155-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy11-7-2020
3 xu hướng thay đổi
của quân đội Mỹ
HÒAĐẶNG-ĐĂNGKHOA
T
heo tờ
Nikkei Asia Review
(Nhật), những động thái
điều chuyển lực lượng
gần đây cho thấy đang có
sự thay đổi trong hoạt động
toàn cầu của quân đội Mỹ.
Quân đội Mỹ bắt tay vào
việc tái tổ chức lực lượng
toàn cầu nhằm đối phó với
cái mà Cố vấn an ninh quốc
gia Mỹ Robert O’Brien gọi
là “thách thức địa chính trị
quan trọng nhất kể từ khi
Chiến tranh lạnh kết thúc”.
Đáng chú ý, nơi mà “Mỹ và
các đồng minh đang phải đối
mặt với thách thức địa - chính
trị quan trọng nhất kể từ thời
Chiến tranh lạnh” - theo ông
O’Brien, là khu vực Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương.
Điều chỉnh mục tiêu
Trong Chiến tranh lạnh, các
chiến lược gia quốc phòng
Mỹ cho rằng việc duy trì một
lực lượng trên bộ hùng hậu ở
châu Âu là điều cần thiết để
kiềmchế LiênXô. Đến những
năm 2000, trọng tâm của Mỹ
chủ yếu tập trung vào khu
vực Trung Đông với “cuộc
chiến chống khủng bố” tại
Iraq và Afghanistan. Các ưu
tiên của quân đội Mỹ đã thay
đổi, cuộc chơi giờ đây sẽ tập
trung vào Trung Quốc (TQ).
Các thách thức từ TQ có
thể kể đến như việc Bắc Kinh
tiếp tục chi tiền đẩy mạnh sức
mạnhquân sự. Sách trắngquốc
phòng của Nhật ước tính chi
tiêu quốc phòng thực tế của
TQ cao hơn nhiều so với ngân
sách hằng năm được công bố,
cao gần gấp ba lần ngân sách
quốc phòng của Nga.
Điểmmấu chốt trong chiến
lược quốc phòng của TQ là
chiến lược chống tiếp cận/
chống xâm nhập (A2/AD)
với mục đích ngăn chặn các
tàu chiến và máy bay chiến
đấu của Mỹ tiếp cận bờ biển
nước này. Để thực hiện mục
tiêu này, TQ đã tăng cường
các hệ thống tên lửa chính
xác và radar tiên tiến.
Ba xu hướng chính
Tờ
Nikkei Asia Review
xác định ba xu hướng chính
trong sự thay đổi của quân đội
Mỹ: (1) Dịch chuyển về mặt
địa lý từ châu Âu và Trung
Đông sang châu Á-Thái Bình
Dương; (2) Chuyển từ chiến
đấu trên bộ sang khái niệm
“trận chiến trên biển và trên
không”; (3) Bảo vệ chi phí
quốc phòng.
Vềmặt địa lý, sựdịchchuyển
của Mỹ ra khỏi Trung Đông
là nhờ sự bùng nổ của cuộc
cáchmạng dầu đá phiến khiến
nước này ít phải phụ thuộc
vào nguồn dầu tự nhiên. Năm
2011, chính quyền của Tổng
thống Barack Obama đã thực
hiện chính sách tái cân bằng,
xoay trục sang châu Á sau khi
nhận ra việc quá tập trung vào
TrungĐôngđã
tạo ra khoảng
trốngởkhuvực
châu Á-Thái
Bình Dương
cho phép TQ
trỗi dậy.
Trong một
bài viết trên
tờ
Wall Street
Journal
vào cuối tháng 6,
cố vấn O’Brien cho biết “để
chống lại “hai đối thủ cạnh
tranh lớn” là TQvà Nga, quân
đội Mỹ phải được triển khai
ở nước ngoài theo hướng tiến
bộ và viễn chinh hơn so với
những năm trước đây”.
Sựhiệndiệnquân sựcủaMỹ
ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương đã giảm từ 184.000
binh sĩ vào năm 1987 xuống
còn 131.000 vào năm 2018.
Tuy nhiên, mức giảm đó ít
hơn nhiều so với mức giảm
ở châu Âu trong cùng giai
đoạn - từ 354.000 xuống còn
66.000 quân - với xu hướng
chung là hướng tới một lực
lượng tinh gọn hơn.
Một trong những ví dụ để
thấy Mỹ theo đuổi mục tiêu
này là Mỹ sẽ giảm lực lượng
đóng quân thường trực tại Đức
từ 34.500 xuống còn 25.000
binh lính. Số 9.500 binh sĩ sẽ
được bố trí tới
những căn cứ
khácởchâuÂu,
khuvựcẤnĐộ
Dương-Thái
Bình Dương
hoặc quay lại
các căn cứ ở
Mỹ.
Về chiến
lược, quân đội Mỹ đã chuyển
trọng tâm và nguồn lực sang
lực lượng hải quân và không
quân, vì mối đe dọa từ một
cuộc tấn công đổ bộ quy mô
lớn ở châu Âu đang giảm
dần. Khái niệm “trận chiến
trên biển và trên không” được
công bố vào năm 2010 nhằm
vô hiệu hóa hệ thống phòng
thủA2/AD của TQ bằng cách
sử dụng máy bay ném bom
tầm xa và tàu ngầm.
Trong trường hợp đối đầu
vớiTQ, năng lực của lực lượng
lính thủy đánh bộ cũng như
trên biển và trên không đóng
vai trò cực kỳ quan trọng vì
chiến tranh có thể sẽ diễn
ra tại Biển Đông, biển Hoa
Đông, Thái Bình Dương và
Ấn Độ Dương.
Về vấn đề chi phí, Tổng
thống Donald Trump nhiều
lần tuyên bố việc triển khai
quân đội Mỹ trên khắp thế
giới đã ngốn một lượng ngân
sách khổng lồ và kỳ vọng các
quốc gia khác phải chia sẻ
gánh nặng này. Ông Trump
đặc biệt chỉ trích Đức vì cho
rằng nước này không giữ cam
kết sẽ dành 2% GDP cho chi
tiêu quốc phòng.
Chính quyền ông Trump
cũng đang tiến hành đàm
phán yêu cầu Hàn Quốc đóng
góp tài chính và sẽ tổ chức
các cuộc đàm phán tương tự
với Nhật từ mùa thu này. Đối
với Nhật, gần đây nước này
đã quyết định dừng việc triển
khai hệ thống phòng thủ tên
lửa lớpAegis trên đất liền do
lo ngại về vấn đề chi phí. Áp
lực từ Mỹ yêu cầu phải đóng
góp tài chính có thể khiến
Nhật phải điều chỉnh chiến
lược quốc phòng của mình.•
Những động thái
điều chuyển lực
lượng gần đây cho
thấy đang có sự thay
đổi trong hoạt động
toàn cầu của quân
đội Mỹ.
Từ cuối tuần rồi, hải quân Mỹ đưa hai đội tàu sân bay tấn
công USS Nimitz và USS Ronald Reagan đến tập trận ở Biển
Đông. Trước đó, hải quân TQ cũng tập trận gần quần đảo
Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Bộ Quốc phòng Mỹ cáo buộc các cuộc tập trận của TQ
“làm mất ổn định tình hình Biển Đông”. Ngày 8-7, Ngoại
trưởng Mỹ Mike Pompeo lên tiếng rằng thế giới không thể
cho phépTQ khiêu khích trong chuyện tranh chấp lãnh thổ.
Có thể thấy Mỹ tỏ rõ thái độ chống đối TQ trên nhiềumặt
trận. Trong vụ xung đột biên giới gần đây giữa Ấn Độ và TQ
thì Mỹ đứng về phía ẤnĐộ. Ngày 8-7, Ngoại trưởngMỹMike
Pompeonói“phíaTQđã cóhànhđộnggây hấnđếnmức khó
tin” và “phía Ấn Độ đã làm hết sức để đối phó”.
Ba xu hướng: Dịch chuyển về mặt địa lý, chuyển từ chiến đấu trên bộ
sang trên biển và trên không, bảo vệ chi phí quốc phòng.
Máy bay F/A-18E Super Hornet bay qua boong tàu sân bay USS Ronald Reagan ở BiểnĐông ngày 4-7.
Ảnh: USNAVY/CNN
Thế giới 24 giờ
Tiêu điểm
TừdãyHimalayađếnvùngđặc
quyềnkinhtếcủaViệtNam,đến
quần đảo Senkaku và hơn nữa,
TQcó cảmột khuônmẫu khiêu
khích lãnh thổ. Thế giới không
được để hànhđộngbắt nạt xảy
ra hay cho phép nó tiếp diễn.
Ngoại trưởng Mỹ
MIKE POMPEO
• Triều Tiên
: Thông
tấn xã trung ương Triều
Tiên (KCNA) ngày 10-7
dẫn lời em gái Chủ tịch
Kim Jong-un - bà Kim
Yo-jong tuyên bố việc tổ
chức thêm một cuộc họp
thượng đỉnh Mỹ - Triều
nữa trong năm nay là vô
ích với Bình Nhưỡng
nếu Mỹ tiếp tục duy trì
các chính sách thù địch.
“Chúng tôi không nói
rằng chúng tôi sẽ không
bao giờ phi hạt nhân hóa
nhưng chúng tôi không
thể phi hạt nhân hóa vào
lúc này” - bà Kim nhấn
mạnh.
• Đài Loan:
Ngày
9-7, Bộ Ngoại giao Mỹ
ra thông cáo nêu rõ
nước này đã phê duyệt
gói nâng cấp hệ thống
tên lửa đất đối không
Patriot trị giá 620 triệu
USD cho Đài Loan đi
kèm dịch vụ hỗ trợ trong
30 năm, theo hãng tin
Reuters
. Đây là thương
vụ vũ khí thứ bảy giữa
Washington và Đài
Bắc từ khi Tổng thống
Donald Trump nhậm
chức vào năm 2017.
• Iran
: Hãng tin
Al
Jazeera
cho biết một vụ
nổ lớn bất ngờ làm rung
chuyển khu vực phía
tây thủ đô Tehran hôm
10-7 khiến hai khu dân
cư gần đó mất điện diện
rộng. Hiện chưa rõ vị
trí chính xác và nguyên
nhân của sự việc nhưng
các chuyên gia lưu ý
có rất nhiều cơ sở quân
sự và huấn luyện ở tây
Tehran. Do đó, đây có
thể là một vụ phá hoại
có chủ đích.
• Pháp:
Nhà thờ Đức
Bà hàng trăm năm tuổi
nổi tiếng ở thủ đô Paris
của Pháp sẽ được xây
dựng lại nguyên hiện
trạng như trước khi bị
hỏa hoạn vào năm ngoái,
cơ quan chịu trách nhiệm
phục hồi ngôi nhà thờ
cho biết hôm 9-7.
Trước đó, vào ngày
15-4-2019, một ngọn lửa
lớn kéo dài 15 giờ đồng
hồ đã phá hủy ngôi nhà
thờ vốn là di sản văn
hóa và điểm thu hút du
lịch lớn nhất nước Pháp,
một thảm họa khiến cả
quốc gia này và toàn thế
giới choáng váng.
PHẠM KỲ
WHO cam kết điều tra rõ về đại dịch
COVID-19
Phát biểu
trong họp
báo ngày 9-7,
Tổng giám
đốc Tổ chức
Y thế Thế giới
(WHO) Tedros
Adhanom
Ghebreyesus
(
ảnh
) cho biết
đã thành lập một ủy ban điều tra độc lập với tên gọi
Ủy ban đánh giá độc lập mức độ sẵn sàng và cách
ứng phó đại dịch COVID-19 toàn cầu. Thành phần
lãnh đạo dự kiến sẽ là cựu thủ tướng New Zealand
Helen Clark và cựu tổng thống Liberia Ellen
Johnson Sirleaf, theo hãng tin
AFP
.
Về quy trình hoạt động, ủy ban trên mỗi tháng sẽ
công bố báo cáo về tình hình COVID-19 cũng như
những thông tin mới về phản ứng chống dịch của các
nước được điều tra thêm. Tiếp đó, ủy ban sẽ trình một
báo cáo sơ bộ tại kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới
vào tháng 11 tới. Báo cáo hoàn chỉnh sẽ được trình
lên Đại hội đồng Y tế Thế giới vào tháng 5 năm sau.
“Thông qua ủy ban này của chúng tôi, thế giới sẽ
được biết toàn bộ sự thật chuyện gì đã xảy ra cũng
như tìm được giải pháp xây dựng lại một tương lai
tốt đẹp hơn cho nhân loại” - ông Tedros nhấn mạnh.
PHẠM KỲ
15
quả bomhóa học domột nhómkhủng bố chế tạo vừa
được phát hiện tại thị trấn Sarmada phía tây bắc Syria,
hãng tin
TASS
ngày 10-7 dẫn lời một quan chức thuộc
Trung tâm hòa giải Syria của Bộ Quốc phòng Nga tiết
lộ. Người này khẳng định các lực lượng cực đoan âm
mưu kích nổ những quả bomở các thành thị lớn rồi đổ
cho phe chính phủ tấn công hóa học lên dân thường.
PHẠM KỲ
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook