134-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư17-6-2020
CHÂNLUẬN
S
áng 16-6, Ủy ban Tư pháp
(UBTP) của Quốc hội (QH)
đã họp phiên toàn thể để thảo
luận về vụ án Hồ Duy Hải.
Ủy ban Tư pháp sẽ có
quan điểm chính thức
Theo tìm hiểu của PV, các thành
viên của UBTP đã xem xét lại các
vấn đề của vụ án, từ điều tra, truy
tố đến xét xử, đặc biệt là quyết định
giám đốc thẩm hồi tháng 5 vừa qua
của Hội đồngThẩmphánTANDTối
cao. Đối với phán quyết giám đốc
thẩm, UBTP đã thảo luận về tính
đúng đắn, tính phù hợp pháp luật.
Phiên họp của UBTP diễn ra sau
khi có kiến nghị của gia đình Hồ
Duy Hải, của các đại biểu (ĐB) QH
như Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh
Vân, Trương Trọng Nghĩa và Đoàn
ĐBQHTPĐà Nẵng
.
Đặc biệt, Đoàn
ĐBQH TP Đà Nẵng kiến nghị mở
phiên họp toàn thể. Điều này cũng
phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn
của UBTP.
Được biết, sau phiên họp này,
UBTP sẽ có báo cáo gửi các cấp có
thẩm quyền. Chính vì vậy, UBTP sẽ
phải có quan điểm, chính kiến về
vụ án này sau khi tổng hợp ý kiến
các thành viên của ủy ban theo đúng
chức năng chuyên môn.
Không đưa nhiều lời khai
vào hồ sơ vụ án
Nguồn tin riêng của
Pháp Luật
TP.HCM
cho hay: Phiên họp toàn
thể của UBTP về vụ Hồ Duy Hải
đã có những điểm chung giữa các
thành viên.
Có nhiều thành viên UBTP nhận
định rằng kháng nghị của VKSND
Tối cao không đề cập việc Hồ Duy
Hải có oan hay không oan, mà chỉ
kháng nghị về những vi phạmtố tụng.
Chẳng hạn như có việc bỏ sót những
chứng cứ vụ án, chậm trưng cầu giám
định vết máu, không đưa một số lời
khai của Hồ Duy Hải và người làm
chứng vào hồ sơ vụ án, dẫn đến sai
lầm trong việc giải quyết vụ án.
Cụ thể, có những vật chứng có
Thông tin phiên họp Ủy ban
Tư pháp vụ Hồ Duy Hải
Sau phiên họp, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sẽ có báo cáo, thammưu cho các cấp có thẩmquyền
theo đúng chức năng chuyênmôn.
Phiên xử giámđốc thẩmvụHồDuy Hải. Ảnh: TTXVN
thể mang dấu vết tội phạm nhưng
không được thu thập, có chụp ảnh
nhưng không lưu giữ, một điều tra
viên cùng lúc vừa khám nghiệm tử
thi, vừa khám nghiệm hiện trường.
Đặc biệt, có cả việcmột số biên bản
nhậndạngkhôngcóngười chứngkiến;
một số biên bản ghi lời khai, hỏi cung
có sửa chữa nhưng người khai không
xác nhận; lời khai đầu tiên của bị cáo
không nhận tội thì không đưa vào hồ
sơ vụ án cũng như không có trong hồ
sơ lưu trữ của cơ quan điều tra.
Nhân chứng đầu tiên phát hiện ra
vụ án không được lấy lời khai, các
dấu vân tay tại hiện trường chưa
được xác định; mâu thuẫn trong
lời khai, chứng cứ, dấu vết chưa
được làm rõ…
Mặt khác, đa số thành viên UBTP
cũng đồng tình rằng trong bối cảnh
hiện nay, việc kiến nghị lên các cấp
thẩm quyền xem xét lại bản án giám
đốc thẩm là cần thiết. Điều này là
phù hợp với quy định tại Điều 404
BLTTHS 2015.•
Lời khai đầu tiên của bị
cáo không nhận tội thì
không đưa vào hồ sơ vụ án
cũng như không có trong
hồ sơ lưu trữ của cơ quan
điều tra.
Vài nét về phiên họp Ủy ban Tư pháp
Phiên họp toàn thể UBTP của QH về vụ án Hồ Duy Hải kết thúc vào
trưa 16-6. Nhiều PV đang đưa tin kỳ họp QH đợi để gặp, hỏi bà Lê Thị
Nga - Chủ nhiệm UBTP về kết quả cuộc họp. Tuy nhiên, bà Nga từ chối
trả lời phỏng vấn.
UBTP của QH có 39 ủy viên, trong đó chỉ có chín người gồmchủ nhiệm,
các phó chủ nhiệm và ủy viên thường trực, còn lại các ủy viên là ĐBQH
đang công tác trong ngành tòa án, kiểm sát, công an, tư pháp, tổ chức
hành nghề luật sư ở trung ương và địa phương.
Chia sẻ thông tin với
Pháp Luật TP.HCM
, một số ủy viên cho biết cuộc
họp rất sôi nổi. “Ủy ban có 39 người, chỉ vắng ít thôi. Ý kiến phát biểu
thì nhiều lắm. Họp từ đầu giờ sáng đến quá 12 giờ trưa mới xong. Vừa
phát biểu ý kiến, vừa lấy phiếu biểu quyết, rất dân chủ, chặt chẽ và khoa
học” - một ủy viên cho biết.
PVđặt câuhỏi liệuUBTP có tự kiếnnghị hoặc báo cáođểỦy banThường
vụ QH yêu cầu Hội đồng Thẩmphán TANDTối cao xem xét lại quyết định
giám đốc thẩm theo Điều 404 BLTTHS 2015 hay không. Một ủy viên cho
hay: “Còn phải chờ kết quả tổng hợp ý kiến và bỏ phiếu nữa. Tuy nhiên,
cảm nhận của tôi là vụ án chưa dừng lại ở đây”.
NGHĨA NHÂN
Sáng 16-6, Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội (QH)
họp phiên toàn thể để đánh giá theo thẩm quyền về kết
quả giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối
cao đối với vụ án Hồ Duy Hải.
Trước giờ phiên họp, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, Ủy
viên UBTP, đã trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
xung
quanh vụ việc này.
. Phóng viên:
Đến lúc này, UBTP đã có những hoạt
động gì liên quan đến vụ án này, thưa ông?
+ ĐBQH
Trương Trọng Nghĩa:
Khóa trước, QH có
giám sát chuyên đề về oan, sai trong tố tụng hình sự,
UBTP là bộ phận thường trực. Một số vụ việc có dấu hiệu
oan, sai được đưa vào giám sát, trong đó có vụ Hồ Duy
Hải. Ủy ban đã họp phiên toàn thể và trên cơ sở đó có
văn bản kiến nghị chánh án TAND Tối cao, viện trưởng
VKSND Tối cao kháng nghị.
Vụ án Hồ Duy Hải nay có diễn biến mới từ kết quả xử
giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao,
thấy còn nhiều vấn đề có ý kiến khác nhau nên UBTP tiếp
tục họp để đánh giá…
. Được biết Ban Nội chính Trung ương cũng được giao
chủ trì nghe các ban cán sự đảng, đảng đoàn của các cơ
quan tố tụng trung ương, của QH báo cáo vụ này. Vậy có
mối liên hệ nào với cuộc họp toàn thể của UBTP không?
+ Theo tôi hiểu, vụ việc mà dư luận quan tâm, bản thân
các cơ quan tố tụng, cơ quan giám sát về tư pháp có ý
kiến khác nhau như thế này thì Đảng quan tâm, yêu cầu
báo cáo là bình thường và cần thiết.
Còn về mặt pháp lý, UBTP họp toàn thể, xem xét vụ án Hồ
Duy Hải dù đã được Hội đồng Thẩm phán TANDTối cao giám
đốc thẩm là theo đúng thẩm quyền. Đảng đoàn QH cũng có thể
báo cáo cấp có thẩm quyền của Đảng về kết quả cuộc họp này.
. BLTTHS 2015 bổ sung một thủ tục đặc biệt để Ủy ban
Thường vụ QH có thể yêu cầu, UBTP, chánh án TAND Tối
cao, viện trưởng VKSND Tối cao kiến nghị xem xét lại
bản án đã được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét
xử. Vậy cuộc họp này của UBTP có nằm trong tiến trình
dẫn tới thủ tục đặc biệt ấy?
+ Cũng chưa biết được. Tôi đoán cuộc họp này là theo
yêu cầu của Ủy ban Thường vụ QH. Vì hôm họp báo giới
thiệu kỳ họp QH này, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc
cho biết Ủy ban Thường vụ QH đang chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn xem xét.
. Quan sát các vụ án oan, sai mà UBTP từng có ý kiến thì chủ
yếu là có dấu hiệu ngoại phạm rõ ràng. Còn với vụ Hồ Duy Hải,
cơ quan giám sát tư pháp chỉ đặt vấn đề là vi phạm tố tụng?
+ Đúng là có điểm khác biệt trong vụ án này với các
vụ án oan trước đây. Tôi nghĩ một sức ép như vậy là cần
thiết. Vì thủ tục tố tụng sinh ra chính là để bảo vệ quyền
con người, để xét xử đúng người, đúng tội.
Hiến pháp 2013, BLTTHS 2015 đều có các điều chỉnh,
sửa đổi theo hướng đòi hỏi cao hơn về chuẩn mực tố tụng,
chống oan sai. Người bị buộc tội phải được mặc định là
vô tội. Cơ quan tố tụng phải thu thập chứng cứ một cách
đầy đủ, khách quan, đúng quy định đến mức không còn
một nghi ngờ hợp lý nào nữa.
Theo dõi vụ án Hồ Duy Hải thì tôi thấy chưa đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn ấy.
. Có thể đoán là 17 vị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối
cao có niềm tin nội tâm rất lớn khi biểu quyết về vụ án tại
phiên giám đốc thẩm. Nay, nếu phải lật lại vụ án này thì
ông nghĩ liệu có dẫn tới giằng co tâm lý nào hay không?
+ Nghề nào cũng có “niềm tin nội tâm” cả nhưng niềm tin đó
ở từng cơ quan tố tụng, từng giai đoạn tố tụng là khác nhau. Xét
xử là khâu cuối cùng, đánh giá lại kết quả của cả quá trình điều
tra, truy tố, thẩm phán phải đạt tới là chỉ theo pháp luật và chứng
cứ. Người thẩm phán chỉ nhẹ nhõm, ngủ ngon giấc khi phán
quyết của mình là đúng pháp luật, chứng cứ đầy đủ, chặt chẽ.
Cải cách tư pháp đang chuyển sang giai đoạn mới.
Cần chấp nhận bỏ lọt nếu điều tra, truy tố mà không tới,
không đạt. Tòa án cần tuyên không đủ chứng cứ phạm tội,
chứ không nên điệp khúc trả hồ sơ điều tra bổ sung theo
hướng buộc tội như thói quen.
. Xin cám ơn ông.
NGHĨA NHÂN
Tiêu điểm
Ban Nội chính Trung ương cũng đang nghiên cứu
Cùng thời điểmnày, Ban Nội chínhTrung ương cũng được giao nghiên cứu,
đánh giá để thammưu cho Ban Bí thư về hướng giải quyết vụ án Hồ Duy Hải,
vốn đang gây phản ứng khác nhau trong dư luận và các cơ quan tố tụng trung
ương, cơ quan giám sát tư pháp.
Các nguồn tin độc lập cho biết tổ chức đảng của TAND Tối cao, VKSND Tối
cao, Bộ Công an, cũng như Đảng đoànQH sẽ phải có báo cáo, nêu quan điểm.
Trên cơ sở đó, Ban Nội chính Trung ương mới có báo cáo chính thức gửi cấp
có thẩm quyền, trên cơ sở đó sẽ có định hướng cho các bước xử lý tiếp theo.
Đây là cách thức để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư
pháp trong giải quyết các vụ việc phức tạp, dư luận quan tâm.
NGHĨA NHÂN
“VụHồDuyHải cònnhiềuvấnđề có ý kiếnkhác nhau”
Trả lời báo
Pháp Luật TP.HCM
, đại biểuQuốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng vụ ánHồ Duy Hải còn nhiều vấn đề có ý kiến khác nhau
nênỦy ban Tư pháp tiếp tục họp để đánh giá…
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook