111-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
TraođổivớiPVchiều20-5,ôngNguyễn
Quốc Bình, Phó Tổng giám đốc VEC,
cho biết đúng là phương án vốn của
dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
đang rất khó khăn. “Các khó khăn về
vốn của dự án vẫn còn tồn tại và chưa
giải quyết được và hiện tại vẫn đang
chờ Thủ tướng quyết định. Chúng tôi
cũng đang cố gắng hết sức và cũng
chưa nghĩ đến phương án trả lại cho
Nhà nước” - ông Bình nói.
Phó Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho dự án
Dự án đường cao tốc Bến Lức - LongThành được khởi công từ tháng 7-2014 có tổng chiều dài toàn tuyến 57,1 km,
đi qua địa phậnTP.HCM, các tỉnh Long An và Đồng Nai. Tổngmức đầu tư (giai đoạn 1) của dự án này là 31.320 tỉ đồng.
Đây là công trình quan trọng, nằm trong hệ thống đường cao tốc Bắc-Nam. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ giúp
giao thông giữa các tỉnh Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM, rút ngắn thời gian lưu thông,
vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng. Nếu nguồn vốn được bố trí, giải phóng mặt bằng thuận lợi thì dự
kiến năm 2022 cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ đi vào hoạt động.
Ngày 19-2, do vướng mặt bằng và vốn xây lắp nên nhiều gói thầu trên cao tốc Bến Lức - Long Thành có nguy cơ
dừng thi công.
Ngày 26-3, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc tháo gỡ khó
khăn dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Theo đó, Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng ban
hành nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ vướngmắc trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp thuộc Ủy ban
Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
đồng nhưng chưa thể gia hạn. Các gói
thầu đoạn phía đông sử dụng khoản
vay lần hai không thể giải ngân dù
đang trong thời gian thực hiện hợp
đồng, hiệp định vay.
Nhà tài trợ là ADB đã thông báo
chấm dứt khoản vay lần một nên
chưa bố trí được nguồn vốn để tiếp
tục giải ngân cho khối lượng còn lại
của các gói thầu đoạn phía tây. Do
vậy, VEC phải thực hiện các thủ tục
điều chỉnh sang sử dụng nguồn vốn
từ khoản vay lần hai (3391-VIE) và
điều chỉnh thời gian thực hiện dự án
để tiếp tục giải ngân cho các gói thầu
ADB (đã được ADB đồng thuận về
chủ trương). Trong trường hợp thủ
tục gia hạn khoản vay lần hai và đề
xuất gia hạn Hiệp định Tài trợ khung
(MFF) gửi đến chậm trễ, ADB sẽ
không thể thực hiện hồi tố thủ tục để
gia hạn, khi đó nguồn vốnADB của
dự án sẽ không còn (tương tự như đã
xảy ra đối với khoản vay lần một).
“Trường hợp này, VEC sẽ phải báo
cáo Chính phủ, các bộ, ủy ban để tìm
kiếm nguồn vốn khác tiếp tục thực
hiện đầu tư hoàn thành dự án, việc
này là rất khó khăn trong điều kiện
thực tế hiện nay của VEC” - thông
tin trên trang web của VEC nêu.
Để tháo gỡ một phần khó khăn
về nguồn vốn, VEC đã đề xuất cho
phép tạm sử dụng nguồn thu phí
chưa đến kỳ trả nợ để thanh toán
cho nhà thầu phần khối lượng đã
thi công cũng như ứng kinh phí cho
các địa phương để đẩy nhanh tiến
độ giải phóng mặt bằng trong điều
kiện nguồn vốn ngân sách chưa được
cấp phát. Tuy nhiên, phương án này
không được chấp thuận…
Cố gắng khắc phục
khó khăn
Tại cuộc họp này, VEC cho biết
các khó khăn, vướng mắc trong quá
trình hoạt động, thực hiện đầu tư dự
án, quản lý vận hành khai thác các
tuyến đường cao tốc… đều đã được
VEC nhiều lần báo cáo CMSC, các
bộ, ngành, Chính phủ…Tuy nhiên,
nhiều vấn đề tồn tại hiện vẫn chưa
được giải quyết, trong đó có vấn đề
nội tại của VEC…Bên cạnh đó, Chủ
KIÊNCƯỜNG
T
ại buổi làm việc mới đây giữa
Tổng Công ty Đầu tư phát triển
đường cao tốc Việt Nam (VEC)
và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp (CMSC), Tổng
giám đốc VEC Trần Văn Tám đã
nêu những khó khăn của dự án cao
tốc Bến Lức - Long Thành.
Khó khăn chồng chất
Thông tin trên trang web chính
thức của mình về cuộc họp giữa
VEC và CMSC ngày 14-5, lãnh đạo
VEC báo cáo: Nếu vấn đề về vốn
của dự án cao tốc Bến Lức - Long
Thành không được kịp thời giải
quyết thì thiệt hại sẽ rất lớn. VEC
không có tiền trả nợ cho phần vốn
vay của Ngân hàng Phát triển châu
Á (ADB) đã được giải ngân trong
thời gian qua do dự án chưa đưa vào
vận hành. “Tình hình này nếu tiếp
tục kéo dài, tổng giám đốc sẽ trình
hội đồng thành viên và báo cáo các
cơ quan liên quan xem xét trả lại dự
án cho Nhà nước” - thông tin trên
trang web của VEC nêu rõ.
Theo VEC, do thời gian thực hiện
dự án xây dựng đường cao tốc Bến
Lức - Long Thành đã kết thúc từ
ngày 30-6-2019 và chưa được gia
hạn, dẫn đến các gói thầu đoạn phía
tây sử dụng khoản vayADB lần một
(2730-VIE) và các gói thầu JICA tài
trợ đã hết thời gian thi công theo hợp
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành gặp nhiều khó khăn về vốn. Ảnh: VŨ HỘI
Thực hư việc xem xét trả dự án
cao tốc Bến Lức - Long Thành
Với các khó khăn về vốn chưa được giải ngân và những khúc mắc còn tồn đọng, nếu tình hình còn kéo dài,
chủ đầu tư dự án cao tốc Bến Lức - LongThành cho biết sẽ xemxét trả dự án lại cho Nhà nước.
tịch HĐTVVECMai TuấnAnh cũng
quan ngại những vướng mắc của các
dự án nếu không kịp thời tháo gỡ sẽ
dẫn đến khiếu kiện của các nhà thầu
nước ngoài.
Chia sẻ với VEC, Phó Chủ tịch
CMSC Nguyễn Thị Phú Hà cho
biết các khó khăn, vướng mắc vượt
thẩm quyền giải quyết của VEC
(gia hạn hiệp định, bố trí vốn…) đã
được báo cáo các cấp có thẩm quyền
xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, đối
với một số công việc thuộc thẩm
quyền của VEC (như công tác bảo
trì, bảo dưỡng…), VEC cần tổ chức
triển khai thực hiện sao cho tốt nhất,
nhanh nhất, giảm thiểu việc đối mặt
với các vấn đề pháp lý trong tương
lai. Điều kiện tiên quyết là phải
triển khai thực hiện theo đúng các
quy định của pháp luật - bà Hà nêu
rõ quan điểm.
Nói về việc xem xét trả lại dự án,
TS Phạm Văn Hùng, Phó Phân viện
trưởng Phân việnKhoa học công nghệ
GTVT phía Nam, cho biết trước đây
cũng đã có nhiều dự án giao thông
vướng các vấnđề không thể giải quyết,
chủ đầu tư cũng muốn trả lại dự án
cho Nhà nước. Tuy nhiên, theo ông
Hùng, việc trả lại dự án sẽ gặp nhiều
hệ lụy và rất phức tạp trong khâu điều
hành, chủ đầu tư mới sẽ tiếp nhận,
bàn giao như thế nào, rồi các công
việc đang tiến hành dở dang của các
đơn vị thi công cũ sẽ được giải quyết
ra sao. “Đó là một bài toán không dễ
giải quyết” - ông Hùng khẳng định.•
BàRịa-VũngTàu: Chi hơn133 tỉ đầu tư cameragiámsát giao thông
“Tình hình này nếu tiếp
tục kéo dài, tổng giámđốc
sẽ trình hội đồng thành
viên và báo cáo các cơ quan
liên quan xemxét trả lại
dự án choNhà nước” -
thông tin trên trangweb
của VECnêu rõ.
Ngày 20-5, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông qua báo cáo
phương án đầu tư hệ thống giao thông thông minh, giám
sát tự động bằng camera trên địa bàn tỉnh. Trước mắt, dự án
được triển khai tại các tuyến quốc lộ 51, 55 và 56.
Theo báo cáo của Sở KH&ĐT, có hai phương án đầu tư
được đưa ra xem xét. Một là đầu tư công bằng nguồn vốn
ngân sách. Hai là thuê lại dịch vụ công nghệ thông tin theo
đề xuất của Công ty TNHH MTV Thế giới công nghệ (HD
King) ở TP.HCM.
Đối với phương án đầu tư công, dự án đã được giao cho
công an tỉnh làm chủ đầu tư và triển khai các thủ tục từ năm
2016. Cụ thể là triển khai mua sắm, lắp đặt trang thiết bị hệ
thống máy chủ, trạm, thiết bị mạng… tại trung tâm thông
tin chỉ huy và phòng xử lý vi phạm hành chính thuộc công
an tỉnh. Ngoài ra còn có hệ thống phần mềm trung tâm, lắp
đặt các thiết bị ngoại vi để giám sát, xử lý vi phạm như hệ
thống camera giám sát, hệ thống giám sát tự động đo và xử
lý vi phạm về tốc độ, hệ thống kiểm soát tải trọng xe…
Đến nay dự án đã triển khai xong các thủ tục phê duyệt
chủ trương, báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt kế hoạch
lựa chọn nhà thầu. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến hơn
133 tỉ đồng (chưa bao gồm chi phí vận hành, duy tu bảo
dưỡng…) và chia làm hai giai đoạn.
Còn về phương án thuê dịch vụ của Công ty HD King
đưa ra, ngân sách tỉnh sẽ bỏ tiền ra thuê. Về cơ bản đầu tư
lắp đặt trang thiết bị, máy móc, camera trên các quốc lộ…
như nội dung dự án đầu tư mà tỉnh đã phê duyệt. Tuy nhiên,
thời gian dự kiến hoàn thành dự án nếu được duyệt chỉ mất
bốn tháng. Tổng chi phí gần 136 tỉ đồng (chưa bao gồm chi
phí quản lý dự án, chi phí vận hành của đơn vị sử dụng).
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,
kết luận tiếp tục lựa chọn phương án đầu tư công như đã
phê duyệt.
Theo ông Thọ, công an tỉnh và các sở, ngành cần nghiên
cứu kỹ, tính toán để thực hiện đầu tư đúng quy định pháp
luật. Ngoài ra, khi đầu tư trang thiết bị, công nghệ cần
nghiên cứu để về lâu dài có thể tích hợp, đồng bộ với đề án
đô thị thông minh sắp tới triển khai trên địa bàn tỉnh, tránh
đầu tư lãng phí.
Ông Thọ cũng giao công an tỉnh phối hợp các sở, ngành
sớm tiến hành đấu thầu công khai qua mạng, lựa chọn nhà
thầu có năng lực tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm, uy tín
cung cấp, lắp đặt thiết bị giai đoạn 1 dự án theo gói thầu trị
giá gần 70 tỉ đồng đã được tỉnh phê duyệt.
TRÙNG KHÁNH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook