182-2020 - page 9

9
BộGTVTbác đề xuất làmđườngdưới dạ cầu cao tốc
Chia giá bán lẻ điện làm năm bậc chưa hợp lý
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng phương án chia giá bán lẻ điện
làm năm bậc có vấn đề chưa hợp lý. Đó là trong năm bậc này, chỉ có bậc 1
là có giá bán lẻ điện thấp hơn giá bán lẻ điện bình quân. Các bậc còn lại đều
có giá trênmức giá bán lẻ điện bình quân, thậmchí cao gấp đôi, gấp ba lần.
“Tôimuốnhỏi BộCôngThương tại sao lại cógiá bán lẻđiệnởmức caohơn
nhiều so với mức giá bán lẻ điện bình quân. Đơn cử ở bậc 5 trong phương
án 1 của dự thảo, giá bán lẻ điện cao đến 274%, cao gấp gần ba lần. Như
thế giá bán lẻ điện bình quân ở đây có ý nghĩa gì?”- ông Thịnh đặt câu hỏi.
Ông Thịnh cho rằng hiện đã có giá bán lẻ điện bình quân thì phải dựa
vào giá bán lẻ điện bình quân để có căn cứ định giá cho hợp lý. “Mức giá
bán lẻ điện có thể cao hơn, thấp hơn nhưng tính bình quân lại phải bằng
dưới giá bán lẻ điện bình quân. Dự thảo chia làm năm bậc nhưng chỉ có
một bậc với 100 kWh là giá bằng 90% giá bán lẻ điện bình quân, còn lại
đều cao hơn, thậm chí cao gần ba lần so với mức giá bán lẻ điện bình quân
của Chính phủ. Vậy phần chênh lệch đó đi đâu?” - ông Thịnh nêu ý kiến.
ANHIỀN
B
ộ Công Thương vừa đưa ra lấy
ý kiến dự thảo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ quy định
về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa
đổi Quyết định 28/2014. Sau khi dự
thảo được đưa ra, nhiều chuyên gia
đã lên tiếng bày tỏ ý kiến, quan điểm
của mình về dự thảo này.
Điện một giá không có
ý nghĩa tiết kiệm điện
Theo dự thảo này, cơ cấu biểu giá
bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt
được Bộ Công Thương đề xuất hai
phương án lựa chọn. Phương án 1
là cơ cấu biểu giá bán lẻ điện năm
bậc, phương án 2 gồm cơ cấu biểu
giá bán lẻ điện năm bậc và giá bán
lẻ điện một giá. Khách hàng được
quyền lựa chọn áp dụng giá bán lẻ
điện sinh hoạt năm bậc hoặc giá bán
lẻ điện một giá.
Theo tính toán, giả sử một hộ gia
đình dùng hết 99 kWh/tháng, như vậy
tổng số tiền điện phải trả của tháng
đó theo giá bán lẻ điện năm bậc của
cả hai phương án là 166.000 đồng.
Nếu tính theo phương án điện một
giá thì tổng số tiền điện phải trả sẽ
là 268.000 đồng (kịch bản 2A) hoặc
286.000 đồng (kịch bản 2B). Như
vậy, với khách hàng dùng ít điện sẽ
được giảm gần 100.000 đồng nếu
chọn điện theo bậc thang.
Ngược lại, giả sử một hộ gia đình
dùng hết 850 kWh/tháng thì tổng số
tiền điện tháng đó phải trả theo phương
án 1 là 2.262.000 đồng. Nếu tính
theo giá điện bậc thang của phương
án 2A thì tổng số tiền điện phải trả
là 2.576.000 đồng và tính theo điện
một giá là 2.298.000 đồng. Còn nếu
tính theo phương án 2B thì tổng số
tiền điện theo cách tính năm bậc là
2.310.000 đồng, tính theo điện một
giá là 2.457.000 đồng.
Phương án điện
một giá: Chưa thấy
dân được lợi
Nhiều ý kiến cho rằng đề xuất điệnmột giá với mức giá lên tới
trên 2.703 đồng/kWh và 2.889 đồng/kWh (chưa gồmVAT) là
quá cao so với giá bán lẻ điện bình quân là 1.864 đồng.
Theo ông Ngô Văn Tuyển, chuyên
gia về tài chính doanh nghiệp, nguồn
điện trong những năm tới sẽ rất
thiếu, nếu chúng ta không có chính
sách hợp lý thì sẽ không đáp ứng đủ
nguồn điện. “Mỗi năm nhu cầu sử
dụng điện lại tăng khoảng 5%. Do
đó, việc áp dụng giá bậc thang là
cần thiết để khuyến khích tiết kiệm
điện” - ông Tuyển nói.
Điện một giá 2.703 đồng
là quá cao
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho
biết đây là lần đầu tiên cơ quan soạn
thảo đưa ra hai phương án để lựa chọn,
là điều rất đáng hoan nghênh. Tuy
nhiên, ông Long cho rằng phương
án một giá điện, dự thảo đưa ra mức
giá lên tới trên 2.703 đồng/kWh và
2.889 đồng/kWh (chưa gồm VAT)
là mức giá quá cao. “Giá điện bình
quân chỉ 1.864,44 đồng mà dự thảo
tính với giá 2.703 đồng là quá cao.
Việc tính giá như thế dựa trên căn cứ,
cơ sở nào?” - ông Long đặt câu hỏi.
Ông Long cũng cho rằng hai
phương án này đều có ưu điểm và
nhược điểm, cần có sự xem xét, thẩm
định cụ thể mới đưa ra được phương
án nào tốt nhất. Nhưng quan điểm
chung là phương án được chọn phải
đảm bảo nhiệm vụ mà Chính phủ yêu
cầu. Đó là có chính sách an sinh xã
hội, hỗ trợ cho người nghèo.
Việc chia biểu giá bán lẻ điện bình
quân thành bậc thang là đúng vì Chính
phủ yêu cầu khuyến khích người dân
sử dụng tiết kiệm điện, nếu một bậc
thì không khuyến khích. “Trong từng
bậc phải tính toán giá như thế nào
để đảm bảo lợi ích giữa người bán
điện và người mua điện, phải đúng
bằng giá bán điện bình quân thì mới
chuẩn” - ông Long nói.
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, giảng
viên Học viện Tài chính, thì đề nghị
cơ quan soạn thảo lý giải vì sao giá
điện một giá lại cao hơn 145%-155%
so với mức giá bán lẻ điện bình quân
mà Chính phủ đã quy định.
Ông Thịnh cũng đặt vấn đề tại
sao cơ quan giá của Chính phủ, Cục
Quản lý giá (Bộ Tài chính) không
được tham gia việc định giá mà chỉ
có Bộ Công Thương xây dựng cơ cấu
biểu giá bán lẻ điện. “Trong dự thảo
này, vai trò của Bộ Tài chính rất mờ
nhạt, chỉ phối hợp xây dựng cơ chế
giá điện khuyến khích để áp dụng thí
điểm cho khách hàng tham gia vào
chương trình quản lý nhu cầu điện
và tính toán tiền hỗ trợ hằng năm
cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã
hội. Trong khi đó Cục Quản lý giá
chính là cơ quan quản lý giá của Nhà
nước, Chính phủ” - ông Thịnh nói.
Ông Thịnh cho rằng việc xây dựng
cơ cấu biểu giá bán lẻ điện phải do
Cục Giá xác định, trên cơ sở đề xuất
của Bộ Công Thương để làm rõ chi
phí đầu ra, đầu vào, các chi phí định
mức, các vấn đề khác...•
Đại diện Tập đoànĐiện lực Việt Namkiểmtra việc ghi chỉ số công tơ điện. Ảnh: NGÔCƯỜNG
Ông Thịnh cũng đề nghị
cơ quan soạn thảo lý giải
vì sao giá điện một giá
lại cao hơn 145%-155%
so với mức giá bán lẻ điện
bình quân mà Chính phủ
đã quy định.
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời đề xuất của UBND
TP.HCM về việc sử dụng phần đất trong hành lang an toàn
đường bộ đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
đoạn từ đường Võ Chí Công đến đường Nguyễn Duy Trinh
để kéo giảm tai nạn giao thông.
Theo Bộ GTVT, sau khi xem xét báo cáo của Tổng cục
Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT có ý kiến như sau:
Theo Luật Giao thông đường bộ, đường cao tốc là đường
dành riêng cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho
xe chạy hai chiều riêng biệt, không giao nhau cùng mức với
một và các đường khác, chỉ cho xe ra vào tại những điểm
nhất định. 
Căn cứ yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô cao
tốc, những điểm ra vào đường cao tốc (nút giao) bắt buộc
phải thiết kế nút giao khác mức liên thông nhằm không
tạo ra điểm xung đột giao thông, đảm bảo cho việc ra vào
đường cao tốc được thuận tiện và an toàn.
Theo hồ sơ thiết kế, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành
- Dầu Giây có khoảng cách giữa hai mép bệ trụ của cầu cạn
(đoạn đề nghị xây dựng đường đô thị) là 4,65 m. Trong khi
tuyến đường đề xuất xây dựng có bề rộng nền là 9,5 m, bề
rộng mặt đường xe chạy là 7,5 m. Như vậy một phần đường sẽ
nằm đè lên bệ trụ của đoạn tuyến cầu cạn trên đường cao tốc.
Hiện tại, hồ sơ chưa đánh giá ổn định công trình cầu cạn
khi có tải trọng tác dụng bổ sung lên bệ trụ cầu cạn. Ngoài
ra, tuyến đường đề xuất nằm giữa hai hàng trụ cầu cạn, các
phương tiện giao thông sẽ bị
hạn chế tầm nhìn. Đặc biệt tại
các nút giao sẽ ảnh hưởng đến
an toàn giao thông.
Tại nút giao đường cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây với đường vành đai 2 là
nút giao có dạng trumpet để kết
nối giao thông với đường Võ
Chí Công. Hiện tại, lưu lượng
phương tiện giao thông ra vào
cao tốc thông qua nút giao này
rất lớn, đặc biệt là vào ngày
cuối tuần, dịp nghỉ hè, lễ, tết.
Việc UBND TP.HCM đề xuất xây dựng tuyến đường đô thị
dưới gầm cầu cạn của cao tốc này sẽ cắt ngang qua nút giao
vành đai 2 dưới hình thức giao cùng mức, không phù hợp với
Luật Giao thông đường bộ. Đồng thời sẽ tạo điểm xung đột
giao thông ngay tại nút giao, gây ùn tắc giao thông trên đường
cao tốc, giảm hiệu quả khai thác tuyến đường cao tốc TP.HCM
- Long Thành - Dầu Giây. 
Do vậy, Bộ GTVT đề nghị
UBND TP.HCM chỉ đạo Sở GTVT
TP chủ trì, phối hợp với Cục Quản
lý đường bộ IV nghiên cứu các
giải pháp khác để sớm khắc phục
tình trạng ùn tắc, tai nạn giao
thông xảy ra tại khu vực đường
Nguyễn Duy Trinh trên địa bàn
quận 9.
ĐÀO TRANG
Dạcầucao tốc TP.HCM- LongThành
-DầuGiây, đoạnđườngđược SởGTVT
TP.HCMđề xuất làmđường.
Ảnh: ĐÀOTRANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook