137-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy20-6-2020
Khác biệt giải quyết tranh chấp giữa EVFTA
và WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại chương 15 EVFTA gần
giống với cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO nhưng có hai điểm khác
biệt lớn.
Thứ nhất là việc giải quyết tranh chấp được thực hiện bởi một hội đồng
trọng tài gồm ba trọng tài viên được các bên lựa chọn trong danh sách
15 trọng tài viên do Ủy ban Thương mại công bố. Trong hội đồng này có
ít nhất một trọng tài viên quốc tịch VN, một người quốc tịch EU và một
người không mang quốc tịch của hai quốc gia này. Thứ hai là không có
cơ chế phúc thẩm mà tranh chấp chỉ được giải quyết một lần bởi hội
đồng trọng tài.
Cần lưu ý, cơ chế giải quyết bằng trọng tài và hòa giải tại EVFTA không
thay thế hay làmảnh hưởng tới việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp
thươngmại giữaVN và các nước thành viên EU theo quy định tạiWTO. Nó
cũng không thay thế các hiệp định song phương và đa phương khác mà
VN và các nước EU là thành viên. Nói cách khác, VN có thể lựa chọn đưa
tranh chấp ra giải quyết tại WTO thay vì đưa ra giải quyết bằng trọng tài
hay hòa giải quy định tại EVFTA.
Tuy nhiên, EVFTA không cho phép sử dụng đồng thời nhiều cơ chế giải
quyết tranh chấp để giải quyết cùng một nội dung tranh chấp. Điều đó
có nghĩa là nếu một bên, ví dụ như VN, đã gửi yêu cầu giải quyết tranh
chấp (hay đơn kiện) ra giải quyết tại WTO thì không còn quyền đưa yêu
cầu này ra trọng tài EVFTA để giải quyết nữa.
Luật sư
ĐINH ÁNH TUYẾT
Điều đặc biệt về
trọng tài và hòa
giải trong EVFTA
thực hiện
Hiệp định EVFTA quy định thêmmột kênh giải
quyết tranh chấp ngoài cơ chế trọng tài hiện nay.
CHÂNLUẬN
H
iệp định tự do thương mại
Việt Nam (VN) - châu Âu
(EVFTA) mới được Nghị
viện châu Âu thông qua. Kỳ họp
vừa qua Quốc hội cũng đã phê
chuẩn EVFTA và được cho là sẽ
tác động sâu sắc đến VN từ thương
mại, đầu tư đến thể chế.
Đặc biệt, chương 15 của EVFTA
về giải quyết tranh chấp đề cập đến
hòa giải và trọng tài.
Pháp Luật
TP.HCM
trao đổi với luật sư Đinh
Ánh Tuyết, trọng tài viên Trung tâm
Trọng tài quốc tế VN (VIAC), hòa
giải viên Trung tâm Hòa giải VN
(VMC) thuộc VIAC.
Hai cơ chế có gì mới?
.
PV:
Thưa bà, trọng tài và hòa
giải viên VN đón nhận EVFTA nói
chung và những quy định về giải
quyết tranh chấp trong hiệp định
này như thế nào?
+
Luật sư
ĐinhÁnhTuyết:
VIAC
và các trọng tài viên vui mừng
đón nhận việc ký kết EVFTA giữa
Chính phủ VN
vàcácnướcchâu
Âu. Cơ chế giải
quyết tranhchấp
thươngmạisong
phương thông
qua hội đồng
trọng tài và hòa
giải tại chương
15 trong EVFTAlà một cơ chế hoàn
toàn mới. Cơ chế này quy định các
vấn đề liên quan đến việc thực hiện
nghĩa vụ quy định tại EVFTA giữa
VN và các quốc gia châu Âu và với
đối tượng tranh chấp này, có khả
năng thay thế cho cơ chế giải quyết
tranh chấp thương mại tại WTO.
Cơ chế giải quyết tranh
chấp thương mại song
phương thông qua hội
đồng trọng tài và hòa
giải tại chương 15 trong
EVFTA là một cơ chế
hoàn toàn mới.
Theo tôi được biết, sau khi EVFTA
có hiệu lực, VN và EU sẽ tiến hành
lựa chọn các thành viên có đủ năng
lực, kinh nghiệm về luật quốc tế và
các vấn đề thương mại để đưa vào
danh sách 15 trọng tài viên. Danh
sách này gồm năm thành viên có
quốc tịch VN, năm thành viên có
quốc tịch EU và năm thành viên
có quốc tịch nằm ngoài VN hoặc
EU, do Ủy ban Thương mại song
phương công bố.
Khi có vụ việc tranh chấp, hội
đồng trọng tài gồm ba thành viên
do các bên lựa chọn từ danh sách
15 trọng tài viên nói trên sẽ được
thành lập để giải quyết tranh chấp
theo quy định tại chương 15 của
hiệp định. Chương 15 này cũng có
một quy định riêng về quy tắc hòa
giải (Phụ lục 15-C) cho phép các
bên, tại bất kỳ thời điểm nào, ngay
cả khi vụ việc đang được giải quyết
theo cơ chế trọng tài, cũng có thể
bắt đầu quy trình hòa giải.
.
Vậy chương 15 trong EVFTA
về giải quyết tranh chấp có gì mới
so với thực tiễn hòa giải và trọng
tài tại VN?
+
Thực chất, cơ chế trọng tài và
hòa giải quy định tại chương 15 của
EVFTA là cơ chế giải quyết tranh
chấp giữa hai quốc gia và có nhiều
nét tương đồng với cơ chế giải quyết
tranh chấp thương mại tại ban hội
thẩm và cơ chế thi hành quyết định
giải quyết tranh chấp của WTO.
Đây là cơ chế đặc thù được EU
đề xuất lần đầu tiên trong hiệp định
giữa EU và Canada và lần thứ hai
là trong EVFTA. Cơ chế giải quyết
tranh chấp này không giống với bất
kỳ cơ chế trọng tài nào và hoàn toàn
khác biệt với cơ chế giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại tại
VIAC nói riêng và VN nói chung.
Nếu như trọng tài EVFTAđưa ra
phán quyết (báo cáo cuối cùng) theo
thông lệ tạiWTO thì phán quyết chủ
yếu sẽ xác định xem bên bị kiện
có vi phạm nghĩa vụ hay không.
Nghĩa vụ bị vi phạm cụ thể là gì,
thuộc loại nào (ví dụ, vi phạm về
luật hay vi phạm về việc áp dụng
luật) và yêu cầu bên vi phạm phải
đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý
(ví dụ, sửa luật hoặc thay đổi việc
áp dụng luật).
Không cưỡng chế
thi hành
.
Một trong những vấn đề liên
quan đến hòa giải và trọng tài là
phán quyết phải được công nhận và
thi thành. Nhưng chương 15 trong
EVFTA không có quy định này, bà
đánh giá thế nào?
+
Như tôi đã nói, cơ chế thi hành
phán quyết trọng tài quy định tại
chương 15 của EVFTA tương tự cơ
chế thi hành quyết định giải quyết
tranh chấp của WTO. Cơ chế này
khá phức tạp nhưng về cơ bản sẽ
không có phạt vi phạm hay bồi
thường, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận.
Cơ chế này cũng không có việc
cưỡng chế thi hành phán quyết (báo
cáo cuối cùng) do Hội đồng Trọng
tài EVFTA ban hành như các phán
quyết trọng tài thông thường. Nó chủ
yếu dựa trên nguyên tắc tự nguyện,
thiện chí và nhằmmục đích đem lại
công bằng trong thương mại song
phương.
EVFTA đưa ra quy định khá cụ
thể về thủ tục, các bước thi hành
phán quyết trọng tài và biện pháp
áp dụng đối với trường hợp không
thi hành hoặc biện pháp khắc phục
không phù hợp. Trước hết, bên bị
phán quyết là vi phạm nghĩa vụ sẽ
đưa ra một thời gian hợp lý và tự đề
xuất về biện pháp, cách thức khắc
phục vi phạm.
Nếu bên bị vi phạm không đồng
ý, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu
hội đồng trọng tài xem xét để đưa
ra quyết định về việc này hoặc xác
định rằng bên vi phạm đã không
tiến hành các biện pháp phù hợp
để khắc phục vi phạm trong thời
gian hợp lý.
Nếu bên vi phạm vẫn không thi
hành phán quyết trọng tài thì theo
Điều 15.15 của EVFTA, có thể áp
dụng các biện pháp. Thứ nhất, bên
bị vi phạm có quyền yêu cầu và bên
vi phạm có thể khắc phục vi phạm
bằng cách đưa ra một khoản bồi
thường như là một biện pháp khắc
phục vi phạm.
Thứ hai, bên bị vi phạm có thể áp
dụng biện pháp trả đũa bằng cách
đơn phương ngừng thực hiện một
hoặc một số nghĩa vụ đã cam kết
theo EVFTA ở mức độ tương ứng
với vi phạm của bên vi phạm.
. Xin cám ơn bà.•
Ngày 19-6, TAND tỉnh Đồng Nai xử sơ
thẩm, tuyên phạt bị cáo Đào Công Châu (sinh
năm 1992) 20 năm tù về tội giết người.
Theo cáo trạng, chị M. (sinh năm 2001,
ngụ Cần Thơ) là nhân viên một tiệm hớt tóc ở
phường Tân Hiệp (TP Biên Hòa, Đồng Nai)
và có tình cảm với Châu.
Khoảng tháng 2-2019, Châu phát hiện chị
M. có tình cảm với người đàn ông khác nên
đã gặp chị để nói chuyện. Chị này hứa sẽ
chấm dứt với người kia.
Sau đó, chị M. lại có tình cảm với một
người khác nữa. Châu nói nếu chị không
chấm dứt việc này thì sẽ giết chị rồi tự sát.
Ngày 25-8-2019, Châu chở chị M. đến bãi
đất trống bên hông một siêu thị tại phường
Long Bình (TP Biên Hòa) rồi ngồi trên xe nói
chuyện.
Trong lúc nói chuyện, Châu định lấy điện
thoại của M. để kiểm tra nhưng chị này không
đồng ý và yêu cầu Châu chở về tiệm hớt tóc
để làm việc.
Thấy vậy, Châu nói chị M. nhắm mắt lại
tặng quà rồi dùng dao tấn công vào cổ khiến
chị này tử vong. Châu xóa dấu vết hiện
trường rồi lái xe về TP Cần Thơ uống thuốc
sâu tự tử nhưng không chết.
Tại tòa, Châu khai nhận hành vi phạm tội.
Châu khai do nhất thời nông nổi, ghen tuông,
không kiềm chế được bản thân nên đã gây ra
vụ việc.
HĐXX nhận định hành vi của bị cáo đặc
biệt nguy hiểm, chỉ vì ghen tuông mà tước
đoạt tính mạng của một người. Bị cáo có
nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai
báo, phạm tội lần đầu, có thời gian phục vụ
trong quân ngũ. Tuy nhiên, VKS đề nghị mức
án 16-18 năm tù là nhẹ nên quyết định tuyên
án như trên.
MINH VƯƠNG
Sát hại bạngái vì không chokiểmtrađiện thoại
Bị cáo
Đào
Công
Châu
tại tòa
ngày
19-6.
Ảnh:
MV
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...32
Powered by FlippingBook