125-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy6-6-2020
Biển Đông: Đừng chỉ nghĩ về
xung đột Mỹ - Trung
Căng thẳng BiểnĐông gần đây khiến dư luận chú ý đến quan hệMỹ - Trung Quốc đang leo thang.
Tuy nhiên, BiểnĐông là chuyện giữa Trung Quốc và rất nhiều nước khác.
ĐỖTHIỆN
V
ài ngày trôi qua kể từ
khi Mỹ gửi công thư
lên Liên Hợp Quốc
(LHQ) phản đối yêu sách
của Trung Quốc (TQ), dư
luận vẫn quan tâm liệu sau
“nước cờ” pháp lý này, Mỹ
sẽ làm gì để đối trọng hiệu
quả các bước leo thang nguy
hiểm của Bắc Kinh. Ông
Gregory B. Poling, Giám đốc
của Sáng kiến Minh bạch
Hàng hải châu Á (AMTI),
nhận định dù công thư có
ý nghĩa đối với chiến lược
của Mỹ nhưng vẫn còn nhiều
việc không chỉ Wasington
mà các quốc gia khác phải
cùng nhau thực hiện.
Hạn chế trong
hợp tác giữa Mỹ
với các nước
Mỹ gửi công thư yêu cầu
tổng thư ký LHQ lưu và
chuyển công thư này đến
các nước thành viên Đại hội
đồng và cả Hội đồng Bảo
an. Theo ông Poling, đây là
một phần trong chiến lược
lớn hơn của Bộ Ngoại giao
Mỹ. Mục tiêu của Bộ Ngoại
giao Mỹ là gia tăng sự chú
ý đối với các yêu sách của
TQ, qua đó đảm bảo sự hỗ
trợ của Mỹ với các quốc
gia tại khu vực Biển Đông
sau khoảng thời gian họ gần
như lơ là vấn đề này, từ năm
2017 đến 2019.
Việc đệ trình công thư
lên LHQ phản đối yêu sách
của TQ cũng là chỉ dấu cho
thấy Mỹ không công nhận
các khái niệm mang tính
pháp lý mà Bắc Kinh đưa ra
liên quan đến các quần đảo
ngoài khơi và các đường cơ
sở thẳng. Mỹ không ngừng
tuyên bố các lập trường phản
đối mang tính pháp lý như
vậy đối với TQ mỗi khi các
yêu sách của Bắc Kinh được
mở rộng và công khai. Ví
dụ, Bộ Ngoại giao Mỹ từng
công bố nghiên cứu những
giới hạn trên biển liên quan
đường chín đoạn năm 2013,
hay gửi công hàm năm 2016
để phản đối Sách Trắng của
Bộ Ngoại giao TQ về vấn đề
Biển Đông.
Trước đó, năm 1996, Bộ
Ngoại giao Mỹ cũng công
bố công trình nghiên cứu về
tuyên bố đường cơ sở thẳng
của TQ tại Biển Đông. Trong
công trình này, Bộ Ngoại
giao Mỹ cho rằng quần đảo
Hoàng Sa (của Việt Nam
nhưng bị TQ chiếm đóng
trái phép) không thỏa mãn
các điều kiện tại Điều 7 của
Công ước LHQ về Luật Biển
năm 1982 (UNCLOS) để
được quyền vạch đường cơ
sở thẳng hợp pháp.
Dù công nhận những giá
trị nhất định và cần thiết của
công thư từ Mỹ, chuyên gia
Poling cũng nhấn mạnh rằng
đây chỉ là một phần nhỏ của
một chiến lược lớn hơn, tức
Washington cần phải làm
nhiều việc khác để có thể đối
trọng TQ.
“Còn rất nhiều thứ phải
làm để bảo vệ tự do trên
biển, không chỉ của Mỹ mà
còn các đối tác của họ tại
Đông Nam Á” - chuyên gia
Poling khẳng định. Vị này
gợi ý Nhà Trắng cần phải
đảm bảo một chiến lược
quyết liệt hơn nữa để buộc
TQ phải trả giá về ngoại
giao lẫn kinh tế, từ đó mới
có thể buộc Bắc Kinh “suy
nghĩ lại những hành xử của
họ”. Điều này có thể xảy
ra nếu Mỹ hợp tác với một
loạt quốc gia khác có cùng
quan điểm hay chí hướng.
Đây cũng chính là điều mà
Washington đang gặp hạn
chế nhiều nhất hiện nay, bởi
Mỹ chưa sẵn sàng phối hợp
một cách hiệu quả với các
đối tác lẫn các đồng minh.
Thúc đẩy quốc tế
lên tiếng
Công thư vừa qua chứa
đựng thông điệp khá rõ
ràng: (i) Các yêu sách của
TQ là phi pháp và nguy
hiểm; (ii) Mỹ ủng hộ các
quốc gia thượng tôn pháp
luật, trong đó có các nước
Đông Nam Á. Nhiều học
giả quốc tế, trong đó có
chuyên gia Poling cho rằng
các đồng minh của Mỹ như
EU, Nhật Bản, Úc… nên có
những động thái tương tự để
ủng hộ lập trường và thông
điệp của Washington. Chiều
ngược lại, Mỹ cũng cần chủ
động để lập trường và thông
điệp của họ tại LHQ được
chấp nhận rộng rãi và cộng
hưởng sự lan tỏa.
“Tất cả các nước có cùng
lập trường nên có hành động
phản đối rõ ràng đối với các
yêu sách của TQ, cũng như
bày tỏ công khai sự ủng hộ
đối với phán quyết của Tòa
Trọng tài năm 2016. Nếu
không làm như vậy, TQ sẽ
giả vờ như chỉ có mỗi Mỹ
phản đối các yêu sách của
Bắc Kinh, đồng thời cáo
DùMỹ gia tăng can dự vào BiểnĐông nhưng nơi này làmột vấn đề cần đến sự thamgia của
cộng đồng quốc tếmới mong đối trọng được TrungQuốc. Trong ảnh: Máy bay E-2CHawkeye
khởi động trên tàu sân bay USS GeorgeWashington củaMỹ. Ảnh: USNAVY
Các cường quốc sẽ ủng hộ Mỹ
Nhận định về công thư của Mỹ gửi lên LHQ, bà
Bonnie Glaser, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận xét Mỹ đã cố gắng
tăng áp lực lên TQ và kêu gọi cộng đồng quốc tế
chú ý hơn đến hành xử của TQ ở Biển Đông. Ngoại
trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thường xuyên đưa ra
vấn đề này trong các tuyên bố cũng như các cuộc
phỏng vấn trước công luận.
Thông qua các hành động và lời nói, Mỹ đang
tìm cách ngăn chặn TQ tăng cường kiểm soát Biển
Đông. Washington cũng tạo điều kiện để các nước
khác trong khu vực thực hiện các quyền hợp pháp
để khai thác tài nguyên thuộc vùng đặc quyền
kinh tế của các nước. Nỗ lực này của Mỹ chắc chắn
sẽ được ủng hộ bằng các tuyên bố và hành động
tương tự từ các cường quốc khác. Đáng chú ý là
hải quân của nhiều quốc gia khác đang đến tuần
tra và tập trận ở Biển Đông để thể hiện sự ủng hộ
cho tự do hàng hải.
Không tham gia
UNCLOS, cam kết Mỹ
vẫn có giá trị
Một trong những khó khăn
khác củaMỹ chính là việc nước
này chưa tham gia UNCLOS.
Chính vì vậy, quyền của Mỹ
trong việc tiếp cận và sử dụng
các quy định của UNCLOS đối
với TQ chắc chắn sẽ có những
hạn chế so với các nước thành
viênCôngước.“Thất bại củaMỹ
trong việc phê chuẩn UNCLOS
đã làm yếu đi lập trường của
họ, đồng thời trao cho TQmột
lợi thế khi nói về vấn đề này”
- chuyên gia Poling nhận xét.
Tuy nhiên, người đứng đầu
AMTI lưu ý rằng hạn chế này
của Mỹ không làm thay đổi
những lập trường mang tính
pháp lý của họ về yêu sách
của TQ ở Biển Đông được đề
cập trong công thư. Mỹ từ thời
chínhquyềnTổngthốngRonald
Reagan đã nói rằng UNCLOS
là một pháp điển hóa luật tập
quán quốc tế. Vì vậy, Mỹ chấp
nhận công ước này. Các tòa án
quốc tế đều đồng thuận rằng
hầu hết các nội dung quy định
trong UNCLOS hiện nay là luật
tập quán. Mỹ hiện nay cũng bị
công ước này ràng buộc như
các quốc gia khác.
Tiêu điểm
“Không có siêu
cường nào sẽ mạo
hiểm tiến hành một
cuộc chiến tranh
toàn diện ở
Biển Đông.”
Ông
Gregory B. Poling
,
Giám đốc của Sáng kiến
Minh bạch Hàng hải châu Á
của AMTI nói thêm, bốn
năm trôi qua kể từ khi có
phán quyết của Tòa Trọng
tài, chỉ có Mỹ và một số
quốc gia như Nhật Bản, Úc,
Canada, New Zealand, Anh,
Philippines… lên tiếng một
cách rõ ràng để yêu cầu TQ
tuân thủ phán quyết.
Rất có thể trong thời gian
tới Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy
các biện pháp ngoại giao,
dưới sự hỗ trợ của hợp
tác kinh tế, an ninh - quốc
phòng, để các quốc gia có
cùng chí hướng sẽ mạnh mẽ
lên tiếng phản đối yêu sách
TQ. Lợi thế của Mỹ chính
là nguồn lực và uy tín của
một siêu cường, có vai trò
chủ chốt tại LHQ. Thuyết
phục được nhiều nước tham
gia, Mỹ sẽ tạo ra sức ép dư
luận nặng ký hơn, buộc TQ
phải “suy nghĩ và hành động
thận trọng”.
Đông Nam Á:
Đừng xem Biển Đông
là chuyện Mỹ -
Trung Quốc
Chuyên gia Poling cũng
lưu ý thêm rằng các quốc
gia Đông Nam Á đừng nhìn
vào vấn đề Biển Đông như
một xung đột giữa Mỹ và
TQ. Việc suy nghĩ theo
hướng mâu thuẫn Mỹ - TQ
tại khu vực có thể dẫn đến
xung đột vũ trang, từ đó tính
toán chiến lược theo hướng
trông chờ hay dựa dẫm vào
Mỹ để giải quyết vấn đề Biển
Đông là sai lầm.
“Biển Đông là vấn đề giữa
TQ và cộng đồng quốc tế
(chứ không phải giữa Mỹ
và TQ). Nếu các nước khác
xem đó chỉ là chuyện của
Mỹ và TQ và chờ Mỹ giải
quyết giúp cho họ thì họ
đang giúp cho chiến lược
của TQ được thực hiện
thành công. Bởi lẽ, không
có bất kỳ siêu cường nào
sẽ mạo hiểm tiến hành một
cuộc chiến tranh toàn diện
ở Biển Đông” - chuyên gia
Poling nói.
Giới học giả quốc tế cũng
đồng thuận rằng nếu có
chiến tranh, cả Mỹ và TQ
đều phải “trả giá đắt” trong
khi lợi ích cốt lõi chưa chắc
có thể đảm bảo. Vì vậy TQ
đang duy trì “vùng xám”,
tức hành xử dưới mức chiến
tranh. Ông Poling lý giải hiện
TQ đang tiến hành chiến
lược cưỡng ép và bắt nạt
mà không dùng lực lượng
quân sự. Mỹ đang đối phó
với chiến lược ấy bằng một
chiến dịch tập trung thúc
đẩy năng lực đảm bảo an
ninh hàng hải tại khu vực,
đồng thời gia tăng áp lực
ngoại giao đối với TQ.
“Điều đáng nói là TQ có
thể tự vận hành chiến lược
(vùng xám) của họ trong
khi chiến lược của Mỹ chỉ
có thể thành công khi một
nhóm nhiều quốc gia cùng
tham gia, đặc biệt là những
nước Đông Nam Á có yêu
sách ở Biển Đông” - chuyên
gia Poling kết luận.•
buộc Mỹ là nước gây rối ở
khu vực” - chuyên gia Poling
nhận định. Vị chuyên gia
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook