155-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy11-7-2020
Tiêu điểm
Đề xuất thuphí nhà cao tầngđể chốngngập
Khu đô thị mới trên 50 ha phải làm
hồ điều tiết
Chia sẻ thêmvề công tác chống ngập, Phó Chủ tịchUBNDTP
Võ Văn Hoan cho biết một trong những hướng chung chống
ngập trong thời gian tới là: Yêu cầu tất cả nhà đầu tư xây dựng
khu đô thị mới 50-100 ha trở lên đều phải làm hồ điều tiết.
Những dự án nào nằm ven, cận sông thì có thể liên kết với
sông, kênh, rạch gần đó để tạo đường thoát nước tự nhiên. TP
cũng đang xem xét dành 5.000-10.000 ha diện tích đất triền
ven sông cho ngập tự nhiên, để tăng diện tích thoát nước tự
nhiên trên bề mặt đất…
ÔngHoanchobiết kinhnghiệmnàyđã làmđượcởThủThiêm.
Cụ thể,TPđã dànhhơn 100 ha đất ở khu vực này làmvùngngập
nước tự nhiên. Đến nay, khu vực này đã phát huy tác dụng.
Sáng 10-7, kỳ họp thứ 20 HĐNDTP.HCMkhóa IX đã diễn ra
phiên thảo luận hội trường về tình hình kinh tế - xã hội sáu tháng
đầu năm và giải pháp cho những tháng cuối năm 2020. Tại đây,
đại biểu Trần Quang Thắng đề xuất những chủ đầu tư muốn xây
nhà cao tầng phải đóng khoản phí để phục vụ chống ngập nước.
Bởi vì thực trạng xây nhà cao tầng hiện nay rõ ràng đã tạo độ nén
trên đất rất cao, không còn diện tích cần thiết để giúp thấm nước.
Theo ông Thắng, việc thu phí không nên cào bằng, mà thu
theo địa hình, đặc điểm, đẳng cấp của tòa nhà cao tầng đó. Đẳng
cấp càng cao thì phí càng phải cao, điển hình như khu cao ốc cao
cấp, biệt thự liên kế dọc đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình
Thạnh) thì nên thu cao. Còn những khu chung cư mà người thu
nhập thấp, nhà ở xã hội thì chỉ lấy phí tượng trưng, không thể lấy
phí cao.
Giải trình trước nghị trường, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Hòa
Bình cho biết ông cùng các lãnh đạo trong sở cũng rất lo lắng
về tình trạng ngập ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, tuy nhiên ông
không đề cập trực tiếp về đề xuất của đại biểu Thắng. “Trước
khi mưa anh em theo dõi, kết thúc mưa tôi cùng anh em đi kiểm
tra. Với vũ lượng mưa vượt 95 mm, đúng là có ngập nhưng xâm
xấp nước. Sau thời gian ngập khoảng 30 đến 40 phút thì nước
thoát” - ông Bình nói.
Giám đốc Sở Xây dựng cho biết một trong những giải pháp
chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện nay là dùng
bơm chống ngập. Ông Bình cho rằng dùng bơm hút nước cũng
là giải pháp tích hợp trong công tác chống ngập, cùng với các
giải pháp đê kè, sử dụng van ngăn triều... “Dự án nâng cấp
đường Nguyễn Hữu Cảnh dự kiến hoàn tất vào tháng 6-2021,
khi đó tuyến đường này hy vọng hết ngập” - ông Bình nói.
LÊ THOA - TÁ LÂM
Mỗi nămTP.HCMtrợ giá cho xe buýt khoảng 1.000 tỉ đồng. Ảnh: HOÀNGGIANG
Cần tính lại bài toán trợ giá xe buýt
Để xe buýt ở TP.HCMhoạt động hiệu quả, các chuyên gia cho rằng TP cần tính toán, nghiên cứu lại phương án
trợ giá cho loại hình vận tải này.
ĐÀOTRANG- THÙY LINH
N
hiều ý kiến cho rằng
hoạt động xe buýt ở
TP.HCM chưa thực sự
hiệu quả và cần có sự đổi mới.
Trong đó, các ý kiến ủng hộ
cho doanh nghiệp (DN) vào
khai thác xe buýt mang tính
cạnh tranh.
Ngoài ra, TPcần nghiên cứu,
xây dựng lại phương án trợ giá
cho xe buýt một cách hợp lý.
Lý do phải trợ giá
xe buýt
Ông Võ Khánh Hưng, Phó
Giámđốc SởGTVTTP.HCM,
cho biết hiện nay xe công nghệ,
phương tiện cá nhân quá nhiều
nênhànhkháchđi xe buýt giảm.
Hành khách đi xe buýt giảm,
song chi phí phục vụ cho một
chuyến xe vốn không đổi nên
các DN gặp khó và buộc phải
có trợ giá để hỗ trợ DN.
“Sở GTVT quyết tâm, nỗ
lực phục vụ tương xứng với
kinh phí mà Nhà nước đã bỏ
ra” - ông Hưng nhấn mạnh.
Tương tự, ông Nguyễn Văn
Lèo, Tổng giámđốcCông ty cổ
phần Vận tải TP, cho rằng xe
buýt là phương tiện công cộng
để phục vụ người dân. Trong
đó, hành khách chủ yếu là học
sinh, sinh viên, người lao động,
người cao tuổi…, nếu bỏ trợ
giá thì chi phí vận tải sẽ tăng
cao, người dân sẽ bỏ xe buýt.
Doanh nghiệp tham gia
tạo sự cạnh tranh
PGS-TS Phạm Xuân Mai,
nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật
giao thông, ĐH Bách khoa
TP.HCM, cho biết: Các nước
có nền giao thông công cộng
phát triển cũng có trợ giá xe
buýt nhưng đều đánh giá theo
tiêu chí suất trợ giá/một hành
khách vận chuyển.
Số tiền trợ giá phải tính
Ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng
phòng Quản lý dịch vụ vận tải,
cho biết nếu không có trợ giá
thì giá vé xe buýt sẽ rất cao và
người dân sẽ bỏ đi xe buýt. Vì
vậy, không thể tính toán đến
việc bỏ trợ giá xe buýt. Ngoài
trợ giá xe buýt, sau này còn có
trợ giá cho metro, buýt sông...
Dự kiến đấu thầu khoảng 40 tuyến
xe buýt
Sáng 10-7, tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX, đại biểu
Nguyễn Thị Tố Trâm (quận Bình Tân) đề nghị Sở GTVT lý giải về
mục đích và hiệu quả của trợ giá xe.
“Có nên duy trì cách thức trợ giá như hiện nay không? Hay
cần đấu thầu toàn bộ các tuyến xe buýt để đem lại sự công khai,
minh bạch” - đại biểu Tố Trâm nói.
ÔngTrần Quang Lâm, Giámđốc Sở GTVT TP, lý giải: Thời gian
quaTP đã chỉ đạo quyết liệt chuyện này. Sở cũng đã rà soát, sắp
xếp, hệ thống lại mạng lưới xe buýt.Theođó, đã điều chỉnh, giảm
một số tuyến chưa hiệu quả hoặc không phù hợp.
Từ năm 2011đến 2012, trợ giá xe buýt có năm lên đến 1.300
tỉ đồng, thời điểm đó xe buýt phát triển tốt. Những năm gần
đây, hằng năm Sở GTVT được giao trợ giá tầm 1.000 tỉ đồng
nhưng hệ thống định mức đơn giá cũng như các chi phí khấu
hao phương tiện tăng cao.
Ông Lâm cho biết sẽ tiếp tục rà soát mạng lưới xe buýt, đặc
biệt đang chuẩn bị tổ chức đấu thầu trong năm nay.
Dự kiến Sở GTVT sẽ đấu thầu khoảng 40 tuyến, chính sách về
giá vé cũng sẽ linh hoạt để quản lý tốt và hiệu quả.
TÁ LÂM - LÊ THOA
TP.HCM cũng có hai
chính sách trợ giá
gián tiếp và trực tiếp
nhưng đang chú tâm
vào chính sách trợ
giá trực tiếp mà xem
nhẹ trợ giá gián tiếp.
theo số lượng hành khách vận
chuyển được. Khi doanh thu
và số lượng vận chuyển được
nhiều hơn thì họ cần hưởng
mức trợ giá cao hơn. Còn đối
với các DN không vận chuyển
được nhưng vẫn đòi trợ giá thì
cần dẹp bỏ.
Do vậy, TP.HCMnên nghiên
cứu, xây dựng suất trợ giá hợp
lý để hỗ trợ xe buýt nhưng
trên cơ sở hoạt động hiệu quả.
Ông Mai cũng cho rằng DN
tư nhân nên được quyền tham
gia vận hành hệ thống giao
thông công cộng. Các DN họ
có những cách quản lý mà các
hợp tác xã không làm được.
Sau khi DN tư nhân vào sẽ
tạo nên một môi trường có đối
trọng giữa các DN cũ và mới.
Thử nghiệm một vài
tuyến theo xã hội hóa
TSNguyễnTrí Hiếu, chuyên
gia tài chính, cho biết: Trước
hết TP phải kiểm tra các tuyến
xe buýt được trợ giá đã và đang
vận hành như thế nào.
Nếu hoạt động không hiệu
quả mà số tiền trợ giá rất lớn
vẫn được cấp thì đó là sự lãng
phí đối với nguồn ngân sách
của TP.
TheoôngHiếu, để giảmthiểu
gánh nặng cho ngân sách của
TP, các cơ quan chức năng nên
tiến hành thử nghiệm một vài
tuyến xe buýt đang bị lỗ theo
mô hình xã hội hóa.
“Với mô hình xã hội hóa
thì chỉ cần vài tháng đến một
năm là biết được kết quả hoạt
động kinh doanh của xe buýt
theo hình thức nào thì có lợi
hơn” - ông Hiếu nhận định.
ÔngVănCôngĐiểm, chuyên
gia giao thông (nguyên Phó
trưởng phòng Quản lý vận
tải Sở GTVT TP.HCM), cho
biết: Hầu hết các TP lớn trên
thế giới đều có chính sách
trợ giá cho vận tải đô thị theo
hai phương thức gián tiếp và
trực tiếp. 
Trợ giá gián tiếp là những
chính sách chung hỗ trợ cho
DN xe buýt nhằm giảm giá
thành vận chuyển như miễn
giảm thuế, phí, hỗ trợ đầu tư
phương tiện…
Mục đích của trợ giá gián
tiếp là tạo nguồn thu (như
quảng cáo ngoài thân xe buýt,
kinh doanh dịch vụ tại nhà ga
hành khách…) để bù đắp chi
phí hoạt động.
Tuy nhiên, do đặc thù của
vận tải trong đô thị, giá vé là
do chính quyền TP quyết định
thường là thấp hơn giá thành
để khuyến khích người dân sử
dụng phương tiện công cộng
nhằm giảm kẹt xe.
Do đó, doanh thu từ bán vé
không đủ bù đắp chi phí, số
tiền chênh lệch này được Nhà
nước hỗ trợ trực tiếp từ ngân
sách, gọi là trợ giá trực tiếp.
TP.HCM cũng có hai chính
sách trợ giá gián tiếp và trực
tiếp nhưng đang chú tâm vào
chính sách trợ giá trực tiếp
mà xem nhẹ trợ giá gián tiếp.
Bên cạnh đó, TP có cách
tính trợ giá trực tiếp cho một
chuyến xe đang có bất cập lớn
tồn tại gần 20 nămnay. Cụ thể,
đó là không khuyến khích xe
buýt chở nhiều khách, tuyến
xe buýt cự ly càng ngắn mà
chở nhiều khách thì càng thua
thiệt về mức trợ giá.
Cùng với cơ chế đặt hàng
theo từng năm đã làm cho
DN, hợp tác xã không tích
cực tham gia khai thác thêm
hành khách.
Vì vậy, TP cần giải quyết
gốc rễ về bài toán trợ giá xe
buýt. Trước mắt là điều chỉnh
lại phương pháp tính chi phí
và trợ giá theo hướng: Chuyến
xe buýt cự ly ngắn nhưng chở
nhiều khách thì nhận được thu
nhập tính cho việc chở một
hành khách (doanh thu vé +
trợ giá) cao hơn chuyến cự ly
dài chở ít khách.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook