123-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm4-6-2020
TP.HCM tăng cường
đảm bảo an toàn điện
trong mùa mưa
Nhiều biện pháp đồng bộ được Tổng Công ty Điện lực TP.HCMđưa ra
để đảmbảo an toàn điện trongmùamưa.
HƯƠNG TRANG
T
rước tình hình diễn biến
phức tạp của thời tiết, đặc
biệt là ảnh hưởng của mùa
mưa sắp tới đến công tác an
toàn điện trên địa bàn, Tổng
Công ty Điện lực TP.HCM
(EVNHCMC) đã yêu cầu các
đơn vị trực thuộc, tổ chức trực
ban nghiêm túc 24/24 giờ,
tăng cường kiểm tra, chuẩn
bị ứng phó khi có sự cố xảy
ra bất ngờ. Đồng thời, đưa ra
những cảnh báo về an toàn
điện trong mùa mưa bão đến
người dân TP.
Gặp sự cố gọi đường
dây nóng 1900545454
Để ngăn ngừa và phòng tránh
tai nạn thương tâm về điện có
thể xảy ra khi trời mưa lớn, ngập
úng cục bộ khi triều cường hoặc
giông lốc, gió lớn, cây cối ngã
đổ…, EVNHCMC liên tục phổ
biến đến khách hàng sử dụng
điện và người dân TP những
nội dung cơ bản nhất để bảo
vệ bản thân và gia đình.
Khipháthiệncóhiệntượngbất
thườnghoặcmất an toànvềđiện,
người dân cần gọi ngay đường
dây nóng của Trung tâm chăm
sóckháchhàngcủaEVNHCMC
1900545454, hoặcgọi 114 - cảnh
sát phòng cháy chữa cháy - cứu
nạn, cứu hộ TP.HCM để được
xử lý, khắc phục kịp thời.
Lúc trời mưa, người dân
không đứng trú tại chân cột
điện, dưới mái hiên trạm biến
áp; không chạm trực tiếp vào
cột điện, dây nối đất, dây chằng
cột điện, thùng điện kế (đồng hồ
điện), thùng cầu dao…; không
lên sân thượng, mái nhà nơi có
đường dây điện băng qua và
không tự ý sửa chữa đường
dây, thiết bị điện ngoài trời.
Ngànhđiệnkhuyến cáongười
dân nên ngắt nguồn điện (cúp
cầu dao/CB) nếu khu vực trong
nhà bị ngập nước hoặc bị mưa
làm ướt sàn, ổ cắm điện và các
thiết bị điện gia dụng. Nếu bị
ướt, các thiết bị này rất có thể
có nguy cơ chạm chập điện
cục bộ, có khả năng gây điện
giật hoặc gây cháy, đặc biệt đối
với các dụng cụ điện cầm tay
như máy sấy tóc, máy khoan.
Người dân nên bố trí chỗ lắp
đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm
điện, thiết bị sử dụng điện trong
nhà cao hơn mức nước thường
ngập lụt, ẩm ướt; lắp thiết bị
đóng, cắt có tính năng chống rò
điện phù hợp (ELCB). Ngoài
ra, người dân nên cắt nguồn
điện cung cấp cho các thiết bị
sử dụng điện lắp đặt ngoài trời
(bảng hiệu, bảng quảng cáo…)
khi trời mưa to, gió lớn.
Đặc biệt người dân cần tránh
xa, cảnh báo cho mọi người
xung quanh biết và lập rào chắn
khi phát hiện cột điện ngã (đổ),
dây điện đứt rơi xuống đường,
ruộng, ao hồ...
Chủ động các giải
pháp phối hợp
ÔngNguyễnVănThanh, Phó
Tổng giám đốc EVNHCMC,
cho biết trước diễn biến thời
tiết bất thường, khó dự báo và
để chủ động phòng, chống lụt
bão, úng và hạn chế đến mức
thấp nhất các thiệt hại do thiên
tai gây ra, EVNHCMC đã tiến
hành kiểm tra hành lang lưới
điện cao áp, rà soát toàn bộ
khu vực trũng thấp có nguy cơ
ngập úng khi mưa to. Từ đó có
cơ sở để cải tạo, nâng cao tủ
điện, duy tu, bảo dưỡng, sửa
chữa kịp thời những hư hỏng.
Đồng thời, EVNHCMC phối
hợp với các ngành có liên quan,
UBND các quận, huyện liên
tục kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ
thống cung cấp điện cho các
trạm. Trên cơ sở đó, đơn vị tiến
hành duy tu, bảo dưỡng, sửa
chữa kịp thời những hư hỏng;
bổ sung công suất điện cho
các trạm bơm mới được nâng
cấp, xây dựng kế hoạch đảm
bảo đáp ứng điện cho yêu cầu
bơm tiêu khi úng ngập xảy ra.
Đặc biệt trước mùa mưa bão,
tổng công ty đã cho tăng cường
kiểm tra, rà soát, nhất là các
khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi
thời tiết cực đoan (mưa bão,
ngập úng…) để kịp thời xử lý.
Bên cạnh đó, tổng công ty
đang tiếp tục thực hiện chương
trình hiện đại hóa và ngầm hóa
lưới điện. Chương trình này sẽ
góp phần nâng cao chất lượng
an toàn điện, độ tin cậy cung
cấp điện và giảm tối đa tác động
từ các yếu tố bên ngoài cũng
như ảnh hưởng của thời tiết.
Ngoài ra, để nâng cao độ an
toàn, tổng công ty đã triển khai
thí điểmlắp đặt dây hỗ trợ chống
đứt dây dẫn trung thế tại sáu
công ty điện lực (Bình Chánh,
Bình Phú, Củ Chi, Duyên Hải,
Tân Bình và Thủ Đức) ở các vị
trí tập trung đông người như
trường học và chợ.
Dự kiến trong tháng 6, tổng
công ty sẽ giả lập sự cố đứt
dây trung thế thực tế để kiểm
tra khả năng chịu tải của dây
hỗ trợ. Qua quá trình vận hành
thí điểm, các đơn vị sẽ theo dõi
tình hình vận hành và đánh giá
hiệu quả mang lại của giải pháp
này để triển khai rộng rãi trên
lưới điện TP.HCM.
Ngành điện cũng tổ chức lực
lượng ứng trực, chuẩn bị tốt hệ
thống thông tin liên lạc, vật tưdự
phòng. Tổng công ty đã yêu cầu
thủ trưởng, người đứng đầu các
đơn vị quán triệt không để xảy ra
tư tưởng chủ quan, lơ là đối với
công tác phòng, chống, ứng phó
thiên tai. Các đơn vị phát huy tốt
phương châm “bốn tại chỗ” và
nguyên tắc “ba sẵn sàng” trong
việc chuẩn bị đầy đủ nhân lực,
phương tiện, trang thiết bị, vật tư
để sẵn sàng ứng phó khi thiên tai
xảy ra, sự cố bất ngờ.•
EVNHCMC
thực hiện
sửa chữa
Live - Line
(sửa chữa
trên đường
dây đang
mang
điện) để
đảmbảo
cung cấp
điện liên
tục cho
người dân.
Ảnh:
EVNHCMC
EVNHCMCmong người dân nâng cao ý thức về an toàn điện,
chủ động phòng tránh tai nạn điện, nhất là trong tình huống
thời tiết cực đoan. Khi phát hiện các nguy cơmất an toàn vềđiện
như cây cối gãy đổ đè vào đường dây điện; các vật liệu, tấm tôn
rơi vào lưới điện; nguy cơ ngập nước xâm lấn vào các tủ điện,
trạm điện…, vui lòng báo ngay cho tổng đài 1900545454 hoặc
nhắn tin trên ứng dụng EVNHCMC CSKH trên thiết bị di động.
EVNHCMC đang
tiếp tục thực hiện
chương trình hiện
đại hóa và ngầm hóa
lưới điện trên toàn
địa bàn TP.
Đà Nẵng được tài trợ 50 triệu yen
nghiên cứu cảng Liên Chiểu
Ngày 3-6, Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng cho hay vừa
có văn bản gửi UBND TP liên quan đến dự án khảo
sát thu thập số liệu nghiên cứu phát triển cảng biển
tại Đà Nẵng.
