209-2020 - page 11

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy12-9-2020
HOÀNGYẾN
H
ôm nay, 12-9, TAND quận Thủ
Đức (TP.HCM) mở phiên tòa
xét xử sơ thẩm hai vụ án trộm
cắp tài sản do hai bị cáo Quách Chinh
Nhân và Dương Thị Sen thực hiện.
Đây là hai vụ án được khởi tố sau
khi báo
Pháp Luật TP.HCM
đăng tải
loạt phóng sự điều tra về hai băng
nhóm chuyên móc túi hành khách đi
xe buýt ở khu vực Suối Tiên (giữa
quận Thủ Đức và quận 9, TP.HCM).
Phá án từ phản ánh
của báo
Hai bị cáo Quách Chinh Nhân
(sinh năm 1972, còn gọi là Nhân
“siêu nhân”, ngụ huyện Hóc Môn,
TP.HCM) và Dương Thị Sen (sinh
năm 1962, còn gọi là Gái Vọng, quê
Đà Nẵng) bị VKSND quận Thủ Đức
truy tố về tội trộm cắp tài sản. Các
bị cáo bị truy tố theo khoản 2 Điều
173 BLHS (hình phạt cao nhất đến
bảy năm tù).
Thẩm phán Vũ Thanh Lâm, Chánh
án TAND quận Thủ Đức, sẽ làm chủ
tọa hai phiên xử này.
Cáo trạng nêu ngày 15-10-2019,
báo
Pháp Luật TP.HCM
và các báo,
đài đăng loạt bài về tệ nạn móc túi
hành khách trên xe buýt tại khu vực
Suối Tiên. Sau các bài báo, công an
vào cuộc đưa Nhân về để đấu tranh
làm rõ. Cụ thể, ngày 28-10-2019,
Cơ quan CSĐT Công an quận Thủ
Đức khởi tố bị can, bắt tạm giam với
Quách Chinh Nhân và DươngThị Sen
để điều tra về tội trộm cắp tài sản.
Vụ án thứ nhất do bị cáo Quách
Chinh Nhân cầm đầu, thực hiện. Quá
trình điều tra cho thấy để có tiền tiêu
xài, Nhân và một số đối tượng đã bàn
bạc với nhau đến trạm xe buýt đối
diện khu Suối Tiên để móc túi hành
khách đi xe buýt. Từ ngày 24-9 đến
13-10-2019, Nhân cùng đồng phạm
thực hiện nhiều vụ trộm cắp. Trong
đó, ba vụ xác định được bị hại là
Tranhcãiviệccắtđiện,nước
nếuviphạmhànhchính
Các đại biểu có ý kiến khác nhau về việc có nên bổ
sung biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện,
nước là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt vi phạmhành chính hay không.
Ngày 11-9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM tổ
chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Bà Văn Thị Bạch
Tuyết (Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn
ĐBQH TP.HCM) chủ trì hội thảo.
Tại hội thảo, luật sư (LS) Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn
LS TP.HCM) cho rằng không nên bổ sung biện pháp ngừng
cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối
với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ vi phạm
là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính.
Theo LS Trạch, chính sách này chưa được đánh giá tác
động theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật. Biện pháp này ảnh hưởng lớn đến cá nhân, tổ
chức khác có liên quan đến cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc
bổ sung biện pháp này kèm với điều kiện “không làm ảnh
hưởng đến cá nhân, tổ chức khác” là không khả thi, khó áp
dụng. Chẳng hạn, trong trường hợp nhiều công ty cùng đặt
văn phòng tại một tòa nhà, việc cắt điện, nước đối với một
hay một vài công ty là khó thực hiện.
Cạnh đó, theo LS Trạch, việc cung cấp, sử dụng các dịch
vụ điện, nước là quan hệ dân sự dựa trên thỏa thuận theo
hợp đồng giữa tổ chức cung cấp dịch vụ và người sử dụng
dịch vụ. Nếu áp dụng biện pháp này thì cần có cơ chế phối
hợp giữa cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, thực hiện
quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính với tổ chức cung cấp dịch vụ điện, nước.
Bà Phan Thị Kim Phương (đại diện Bảo hiểm xã hội
TP.HCM) đồng tình với LS Trạch. Theo bà Phương, quan
trọng nhất ở đây bản chất là giao dịch dân sự thì không nên
quy định như vậy, dù biện pháp này có đem lại hiệu quả
tức thì.
Đại diện Sở Y tế TP.HCM cũng ủng hộ quan điểm không
bổ sung biện pháp cắt điện, nước vì đây là quan hệ dân sự,
không nên can thiệp và việc cắt điện, nước ảnh hưởng
rất lớn.
Ngược lại, ông Phạm Văn Dũng (Chánh Thanh tra Sở
VH&TT) cho rằng nên đưa biện pháp ngừng cung cấp điện,
nước vào và nên giới hạn trong lĩnh vực xây dựng để xử lý
các hành vi xây dựng trái phép. Chính phủ nên quy định rõ
ràng để tránh lạm quyền.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết cho rằng biện pháp dừng cung
cấp dịch vụ điện, nước Bộ Tư pháp đưa ra nhưng quy định
như thế nào cho phù hợp cần phải nghiên cứu thêm.
Tuy nhiên, việc đưa ra quy định này là để dừng ngay
hành vi vi phạm hành chính đó. Bà Tuyết lấy ví dụ như nhà
xây dựng trên đất nông nghiệp, không có giấy phép mà chỉ
có một biện pháp duy nhất là ngừng xây dựng.
Trong khi ban đêm, người vi phạm có thể xây nhiều căn
nhà thì cán bộ đâu mà xuống canh và cũng không canh
được. Chỉ có biện pháp cắt điện, nước là ngay lập tức việc
xây dựng đó sẽ dừng lại...
Đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng biện pháp cắt
điện, nước tác động rất hiệu quả nên trước đây Thanh tra
Sở Xây dựng cũng đã đề xuất biện pháp này.
Bà Ung Thị Xuân Hương (Hội Luật gia TP.HCM) cũng
ủng hộ phương án bổ sung biện pháp cắt điện, nước vì đây
là biện pháp cần thiết và được thực hiện ở giai đoạn cưỡng
chế thi hành chứ không phải giai đoạn đầu tiên, tức là khi
đối tượng bị xử phạt đã không tự nguyện thi hành.
YẾN CHÂU
Bênh con, mẹ lãnh án tù
Luật sư
Nguyễn
Hữu Thế
Trạch
phát
biểu
tại hội
thảo.
Ảnh: YC
Hômnay, xử băng
móc túi khu Suối Tiên
Từ loạt phóng sự điều tra của báo
Pháp Luật TP.HCM
các cơ quan
tố tụng đã vào cuộc điều tra và truy tố các bị cáo này ra trước TAND
quậnThủĐức (TP.HCM).
Bị cáoQuách ChinhNhân vàDương Thị Sen khi bị bắt. Ảnh: NGUYỄNTÂN
Kết quả điều tra
xác định từ ngày 28-9 đến
5-10-2019, Sen và Hiển
đã thực hiện nhiều vụ
móc túi của hành khách
đi xe buýt, chiếm đoạt tài
sản có tổng trị giá là 19
triệu đồng.
hành khách đi xe buýt số 33, số 99,
số 150, tổng giá trị tài sản chiếm đoạt
hơn 20 triệu đồng.
Còn tám vụ trộm cắp khác ở khu
vực trạm xe buýt đối diện khu Suối
Tiên đến nay vẫn chưa xác định được
các bị hại nên công an đã tách vụ án
để tiếp tục điều tra, xử lý sau.
Thành tích bất hảo của
trùm móc túi
Vụ thứ hai liên quan đến nhóm
móc túi của Dương Thị Sen và Bùi
Văn Hiển, cũng hoạt động tại khu
vực trạm xe buýt đối diện khu du
lịch Suối Tiên.
Theo đó, công an xác định Sen là đối
tượng có nhân thân xấu. Năm 2001,
Sen bị đưa vào cơ sở giáo dục. Cùng
thời gian này, Sen bị TANDquận Bình
Thạnh (TP.HCM) xử phạt hai năm tù
nhưng cho hưởng án treo về tội tàng
trữ trái phép chất ma túy. Năm 2002,
Sen bị TAND quận 11 (TP.HCM) xử
phạt hai năm sáu tháng tù về tội trộm
cắp tài sản. Năm 2003, Sen bị TAND
tỉnh Phú Yên xử phạt ba năm tù về
tội cướp tài sản. Tổng hợp hình phạt
chung là bảy năm sáu tháng tù.
Sau đó, Sen lại tiếp tục trộm cắp tài
sản và bị bắt trong vụ án móc túi hành
khách đi xe buýt trước khu Suối Tiên.
Kết quả điều tra xác định từ ngày
28-9 đến 5-10-2019, Sen và Hiển đã
thực hiện nhiều vụ móc túi của hành
khách đi xe buýt, chiếm đoạt tài sản
có tổng trị giá là 19 triệu đồng. Khi
bị bắt, Sen khai thêm hai vụ trộm cắp
khác nhưng công an chưa xác minh
được nên tách ra để tiếp tục điều tra,
xử lý sau.
Bùi Văn Hiển hiện đã bỏ trốn nên
cơ quan chức năng đã tách vụ án để
điều tra sau.
Mời bạn đọc xem lại thủ đoạn của
băng nhóm móc túi này trên báo
Pháp Luật TP.HCM Online
qua địa
chỉ
plo.vn
.•
Ngày 11-9, TAND TP Cần Thơ xét xử phúc thẩm đã bác
kháng cáo của bị cáo và bị hại, tuyên y án sơ thẩm, phạt
Bùi Thị Trang (47 tuổi) sáu tháng tù về tội cố ý gây thương
tích.
Trước đó, bị cáo kháng cáo xin hưởng án treo, bị hại
kháng cáo yêu cầu bồi thường thêm 5 triệu đồng tiền tổn
thất tinh thần và tăng hình phạt đối với bị cáo.
HĐXX nhận định bị cáo và bị hại không có mâu thuẫn,
vì nghi ngờ bị hại đánh con nên gây ra sự việc. Mức án cấp
sơ thẩm tuyên là mức khởi điểm của khung hình phạt.
Bị hại kháng cáo nhưng không có chứng cứ mới. Mâu
thuẫn xuất phát từ phía bị hại cạnh tranh không lành
mạnh trong buôn bán, thiệt hại của bị hại không lớn.
Theo hồ sơ, tháng 8-2019, có hai vợ chồng đến tiệm N.
tại chợ Ô Môn để mua quần áo và xảy ra đánh nhau. Lúc
này, chủ tiệm T. bán quần áo gần đó đã quay clip diễn
biến sự việc và đăng lên mạng xã hội.
Hôm sau, Trang cùng con đến tiệm T. yêu cầu chủ
tiệm xóa đoạn video trên nhưng không được nên đã đánh
người này. Sau đó, cha của chủ tiệm T. đem dao đến tiệm
N. hỏi chuyện. Hai bên xảy ra xô xát nhưng được can
ngăn. Khi con của bị cáo Trang và một người nữa chuẩn
bị lên công an làm việc thì có một nhóm bốn người đến
tìm đánh.
Trong lúc dọn quần áo, em của chủ tiệm T. nghe tiếng
la tưởng người nhà bị đánh nên mang cây sắt ra xem thì
bị Trang giật cây sắt đánh lại, gây thương tích 5%.
NHẪN NAM
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook