137-2020 - page 5

5
minh châu Âu (EVIPA). QH
đã dành nhiều thời gian để
bàn về các chủ trương, giải
pháp để từng bước khôi phục
nền kinh tế, kịp thời hỗ trợ
người dân và doanh nghiệp
trong bối cảnh dịch bệnh…
Chất vấn bằng văn
bản đạt chất lượng
Trước đó, phát biểu bế
mạc kỳ họp, Chủ tịch QH
Nguyễn Thị Kim Ngân đã
nhận định: Kỳ họp đã diễn
ra nghiêm túc, dân chủ, đổi
mới với tinh thần trách nhiệm
cao, chất lượng, hiệu quả và
kết thúc thành công tốt đẹp,
hoàn thành toàn bộ nội dung
chương trình đã đề ra.
Sau khi điểm qua kết quả
của kỳ họp QH, Chủ tịch QH
nêu: “Tại kỳ họp này, QH
không tiến hành chất vấn trực
tiếp tại hội trường nhưng các
vị ĐBQH vẫn tích cực thực
hiện chất vấn bằng văn bản
đến các thành viên Chính
phủ, các vị trưởng ngành về
những vấn đề mà cử tri và
nhân dân quan tâm”.
Chủ tịch QH nhận định
quyền chất vấn của ĐB vẫn
được thực hiện theo quy định
của pháp luật, phù hợp với
tình hình thực tiễn trong
điều kiện Chính phủ đang
tập trung thực hiện các giải
pháp phòng, chống dịch và
phục hồi kinh tế.
Trong những tháng còn
lại của năm 2020, Chủ tịch
QH cho là nước ta tiếp tục
phải đối mặt với những khó
khăn, thách thức rất lớn và
cũng cần phải hoàn thành rất
nhiều nhiệm vụ quan trọng.
“Vì vậy, QH đề ngh ị
Chính phủ, các cấp, các
ngành, các lực lượng vũ
trang nhân dân, cộng đồng
doanh nghiệp, các tầng lớp
nhân dân “không lơ là, chủ
quan..., đoàn kết, đồng sức,
đồng lòng, chủ động, kịp
thời ứng phó với thiên tai,
bão lũ, dịch bệnh, đưa đất
nước vượt qua giai đoạn
khó khăn” - Chủ tịch QH
Nguyễn Thị Kim Ngân.•
Thời sự -
ThứBảy20-6-2020
CHÂNLUẬN-ĐỨCMINH
C
hiều tối 19-6, Tổng thư ký
Quốc hội (QH) Nguyễn
Hạnh Phúc chủ trì buổi
họp báo về kết quả kỳ họp
thứ 9, QH khóa XIV vừa bế
mạc chiều cùng ngày.
99% ĐBQH đánh giá
cao họp trực tuyến
Trao đổi với báo chí, Tổng
thư ký QH, Chủ nhiệm Văn
phòng QH Nguyễn Hạnh
Phúc khẳng định mặc dù
là lần đầu tiên tổ chức họp
trực tuyến nhưng kết quả đạt
được rất tốt. Điều này mở
ra cơ hội để đổi mới hoạt
động của QH.
Theo ông Phúc, việc tổ
chức kỳ họp thành hai đợt
và có khoảng cách giữa hai
đợt họp đã tạo điều kiện cho
Hội đồng Dân tộc và các ủy
ban của QH nghiên cứu tiếp
thu giải trình các nội dung
trình QH thông qua. Qua lấy
ý kiến đại biểu (ĐB) QH cho
thấy có 98,8% đánh giá kết
quả tốt và nhất trí với việc
tổ chức họp trực tuyến.
Cùng với đó, trong quá
trình họp trực tuyến, mặc
dù các ĐB không họp tập
trung nhưng việc đăng ký
phát biểu, phát biểu thông
qua phần mềm rất thuận tiện,
dường như không có khoảng
cách nào giữa các ĐB.
Tổng thư ký QH Nguyễn
Hạnh Phúc cho biết kỳ họp
thứ 9 QH đã giải quyết khối
lượng công việc rất lớn với
việc thông qua 10 luật, cho
ý kiến đối với sáu dự án
luật và thông qua số lượng
nghị quyết lớn nhất là 21
nghị quyết nhưng thời gian
kỳ họp được bố trí rút ngắn
có 19 ngày.
Đặc biệt, theo ông Phúc,
nhiều nội dung QH quyết
định có ý nghĩa rất quan
trọng như nghị quyết phê
chuẩn Hiệp định Thương
mại tự do giữa CHXHCN
Việt Nam và Liên minh châu
Âu (EVFTA); nghị quyết
phê chuẩn Hiệp định Bảo
hộ đầu tư giữa một bên là
CHXHCN Việt Nam và một
bên là Liên minh châu Âu
và các nước thành viên Liên
Theo Chủ tịch QH
Nguyễn Thị Kim
Ngân, thời gian tới
chúng ta không lơ
là, không chủ quan,
đoàn kết, đồng sức,
đồng lòng, chủ động
kịp thời ứng phó với
thiên tai, bão lũ, dịch
bệnh, đưa đất nước
vượt qua khó khăn.
Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Thị KimNgân phát biểu bếmạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Ảnh: TTXVN
BẾ MẠC KỲ HỌP THỨ 9, QUỐC HỘI KHÓA XIV
Chủ tịch Quốc hội:
Chủ động vượt qua
khó khăn
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV lần đầu tiên họp trực tuyến,
không chất vấn trực tiếpmà bằng văn bản và đạt chất lượng cao.
Tăngđại biểuQuốc hội
chuyên trách lên40%
Chiều 19-6, Quốc hội (QH) đã thông qua Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức QH
với 422/451 đại biểu (ĐB) QH tham gia biểu quyết
tán thành, 19 ĐB không tán thành, 10 ĐB không
biểu quyết.
Đáng chú ý, dự luật vừa được thông qua đã nâng
số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách ít nhất là
40% tổng số ĐBQH.
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự
án luật của Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy
ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay việc tiếp
thu ý kiến của đa số ĐBQH, nâng tỉ lệ ĐBQH hoạt
động chuyên trách lên ít nhất là 40% đã thể hiện sự
cân nhắc, tính toán kỹ.
Đây là cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch,
chuẩn bị nguồn nhân sự để giới thiệu tham gia ứng
cử làm ĐBQH hoạt động chuyên trách, từ đó tăng
cường tính chuyên nghiệp, góp phần quan trọng cho
việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của QH. 
“Để bảo đảm tính khả thi của quy định này, trong
thời gian tới, đề án bầu cử ĐBQH khóa XV sẽ
cụ thể hóa các nội dung liên quan cũng như xem
xét việc bố trí hợp lý số lượng ĐBQH hoạt động
chuyên trách ở từng địa phương” - ông Tùng cho
hay.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức QH vừa được thông qua, Ủy ban Văn hóa,
Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đổi
thành Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Ủy ban Về các
vấn đề xã hội đổi thành Ủy ban Xã hội.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021,
tuy nhiên những thay đổi nói trên được thực hiện từ
nhiệm kỳ QH khóa XV.
Đ.MINH - T.PHÚ - C.LUẬN
ĐàNẵngkhông còn
HĐNDcấpquận, phường
Chưa thực hiện thí điểmdân trực tiếp
bầu chủ tịchUBND.
Chiều 19-6, với 445/451 đại biểu có mặt (chiếm
tỉ lệ 92,13%) tán thành, Quốc hội (QH) đã thông
qua nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính
quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù
phát triển TP Đà Nẵng.
Theo đó, ở cấp TP, Đà Nẵng cấu trúc chính
quyền như các tỉnh, thành khác, gồm HĐND và
UBND. Còn ở cấp quận và phường chỉ có UBND.
Việc thí điểm mô hình tổ chức chính quyền mới
này sẽ bắt đầu từ ngày 1-7-2021 cho đến khi QH
quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh
Tùng, Ủy ban Thường vụ QH đã tiếp thu ý kiến về
việc mỗi ban của HĐND Đà Nẵng có không quá
hai phó trưởng ban hoạt động chuyên trách; trưởng
ban của HĐND TP có thể là đại biểu HĐND hoạt
động chuyên trách.
Theo ông Tùng, quy định như vậy nhằm tạo sự
linh hoạt, chủ động cho địa phương trong trường
hợp cần bố trí tăng thêm số lượng đại biểu HĐND
hoạt động chuyên trách tại mỗi ban.
Về kiến nghị đổi tên UBND quận, phường thành
Ủy ban Hành chính, ông Tùng cho hay dù hoạt
động của chính quyền hai cấp này có khác biệt cơ
bản về địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức và chế độ làm
việc nhưng nếu đổi cả tên UBND khi mới thí điểm
này thì sẽ dẫn tới yêu cầu cấp, đổi các loại giấy
tờ cho cá nhân, tổ chức ở địa phương. Ngoài ra sẽ
phải sửa đổi, điều chỉnh các thông tin có liên quan
trong hệ thống dữ liệu chung của quốc gia, gây tốn
kém, khó khăn cho người dân và công tác quản lý
nhà nước.
Một số ý kiến đề nghị cho thí điểm người dân
trực tiếp bầu chủ tịch UBND để bảo đảm quyền
của người dân trong việc lựa chọn người đứng đầu
chính quyền địa phương. Ủy ban Thường vụ QH
cho rằng hình thức dân chủ trực tiếp này cần được
nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọngChủ tịch
QH nên chưa thể quy định ngay.
C.LUẬN - Đ.MINH - T.PHÚ
Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của báo chí
về vụ án Hồ Duy Hải, Tổng thư ký QHNguyễn
Hạnh Phúc cho biết: “Đây là vụ án phức tạp,
trải qua 12 năm. Sau quyết định giám đốc
thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối
cao, có nhiều ý kiến của dư luận cũng như
các ĐBQH. Ủy ban Thường vụ QH có giao
Ủy ban Tư pháp xem xét, báo cáo thammưu
cho Ủy ban Thường vụ QH. Đây là thực hiện
theo Điều 404 BLTTHS. Ngày 16-6, Ủy ban Tư
phápđã họpphiên toàn thể xemxét nội dung
này. Ủy banTư pháp đến nay chưa có báo cáo
gửi Ủy ban Thường vụ QH. Sau khi Ủy ban Tư
pháp báo cáo, Ủy banThường vụQH sẽ nghe.
Lúc đó sẽ có quyết định. Khi nào có kết quả
cụ thể, chúng tôi sẽ thông tin với báo chí” .
Về phiên họp toàn thể Ủy ban Tư pháp,
một số ủy viên cho biết ý kiến phát biểu khá
nhiều và đa dạng. Một ủy viên cảm nhận“vụ
án chưa dừng lại ở đây”.
Ủy ban Tư pháp chưa báo Thường vụ QH vụ Hồ Duy Hải
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...32
Powered by FlippingBook