Tại văn bản này, Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng đề xuất
UBND TP thống nhất chủ trương cho phép tiếp cận
dự án nói trên do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA) tài trợ. Dự án nhằm rà soát, thu thập các số
liệu về bến cảng Liên Chiểu (phường Hòa Hiệp Bắc)
và quy hoạch phát triển cảng; đề xuất chiến lược quy
hoạch phát triển cảng và các khu vực lân cận, lập
quy hoạch cảng giai đoạn 2025-2040.
Phạm vi dự án còn nhằm đề xuất hướng tuyến
đường nối phù hợp với cảng Liên Chiểu và kết cấu
hạ tầng đường hiện hữu.
JICA cũng sẽ giúp Đà Nẵng xem xét tính khả thi
của việc phân định hợp phần đầu tư công - tư, đưa ra
phạm vi nghiên cứu tiền khả thi hợp phần kêu gọi tư
nhân theo quy định của Việt Nam.
Sau dự án, JICA sẽ báo cáo kết quả nghiên cứu
gửi UBND TP Đà Nẵng về các nội dung đề xuất
trong phạm vi nghiên cứu để xem xét, phê duyệt.
Báo cáo kết quả nghiên cứu là cơ sở để JICA tiếp
tục xem xét, hỗ trợ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
dự án bến cảng Liên Chiểu (hợp phần đầu tư tư nhân)
theo quy định tại Thông tư 09/2018 của Bộ KH&ĐT.
Tổng kinh phí dự án này là 50 triệu yen, tương
đương 11 tỉ đồng. Đây là vốn ODA không hoàn lại
của chính phủ Nhật Bản. Thời gian thực hiện dự án
từ tháng 7 đến tháng 11-2020.
Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng đề nghị UBND TP giao
cho sở chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan lấy ý
kiến về biên bản thỏa thuận dự án trên của JICA,
báo cáo UBND TP xem xét, quyết định.
Quy mô đầu tư dự án gồm phần cơ sở hạ tầng
dùng chung và phần kêu gọi đầu tư. Trong đó, phần
cơ sở hạ tầng dùng chung có tổng mức đầu tư hơn
3.400 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước. Thời gian thực
hiện dự án từ năm 2020 đến 2024.
Phần kêu gọi đầu tư gồm xây dựng các khu bến
cảng, các bãi chứa container, kho hàng tổng hợp, khu
logistics, khu dịch vụ hậu cần sau cảng, mua sắm thiết
bị và hình thành khu đô thị cảng.
TẤN VIỆT
TP.HCM ưu tiên nguồn lực khép kín
các đường vành đai
UBND TP.HCM đã giao Sở GTVT xây dựng đề
án “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn
2020-2030”.
Cụ thể, đề án này sẽ thống kê số liệu và đánh giá
toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống giao
thông vận tải TP. Đồng thời, đề án cũng dự báo và định
hướng phát triển hệ thống giao thông vận tải trong
tương lai theo hướng hiện đại, đồng bộ và thông suốt.
UBND TP yêu cầu Sở GTVT định hướng phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy để trở thành một
trong những bộ phận chủ yếu của hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông. Hệ thống này phải được đầu tư hoàn
thiện để kết nối liên hoàn với giao thông đường bộ.
Bên cạnh đó, Sở GTVT cần thực hiện cải tạo,
nâng cấp đường hiện hữu trong khu vực nội thành,
nhanh chóng hình thành mạng lưới giao thông hoàn
chỉnh theo quy hoạch tại các huyện ngoại thành.
Cùng với đó, sở sẽ nghiên cứu nhiều hình thức,
chính sách huy động nguồn lực để đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông. Trong đó ưu tiên nguồn
lực cho đầu tư khép kín các đường vành đai, các
tuyến đường sắt đô thị, đường trên cao và hệ thống
giao thông khu vực cửa ngõ TP.
Về công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Sở
GTVT cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ
trong công tác quản lý điều hành giao thông; thực
hiện phân cấp quản lý hiệu quả, khoa học; xây dựng
cơ chế phối hợp với các tỉnh, các trung tâm lớn (cảng,
logistics...) trong công tác quản lý hạ tầng giao thông.
Sở GTVT cũng cần đề xuất cơ chế, chính sách pháp
luật để huy động hiệu quả các nguồn lực phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng giao thông TP. Đồng thời, đẩy
nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng
phục vụ các dự án giao thông trọng điểm.
THÁI NGUYÊN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook