125-2020 - page 13

13
sinh dễ, ai thích cũng vào
được nhưng làm sao đào tạo
ra những KTS thực sự, việc
đào tạo làng nhàng kiểu sao
cũng được thì đâu cần phân
ngành kiến trúc.
Về vấn đề này, PGS-TS-
KTS Lê Văn Thương, Hiệu
trưởng Trường ĐH Kiến trúc
TP.HCM, cho rằng năng
khiếu hội họa là yếu tố quan
trọng để chọn được người có
khả năng sáng tạo, thể hiện
được ý tưởng chuyển họa.
Tuy nhiên, ngày nay công
nghệ kỹ thuật phát triển, có
nhiều cách để đánh giá năng
khiếu này, ngoài vẽ tay thì
có thể đánh giá khả năng
vẽ máy qua công nghệ, tùy
cách của mỗi trường đặt ra.
“Đã là kiến trúc thì phải
có khả năng hội họa, không
vẽ tay cũng phải vẽ máy.
Đây là cơ sở để đánh giá
người có khả năng, có đầu
PHẠMANH
T
rường Đại học (ĐH)
Bách khoa (ĐH Quốc
gia TP.HCM) vừa công
bố phương án tuyển sinh dự
kiến năm 2020 cho hệ ĐH
chính quy. Điểm mới đáng
chú ý là việc dự kiến bỏ kỳ
thi năng khiếu (vẽ mỹ thuật)
trong tuyển sinh đầu vào của
ngànhkiến trúcgâynhiều tranh
cãi trong giới chuyên môn.
Bỏ thi năng khiếu,
chỉ xét tuyển môn
văn hóa
Theo phương án tuyển sinh
dựkiến, năm2020TrườngĐH
Bách khoa tuyển 75 chỉ tiêu
cho ngành kiến trúc. Trường
sẽ thực hiện xét điểm kỳ thi
tốt nghiệp THPT theo hai
tổ hợp A01 (toán, lý, Anh),
C01 (toán, văn, lý).
Đây là năm đầu tiên trường
bỏ thi năng khiếu đầu vào
cho ngành này. Trường cũng
không lấy kết quả thi môn vẽ
của trường khác để xét tuyển.
Bên cạnh đó, cũng như
các ngành khác, trường còn
dành chỉ tiêu xét tuyển bằng
phương thức khác cho ngành
kiến trúc như xét điểm thi
đánh giá năng lực và ưu tiên
xét tuyển theo quy định của
ĐH Quốc gia TP.HCM, xét
tuyển thẳng.
Lý giải về điểmmới khi bỏ
thi năng khiếu, PGS-TS Bùi
Hoài Thắng, Trưởng phòng
Đào tạo của trường, cho rằng
ngay từ khi xây dựng ngành
kiến trúc ở trường, phần thi
năng khiếu đã được xác định
là năng khiếu vẽ đầu tượng.
Khi cải tiến tuyển sinh dần
dần, phần thi vẽ được giảm
tỉ lệ (trong bài thi năng khiếu
vẽ) và chuyển dần sang đánh
giá năng lực về góc nhìn
kiến trúc (phần thi bố cục
tạo hình).
Phía nhà trường cũng cho
rằng việc bỏ kỳ thi năng
khiếu này nhằm tạo thêm cơ
hội cho các thí sinh đam mê
kiến trúc nhưng chưa có cơ
hội học vẽ ở bậc phổ thông.
Khi trúng tuyển, thí sinh sẽ
được kiểm tra đánh giá năng
lực kiến trúc để bố trí học
tập cho phù hợp.
Được biết ngành kiến
trúc thuộc khoa Kỹ thuật
xây dựng và đào tạo một
chuyên ngành về kiến trúc
dân dụng và công nghiệp.
Thời gian đào tạo 4,5 năm
(chín học kỳ) với tổng 171
tín chỉ. Sinh viên tốt nghiệp
sẽ được cấp bằng kiến trúc
sư (KTS).
Công nghệ phát triển,
bỏ thi vẽ là phù hợp?
Ngay sau khi công bố
phương án dự kiến, những
thông tin này lập tức thu hút
nhiều ý kiến trái chiều trong
giới chuyên môn.
Trên mạng xã hội, nhiều
ý kiến cho rằng kiến trúc là
ngành có sự kết hợp giữa
khoa học kỹ thuật và nghệ
thuật. Có tố chất kỹ thuật
và nghệ thuật mới có thể trở
thành một KTS giỏi. Tuyển
sinh đầu vào cũng vậy, nó
thể hiện qua môn toán, vật
lý và môn vẽ. Nếu bỏ năng
khiếu vẽ thì có thể tuyển
Sinh viên TrườngĐHVăn Lang trongmột giờ học vẽmỹ thuật. Ảnh: LÊMY
Đã là kiến trúc thì
phải có khả năng
hội họa, không vẽ
tay cũng phải vẽ
máy. Đây là cơ sở để
đánh giá người có
khả năng, có đầu óc
sáng tạo và là năng
lực thể hiện ý tưởng
của họ.
Đời sống xã hội -
ThứBảy6-6-2020
Tranh cãi bỏ
thi năng khiếu
trong tuyển sinh
kiến trúc
Theo nhà trường, việc bỏ thi năng khiếu để tạo điều
kiện học tập cho nhiều thí sinh đammê kiến trúc
nhưng chưa có cơ hội học vẽ ở bậc phổ thông.
óc sáng tạo và là năng lực
thể hiện ý tưởng của họ. Nó
giúp người thực hiện ý tưởng
dễ dàng, thuận lợi hơn, còn
không sẽ gặp rất nhiều khó
khăn” - PGS-TS-KTS Lê
Văn Thương nói.
Đồng tình với thay đổi
này, KTS Khương VănMười
(Phó Chủ tịch Hội KTS Việt
Nam) cho rằng theo đề tài
nghiên cứu về đào tạo KTS
ở các nước Đông NamÁ của
một KTS người Nhật Bản,
hiện nay chỉ có ở Việt Nam
mới có thi năng khiếu vào
ngành kiến trúc.
Theo KTS Mười, ngày
xưa phải vẽ bằng tay nên
đòi hỏi năng khiếu vẽ nhiều
hơn. Nhưng ngày nay, công
nghệ hỗ trợ rất nhiều, có
nhiều phần mềm thể hiện
thay thế được, chỉ cần bấm
chuột là có tất cả.
“Kiến trúc mới bây giờ
đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật
và mỹ thuật nhiều. Nên với
một KTS, ngoài năng khiếu
cần phải có công nghệ thông
tin và tư duy sáng tạo. Tất
nhiên, KTS có năng khiếu
thì vẫn thuận lợi hơn, nhìn
nhận vấn đề trên hình vẽ
nhanh hơn nhưng không
phải yếu tố quyết định. Do
đó, việc bỏ thi năng khiếu
cũng là một đổi mới cho
phù hợp” - KTS Mười nói.
Ngoài ra, theo KTS Mười,
việc xét tuyển bổ sung môn
văn cũng là cần thiết. Bởi
một KTS giỏi vẽ mà không
biết nói, không biết truyền
tải ý tưởng đó thì cũng
không được.
KTS Khương Văn Mười
cũng cho rằng việc đổi mới
này cũng là tạo cơ hội, môi
trường và điều kiện học tập
cho tất cả các em. Bởi có
những em muốn học nhưng
có thể do năng lực, hoàn
cảnh... khiến các em chưa
phát triển được.
“Nếu các em muốn thì các
em cứ được học, trường có
thể đào tạo theo khả năng
của mỗi người. Các em học
giỏi, phát huy được khả năng
thì trở thành KTS, còn nếu
học không tốt thì có thể trở
thành KTS thiết kế thôi. Một
nhà thiết kế giỏi chưa chắc
đã thua KTS” - KTS Mười
chia sẻ.•
Trên cả nước hiện nay có hơn 10 trường
ĐHđào tạo ngành kiến trúc.Trong tổ hợp xét
tuyển đầu vào luôn có môn năng khiếu vẽ.
Năm 2020, Trường ĐH Kiến trúc
TP.HCM
đào tạo 15 ngành, trong đó có
11 ngành tuyển sinh đều yêu cầu thi môn
năng khiếu. Nếu xét tuyển thẳng, đối với
các ngành năng khiếu, chỉ xét tuyển thí
sinh có điểm môn năng khiếu do trường
tổ chức thi năm 2020, có kết quả thi từ 5
điểm trở lên. Nếu xét học bạ, điểm thi vẽ
sẽ nhân 1,5 khi tính điểm.
TrườngĐHBáchkhoaĐàNẵng
tuyển100
chỉ tiêu chung cho nhóm ngành kiến trúc.
Trường tuyển ngành này theo hai phương
thức với ba tổ hợp, trong đó trường sẽ ưu
tiên điểm thi môn vẽ nghệ thuật (vẽ, toán,
vật lý), (vẽ, toán, tiếng Anh), (vẽ, toán, ngữ
văn). Với xét học bạ, trường yêu cầu các
môn trong tổ hợp (như trên) phải trên 18
điểm và không có môn nào dưới 5 điểm.
Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
năm 2020
tuyển 600 chỉ tiêu cho nhóm ngành kiến
trúc. Đặc biệt, nhóm ngành này tuyển sinh
theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt
nghiệp THPT kết hợp thi tuyển năng khiếu.
Ngày 5-6, thông tin từ Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo
quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết vừa
có thêm năm bệnh nhân (BN) được công bố khỏi bệnh.
Trong đó, ba BN điều trị tại Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt
đới trung ương, hai BN điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới
Hải Dương.
Ba BN tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương là BN293
(30 tuổi, nam, quốc tịch Việt Nam), BN302 (25 tuổi,
nam, quốc tịch Việt Nam) và BN320 (29 tuổi, nam, quốc
tịch Việt Nam). Các BN này đều từ Nga về, vào viện
ngày 18-5, đã có hai lần cho kết quả xét nghiệm âm tính
với SARS-CoV-2. Hai BN tại BV Bệnh nhiệt đới Hải
Dương là BN314 (62 tuổi, nữ, quốc tịch Việt Nam) vào
viện ngày 16-5, BN325 (34 tuổi, nữ, quốc tịch Việt Nam)
vào viện ngày 24-5. Quá trình điều trị tại BV, các BN có
ba lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (lần 1 vào
ngày 28-5, lần 2 vào ngày 31-5 và lần 3 vào ngày 3-6).
Hiện sức khỏe các BN ổn định, không sốt, không ho,
không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh, tiếp tục
được cách ly theo dõi 14 ngày tiếp theo. Như vậy, cả
nước đã có 307/328 ca nhiễm được chữa khỏi, còn 28
BN đang được điều trị tại các cơ sở y tế, đa số sức khỏe
ổn định. 50 ngày qua không có ca lây nhiễm trong cộng
đồng, 188 ca nhiễm nhập cảnh đều được cách ly ngay.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19
cũng khuyến cáo người dân cần thực hiện năm biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới
như: vệ sinh tay; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi; giữ
khoảng cách tối thiểu 1 m; thường xuyên làm sạch và
khử trùng các vật, bề mặt hay được chạm vào; hạn chế ở
những không gian kín hoặc nơi đông người.
HÀ PHƯỢNG
Thêm5bệnhnhânCOVID-19được côngbốkhỏi bệnh
Ba bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh tại
BV Bệnh nhiệt đới trung ương ngày 5-6. Ảnh: PHẠMHẰNG
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook