệp.
Người viết đã liên lạc với ông Trần Xuân Quảng, Giám
đốc Công ty Nam Sơn, để tìm hiểu thêm thông tin về dự
án nhưng ông Quảng không nghe điện thoại, cũng không
trả lời tin nhắn.
HUY TRƯỜNG
Một góc
của dự
án vi
phạm.
Ảnh:
HUY
TRƯỜNG
Thời gian xảy ra dịch COVID-19, nhiềumặt bằng có vị trí vàng cũng phải đóng cửa. Ảnh: QUANGHUY
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook