125-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy6-6-2020
THYNHUNG-QUANGHUY
T
hị trường ô tô sản xuất, lắp ráp
trong nước liên tiếp đón nhận
các thông tin tích cực. Điển
hình như Chính phủ vừa đồng ý
giảm 50% lệ phí trước bạ, miễn
thuế nhập khẩu linh kiện và gia hạn
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Kích cầu ô tô trong nước
Theo ghi nhận của chúng tôi, sau
khi có thông tin giảm 50% lệ phí
trước bạ, thị trường ô tô sôi động
hơn trước. Nhiều khách hàng tới các
đại lý ô tô để tìm hiểu và đặt mua xe
sản xuất, lắp ráp trong nước. Anh
Đỗ Đức Hiệp (quận 10, TP.HCM)
cho biết ban đầu tính mua xe nhập
khẩu nhưng khi nghe tin sẽ được
giảm tới 50% lệ phí trước bạ cho
các dòng xe sản xuất trong nước
nên anh chuyển sang mua mẫu xe
Hyundai SantaFe.
“Tôi dự định xuống tiền đặt cọc
chiếc xe này nhằm tiết kiệm chi phí.
Mẫu xe tôi đặt mua có giá khoảng 1
tỉ đồng, lệ phí trước bạ hiện tại phải
đóng là 10%, tương ứng 100 triệu
đồng. Sắp tới, nếu chính sách giảm
50% phí trước bạ có hiệu lực, tôi sẽ
tiết kiệm được 50 triệu đồng” - anh
Hiệp chia sẻ.
Theo đánh giá của ông Bùi Xuân
Trường, Giám đốc Công ty Kinh
doanh ô tô Trường Thành, chính
sách giảm50% lệ phí trước bạ và gia
hạn nộp thuế, miễn thuế nhập linh
kiện sẽ giúp kích cầu thị trường ô
tô trong nước. Chính sách này cũng
gián tiếp hỗ trợ khá nhiều cho các
hãng xe vì sản phẩm sẽ bán chạy
hơn, số lượng xe đến tay khách hàng
theo đó nhiều hơn. “Người dùng
có thể tiết kiệm được từ vài chục
triệu đến hàng trăm triệu đồng nhờ
giảm phí trước bạ. Đối với những
xe có giá trị càng lớn thì mức giảm
phí trước bạ càng nhiều. Ví dụ, đối
với xe có giá 1 tỉ đồng, giảm được
khoảng 50 triệu đồng. Đối với các
loại xe rẻ hơn, giá từ 500 triệu đồng
trở lại thì giảm khoảng 20-30 triệu
đồng” - ông Trường dẫn chứng.
Đồng quan điểm, nhiều ý kiến cho
rằng với quyết định giảm 50% lệ phí
trước bạ của Chính phủ, các hãng
xe có nhiều dòng ô tô sản xuất, lắp
ráp trong nước như Công ty cổ phần
Ô tô Trường Hải (Thaco), VinFast,
TC Motor… sẽ được hưởng lợi.
“Hiện lệ phí trước bạ xe ô tô dao
động 10%-15% tùy địa phương.
Thực tế cho thấy việc giảm lệ phí
trước bạ không ảnh hưởng đến giá
bán xe nhưng có thể kích nhu cầu
mua ô tô trong nước. Mặt khác,
chính sách này sẽ khiến các dòng ô
tô nhập khẩu phải giảm giá bán để
cạnh tranh với xe sản xuất, lắp ráp
trong nước, từ đó người tiêu dùng
hưởng lợi” - đại diện một hãng ô
tô phân tích.
Khách hàng nóng lòng
chờ giá ô tô giảm
Đại diện Công ty cổ phần Ô tô
Trường Hải (Thaco) nhìn nhận các
chính sách hỗ trợ của Chính phủ hỗ
trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp
(DN) sản xuất, lắp ráp trong nước
vượt qua khó khăn do ảnh hưởng
của dịch COVID-19. Chẳng hạn, từ
ngày 10-7, thuế nhập khẩu ưu đãi áp
dụng mức 0% đối với nguyên liệu,
vật tư, linh kiện… trong nước chưa
Sốt ruột chờ được mua ô tô
miễn thuế, giảm phí
Để kích cầu được thị trường ô tô thì các hãng xe, đại lý phải giảmgiá thực sự, tăng ưu đãi cho khách hàng.
Việc giảmphí trước bạ không giúp giảmgiá xe ô tô nhưng giảmcác chi phí để xe lăn bánh.
Trong ảnh: Khách hàng đang tìmmua xe. Ảnh: QUANGHUY
sản xuất được.
“Việc gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt cũnggiúp chúng tôi giảmđược áp
lực nguồn vốn, giúp DN tái sản xuất.
Việc giảm giá thành sản xuất sẽ giúp
DN có thể giảm giá sản phẩm trong
thời gian tới” - đại diện Thaco nói.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn
Minh Đồng, việc áp dụng chính
sách nhập khẩu linh kiện về 0% sẽ
giúp DN sản xuất ô tô trong nước
có cơ hội cạnh tranh cùng các loại
xe nhập khẩu, đặc biệt xe nhập từ
thị trườngASEAN. Tuy nhiên, DN
và các đại lý cần chia sẻ lợi ích này
cho người tiêu dùng.
“Nếu được miễn thuế, giảm phí
trước bạ mà nhà sản xuất lại tăng
giá bán lên thì cũng bằng nhau.
Mặt khác, nếu các đại lý cắt giảm
chương trình ưu đãi, cắt giảm phụ
kiện, nội thất theo xe… thì khách
hàng sẽ quay lưng với xe sản xuất,
lắp ráp trong nước và chuyển sang
mua xe nhập khẩu để được hưởng
chính sách khuyến mãi hấp dẫn
hơn” - ông Đồng cảnh báo.
Trong khi đó, đại diện một hãng
ô tô lắp ráp trong nước thì bày tỏ
giảm phí trước bạ là chính sách hay
nhưng chưa biết khi nào áp dụng
trên thực tế nên rất sốt ruột. Bên
cạnh đó, chính sách giảm phí trước
bạ chỉ thực hiện trong năm 2020.
Như vậy, nếu như quy định hướng
dẫn chi tiết chậm ban hành thì thời
gian thực hiện còn lại không nhiều.
Điều này dẫn đến cả người dân
lẫn DN và nền kinh tế đều không
được hưởng lợi bao nhiêu, hiệu quả
của chính sách không cao. Do vậy,
vị đại diện công ty trên đề nghị các
cơ quan chức năng cần ra văn bản
kịp thời để chính sách nhanh chóng
áp dụng vào thực tế.•
Dù có hàng loạt chính
sách hỗ trợ xe sản xuất,
lắp ráp trong nước thì
điều quan trọng nhất
vẫn là phải nhanh chóng
áp dụng vào thực tế.
Ngày 5-6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã
tổ chức họp báo thông tin hoạt động NH sáu tháng đầu
năm, định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt
động NH thời gian tới. NHNN nhận định mặt bằng lãi
suất thị trường có xu hướng giảm so với đầu năm.
Theo đó, hệ thống các tổ chức tín dụng đã tích cực
triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ người dân,
doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với lãi
suất cho vay giảm mạnh 0,5%-2,5%/năm. Thậm chí có
NH thương mại giảm lãi suất cho vay tới 3%-4%/năm.
Tuy nhiên, dưới tác động của dịch COVID-19, do cầu
tín dụng tăng thấp, đến ngày 29-5, tín dụng chỉ tăng
1,96% so với cuối năm 2019.
NHNN cũng cho hay đến nay đã cơ cấu lại thời hạn trả
nợ cho gần 224.000 khách hàng với dư nợ gần 152.000 tỉ
đồng; đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 326.000 khách
hàng với dư nợ trên 1,14 triệu tỉ đồng; cho vay mới lãi
suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23-1 đến nay đạt
trên 767.000 tỉ đồng cho hơn 196.000 khách hàng với lãi
suất thấp hơn phổ biến 0,5%-2,5% so với trước dịch.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết cơ
quan này tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động,
linh hoạt phối hợp hài hòa với các chính sách kinh tế vĩ
mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô,
thị trường tiền tệ, ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế. Bám
sát diễn biến dịch bệnh để điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng đối
với tổ chức tín dụng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu
vốn của nền kinh tế; đảm bảo hài hòa mục tiêu kiểm soát
lạm phát và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
“NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng quyết
liệt tổ chức triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Đơn cử như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, tiết
giảm chi phí hoạt động để dành nguồn lực cho vay mới với
lãi suất ưu đãi hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vượt
qua khó khăn” - bà Hồng nhấn mạnh.
PV
Tíndụng tăng trưởng thấpdoảnhhưởngdịchCOVID-19
Cố gắng trình Thủ tướng sớm nhất
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải
pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Trong đó, đáng
chú ý nhất là Chính phủ quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký
ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích
tiêu dùng trong nước.
Bên cạnh đó, gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô
sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đối với các khoản phải nộp phát sinh từ
tháng 3-2020; thời gian gia hạn không muộn hơn thời điểm 31-12-2020;
nghiên cứu sửa đổi quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt để hỗ trợ phát triển
sản xuất trong nước…
Tuy nhiên, nghị quyết này chưa ấn định rõ thời gian áp dụng việc giảm
phí trước bạ. Tại họp báo Chính phủ chiều 2-6 vừa qua, bà Vũ Thị Mai, Thứ
trưởng Tài chính, cho biết nghị định này sẽ được ban hành theo trình tự
rút gọn, hồ sơ dự thảo đã hoàn thành, đang lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ
Tài chính. Sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến BộTư pháp, BộTài chính sẽ trình
xin ý kiến Chính phủ.
“Do được thực hiện theo thủ tục rút gọn nên Bộ Tài chính sẽ cố gắng tối
đa để trình Thủ tướng sớm nhất văn bản này” - bà Mai khẳng định.
Một số đại lý bất ngờ tăng giá bán ô tô
Dù có hàng loạt chính sách hỗ trợ xe sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng
nhiều ý kiến cho rằng để kích cầu được thị trường ô tô thì các hãng xe, đại
lý phải giảm giá thực sự, tăng ưu đãi cho khách hàng. Tuy nhiên, một số
đại lý lại bắt đầu tăng giá xe so với thời điểm trước đó. Đơn cử như mẫu
Hyundai SantaFe tăng đến 30 triệu đồng.
Còn một số dòng xe nhập khẩu lại bắt đầu khan hiếm hàng. Khi PV gọi
đến đại lý Ford Phú Mỹ, một nhân viên bán hàng ở đây cho hay do ảnh
hưởng của dịch COVID-19 nên nhà sản xuất xe tại Thái Lan tạm thời đóng
cửa dẫn đến nguồn cung thiếu hụt. Hiện tại, đại lý chỉ còn hai chiếc Ford
Ranger. Tương tự, một số dòng xe nhưMitsubishi Xpander, Suzuki Ertiga…
cũng không đủ để cung cấp cho khách hàng.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook