137-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy20-6-2020
Bộ Nông nghiệp nói về sạt lở,
sụt lún ở ĐBSCL
Đáng lo ngại nhất với Bộ NN&PTNT ở góc độ sản xuất nông nghiệp là các quốc gia thượng nguồn
có ý định chuyển nước khỏi lưu vực sôngMekong.
Hiện
trường
một vụ sụt
lún đường
bê tông
trên đê
biển Tây
CàMau.
Ảnh:
TRẦNVŨ
Với khu vực này phải
chia thành từng
vùng có tính chất
khí hậu, thổ nhưỡng
khác nhau để tính
toán, kiểm soát.
Thuận thiên là thích nghi có kiểm soát
.
Với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn như hiện nay tại
ĐBSCL, Bộ NN&PTNT có những giải pháp ứng phó trước mắt và
lâu dài thế nào, thưa Thứ trưởng?
+ Về biện pháp ứng phó, chúng ta cần thích nghi có kiểm
soát. Hiện nay, một số ý kiến cho rằng nên“thuận thiên”, nghĩa
là cứ mặc kệ cho những cực đoan này diễn ra nhưng nếu vậy
thì con người sẽ không sống được. Nên hiểu thuận thiên theo ý
thích nghi, còn có kiểm soát ở đây là dùng các biện pháp công
trình và phi công trìnhđể thíchứngởđiều kiện chấpnhậnđược.
ỞĐBSCL, nhiều người cho rằng nếumặn thì nuôi tômnhưng
nếumặn đếnmức không nuôi tômđược thì sao? Nămnaymặn
vào 1 km, năm sau vào 2 km thì quy hoạch kiểu gì? Không thể
năm nay nuôi tôm, năm sau trồng cây được.
Vậy chuyện tiếp theo là mình có kiểm soát được không. Tôi
khẳng định là được. Chỉ có điều đối với khu vực này phải chia
thành từng vùng có tính chất khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau
để tính toán, kiểm soát.
Vừa rồi, bộ đang trình Chính phủ về việc bảo đảm nước
sinh hoạt bền vững cho người dân ĐBSCL. Mục tiêu là đảm
bảo trong khoảng ba năm nữa không có tình trạng người dân
không có nước uống.
ANHIỀN
N
hiều ý kiến lo ngại
tình hình sụt lún, sạt
lở ở ĐBSCL có nguy
cơ ngày càng phức tạp. Trao
đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Nguyễn Hoàng Hiệp đã bày
tỏ một số quan điểm về vấn
đề này.
Nhiều nguyên nhân
gây sụt lún ở ĐBSCL
. Phóng viên: 
Có những
nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi
năm ĐBSCL và TP.HCM sụt
lún 1-1,5 cm. Quan điểm của
ông về nghiên cứu này thế nào?
+Thứ trưởng
NguyễnHoàng
Hiệp
: Theo tôi, nghiên cứu này
rất có giá trị ở góc độ cảnh báo.
Có nhiều nguyên nhân gây
sụt lún ở khu vực này. Nhiều
người nói đó là do khoan nước
ngầm nhiều. Tuy nhiên, theo
khảo sát, có những chỗ khoan
nước ngầmnhiều nhưng không
sụt lún, có những chỗ không
khoan vẫn sụt lún.
Hiện có một nghiên cứu
của Bộ TN&MT chỉ ra rằng
có khoảng 10% diện tích đang
trồi lên, 30% diện tích đất
không bị sụt lún, số còn lại
mới bị sụt lún.
ĐBSCL là vùng đất non trẻ,
chưa xác định được bên dưới
có những gì, chưa có nghiên
cứu việc lún sẽ đến mức nào.
Các giải pháp cho việc sụt
lún thì sẽ có nhiều đơn vị, bộ
ngành cần vào cuộc.
Sáng 19-6, Quốc hội (QH) với 458 đại biểu có mặt đã biểu
quyết thông qua việc chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự
án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-
2020, tỉ lệ tán thành 91,72%.
Theo đó, ba dự án được chuyển đổi gồm Mai Sơn - quốc
lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây. QH
cũng đồng ý bổ sung vốn ngân sách nhà nước không quá
23.461 tỉ đồng để thực hiện ba dự án này.
Tuy nhiên, nghị quyết yêu cầu Chính phủ rà soát, xác định
và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của tổng mức
đầu tư các dự án chuyển đổi hình thức đầu tư và toàn dự án
cao tốc Bắc-Nam, giai đoạn 2017-2020.
Cạnh đó, ba dự án được chuyển đổi hình thức đầu tư chậm
nhất đến cuối năm 2022 phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Trước khi QH thông qua nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban
Kinh tế QH Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp
thu và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
Ông Thanh cho biết quá trình thảo luận, một số ý kiến
không tán thành việc chuyển đổi 2/3 dự án thành phần Mai
Sơn - quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH nhận thấy hai
dự án này chuyển đổi sang đầu tư công là cần thiết, cấp bách.
“Hai dự án này mặc dù đã có nhà đầu tư qua vòng sơ tuyển
nhưng tỉ lệ vốn nhà nước tham gia ít, cần huy động vốn ngoài
ngân sách lớn, nhất là vốn tín dụng, vì vậy việc lựa chọn
được nhà đầu tư có thể gặp khó khăn. Việc chuyển đổi hai
dự án thành phần này sang hình thức đầu tư công sẽ bảo đảm
khả năng thành công cao hơn …” - ông Thanh cho hay.
Với năm dự án đầu tư theo hình thức PPP còn lại, Chủ
nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết đều có từ hai nhà đầu tư qua
vòng sơ tuyển. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định việc đấu
thầu sẽ lựa chọn được nhà đầu tư do phụ thuộc vào kết quả
đấu thầu.
Trường hợp có nhà đầu tư trúng thầu thì sau khi ký kết
hợp đồng dự án, nhà đầu tư có thời gian tối đa sáu tháng để
huy động vốn tín dụng.
Sau thời hạn nêu trên, nhà đầu tư không huy động được
vốn tín dụng sẽ phải hủy hợp đồng, tịch thu bảo lãnh và báo
cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
“Nên việc tham gia đấu thầu của nhà đầu tư và việc quyết
định cung cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại được
thực hiện theo cơ chế thị trường, phụ thuộc chủ yếu vào
tính hấp dẫn, mức độ rủi ro của từng dự án... Do vậy, trường
hợp đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư, Chính phủ
sẽ báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định…” - ông Thanh
nói.
Về nguồn vốn bổ sung 23.461 tỉ đồng, ông Vũ Hồng
Thanh cho biết nhiều ý kiến đề nghị xem xét, làm rõ tác
động và khả năng cân đối vốn trong giai đoạn 2021-2025.
Tuy nhiên, UBTVQH nhận thấy cao tốc Bắc - Nam là
dự án quan trọng quốc gia. Chính phủ sẽ trình QH bố trí
vốn theo quy định, điều hành kế hoạch đầu tư công trung
hạn và hằng năm một cách hợp lý.
“Cạnh đó, các dự án sau khi hoàn thành sẽ nhượng
quyền để thu hồi vốn nhà nước, đây cũng là giải pháp phù
hợp để huy động nguồn lực xã hội và giảm thiểu tác động
đến nợ công…” - ông Thanh cho hay.
Theo Bộ GTVT, sau khi QH thông qua, Chính phủ sẽ
ban hành nghị quyết giao Bộ GTVT thực hiện. Sau đó, Bộ
GTVT sẽ lên kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phê duyệt thiết
kế kỹ thuật, phê duyệt hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn
nhà thầu...
“Dự kiến vào đầu tháng 9-2020 sẽ thông báo kết quả lựa
chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu và khởi công
dự án” - Bộ GTVT cho hay.
VIẾT LONG - CHÂN LUẬN
3dựán của cao tốcBắc -Namđược chuyểnhình thức đầu tư
Quốc hội biểu quyết thông qua việc chuyển đổi hình thức đầu tưmột số dự án đường bộ cao tốc Bắc - Namgiai đoạn 2017-2020.
Theo quản lý chuyên ngành
của Bộ NN&PTNT thì sẽ đưa
vào biện pháp cân bằng nước
ngọt để hạn chế khoan nước
ngầm, tích trữ nhiều nước ngọt
rải rác để bổ sung nước ngọt
thay nước ngầm.
Lo ngại chuyển nước
ra khỏi lưu vực sông
Mekong
Việc phát triển ở thượng
nguồn sông Mekong có ảnh
hưởng đến ĐBSCL không,
thưa Thứ trưởng?
Có và đây là ảnh hưởng
xấu. Đáng lo ngại nhất với Bộ
NN&PTNT ở góc độ sản xuất
nông nghiệp là họ chuyển nước
khỏi lưu vực sông Mekong.
Ví dụ, bây giờ Campuchia
có ý định chuyển nước sang
vùng khác để phát triển thêm
2 triệu ha trồng lúa. Họ buộc
phải ngăn đập và chuyển nước
đi chỗ khác, vậy nước sẽ không
còn vềĐBSCL. Đây là nguy cơ
lớn nhất về sản xuất, sinh hoạt
cho người dân vùng hạ lưu.
Hiện nay các quốc gia trên
dọc sông Mekong đang xây
dựng nhà máy thủy điện với
tổng cộng 60 tỉ m
3
. Đến năm
2030, dự kiến có khoảng 100
tỉ m
3
.
Nguyên tắc của thủy điện
là tích nước mùa mưa để phát
điện vào mùa hạn. Ở góc độ
điều hành thì nước ở mùa kiệt
sẽ nhiều hơn trước, nước về
mùa lũ nhỏ hơn trước. Như
vậy, ĐBSCL khả năng lũ lớn
không còn, lũ nhỏ rất ít, thế
nhưng nó nguy hiểm ở chỗ
không còn phù sa chảy về.
Khi phù sa không về đồng
bằng sẽ thay đổi toàn bộ quy
luật dòng chảy, gây ra sạt lở
bờ sông, bờ biển.
.
Vậy giải pháp cho vấn đề
này là gì, thưa ông?
+Câu chuyện thượng nguồn
sôngMekong có Ủy ban Sông
Mekong, Ủy ban Sông Lan
Thương. Trong ủy ban có
nguyên tắchoạt động, lànguyên
tắc trao đổi, thảo luận, chia sẻ
thông tin... Cùng với đó lại có
quy chế của Liên Hợp Quốc
là các quốc gia hoàn toàn có
quyền sử dụng dòng sông chảy
qua địa phận mình.
Trong đấu tranh với các nước
thượng nguồn, chúng ta phải
khéo léo và có bài bản. Đối
với việc này, Việt Nam sẽ có
nguyên tắc củamình, đấu tranh
đến cùng để hạn chế việc xây
thủy điện và không được phép
chuyển nước khỏi khu vực.
Một vấn đề quan trọng khác
là cần phải chia sẻ thông tin
trong điều hành nhưmực nước
về hồ của các nước, mức xả
bao nhiêu, dự kiến thế nào.
Trong điều kiện bất lợi
nhất là tất cả nhà máy thủy
điện ở thượng lưu đều hoạt
động, Việt Nam sẽ tính toán
thế nào?
+ Dòng chảy về lưu vực
ĐBSCL những năm nước cao
là 450 tỉ m
3
, năm nước thấp
như năm nay là 350 tỉ m
3
. Nhu
cầu dùng nước trong một năm
ở ĐBSCL là 20 tỉ m
3
, bao gồm
cả sản xuất và sinh hoạt.
Như vậy là Việt Nam có đủ
nguồn nước. Bằng các giải
pháp công trình, phải tích trữ
lại lượng nước không dùng
hết (330 m
3
- PV), không để
chảy ra biển cho đến khi mùa
mưa tới.
. Xin cám ơn Thứ trưởng.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...32
Powered by FlippingBook