209-2020 - page 14

10
Bạn đọc -
ThứBảy12-9-2020
Quản lý sao để không bỏ quên
trẻ trên xe đưa đón?
Trước sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học
Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), chiều 9-9, chủ tịch
HĐQT đã triệu tập ban giám hiệu và cán bộ
liên quan họp khẩn cấpđể nắmbắt tình hình.
Sau khi kiểmtra camera ở thời điểmxe đến
trường, hình ảnh cho thấy cô phụ trách xe và
tài xế đã bỏ qua việc đi xuống cuối xe kiểm
tra theo quy định.
Sau đó, trường đã ra quyết định kỷ luật hai
nhân viên liên quan đến sự việc, thay cán bộ
phụ trách xe.
Cùng với đó, trường quyết định đẩy sớm
giờ báo cáo sĩ số HS của giáo viên chủ nhiệm
lớp lên 7 giờ 50 hằngngày (thời gianquy định
cũ là 8 giờ 15). Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra
thông tin HS nghỉ không phép trên kênh
thông tin nội bộ nhà trường, sau đó gọi điện
thoại để xác nhận thông tin với cha mẹ HS.
Trường hợp không liên lạc được, giáo viên
chủ nhiệm báo cho văn phòng trường. Sau
8 giờ 15, văn phòng phải gọi điện thoại cho
chamẹ HS để xác nhận thông tin, nếu không
gọi được phải báo ngay ban giámhiệu để kịp
thời xử lý.
TUYẾN PHAN
Trường ra phương án khắc phục chuyện bỏ quên học sinh
NGUYỄNHIỀN
-NGUYỄNQUYÊN
T
rong tuần qua, thông tin
về vụ việc một học sinh
(HS) bị bỏ quên trên ô
tô chở HS của trường nhận
được nhiều sự quan tâm của
bạn đọc.
Sự việc trên xảy ra vào sáng
9-9 tại Trường Tiểu học Đoàn
Thị Điểm, Hà Nội.
Theođó, 7giờ15 cùngngày,
sau khi trả HS ở cổng số 4,
nhân viên lái xe đã lái xe về
cổng số 1 của nhà trường để
đậu. Lúc xuống xe, cô phụ
trách xe và tài xế đã chủ quan
bỏ qua việc đi xuống cuối xe
kiểm tra trước khi xuống xe
nên đã bỏ sót một HS lớp 3
trên xe.
Đến 8 giờ 1 phút, HS nói
trên đã tựmở cửa xe để đi vào
trường từ cổng số 1.
Mong các cô
cẩn thận hơn
Chị Nguyễn Thu Hồng, ở
quận Tân Phú, TP.HCM, cho
biết: “NghemấyvụbỏquênHS
trên xe tôi rất lo, bởi thường
các cháu phải dậy rất sớm để
chuẩn bị nên khi lên xe hay
ngủ quên. Đến trường, cô phụ
trách không hoặc quên kiểm
tra lại thì khả năng các em bị
bỏ quên là rất cao.
Ngoài ra, việc điểm danh
các em tại lớp cũng phải
phối hợp chặt chẽ để tránh
trường hợp bỏ quên HS. Để
tránh tình trạng bị bỏ quên
trên xe, tôi hay dặn con khi
lên xe phải ngồi kế một bạn
thân và dặn dò nhau nếu bạn
nào ngủ quên thì bạn kia kêu
dậy khi đến nơi”.
“Tôi nghĩ ngoài chuyện
điểm danh, kiểm tra các em
HS trước khi xuống xe thì
nhà trường nên yêu cầu các
cô phụ trách chụp ảnh tập
thể các em khi xuống xe.
Sau đó gửi vào nhóm Zalo
phụ huynh để kiểm tra. Như
thế, các phụ huynh có thể
theo dõi và an tâm hơn khi
con mình đến trường” - anh
Trần Hữu Nghĩa, ở quận Tân
Bình, TP.HCM, chia sẻ.
Dưới thông tin bài viết nêu
trên, một số bạn đọc bình luận
mong nhà trường có biện pháp
kiểm đếm HS chặt chẽ hơn.
Bạn đọc Huyền Ngọc bình
luận: “Việc kiểm tra các HS
trước khi xuống xe là quan
trọng nhất. Sự việc lần này
với em HS lớp 3 ở Hà Nội
là may mắn vì em HS biết
cách mở cửa tự xuống xe,
nếu em ngủ quên luôn trên
xe thì không biết chuyện gì
xảy ra. Câu chuyện của em
HS ở Trường Gateway trước
đây đã quá đau lòng. Mong
các cô cẩn thận hơn!”.
“Trong vụ này cũng may
là cháu bé lớp 3 cũng đã lớn
nên ý thức hơn chứ lớp 1 thì
không biết sao. Mong là tất
cả các trường có đưa đón HS
bằng xe đưa rước phải có giải
pháp chặt chẽ để quản lý HS
của mình” - bạn đọc Thanh
Mai nêu ý kiến.
Dạy thêm kỹ năng
cho học sinh
Từ câu chuyện trên, nhiều
bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi
là các trường đang thực hiện
việc đưa đón HS như thế nào.
Chúng tôi liên hệ với một đơn
vị trường học tại TP.HCM để
hiểu rõ hơn quy trình đưa đón.
Bà Đỗ Ngọc Chi, Hiệu
trưởng Trường Tiểu học
Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1,
TP.HCM, cho hay năm học
2020-2021 trường có ký hợp
đồng với một đơn vị đối tác sử
dụng xe đưa đón trên 30 HS.
Quy trình đưa đón HS có
sự thống nhất chặt chẽ giữa
nhà trường, đối tác và phụ
huynh ngay từ đầu trước khi
thực hiện.
Đối với việc đón HS, bảo
mẫu (phía đối tác) sẽ đón HS
tại nhà theo giờ thống nhất
với phụ huynh và HS được
điểm danh trên xe. Khi đến
trường, bảo mẫu bàn giao
HS cho bảo vệ nhà trường,
có điểm danh và ký sổ.
Khi vào lớp, bảo mẫu phụ
trách lớp (củanhà trường) điểm
danh HS một lần nữa. Trong
trường hợp HS có tên trong
danh sách vắng, bảo mẫu sẽ
gọi điện thoại trực tiếp cho
phụ huynh để nắm tình hình
HS hôm nay có đến trường
bằng xe đưa rước không. Sau
đó, bảo mẫu phụ trách lớp sẽ
báo cáo điểm danh về văn
phòng trường.
Cũng theo bà Chi, việc
trả HS cũng được thực hiện
nghiêm ngặt. Bảo mẫu phụ
trách lớp của trường bàn giao
HS đi xe đưa rước cho nhân
viên phụ trách thư viện tại
thư viện.
Nhân viên thư viện sẽ tập
trung, điểm danh HS (theo
danh sách xe) và bàn giao
cho bảo mẫu (phía đối tác)
có ký nhận trong sổ. Sau đó,
bảo mẫu nhận HS và hướng
dẫn các em ra về. Cuối cùng,
nhà xe trả HS tại vị trí đón
lúc sáng và bàn giao cho phụ
huynh HS.
Bà Chi cho biết thêm, nhà
trường luôn chú trọng giáo
dục kỹ năng cần thiết cho
HS để có ý thức chấp hành
tốt những quy định khi đi và
về trên xe đưa rước, biết tự
bảo vệ bản thân nhằm đảm
bảo an toàn cho chính mình.
Mặt khác, HScũngđược rèn
luyện kỹ năng ứng xử trước
tình huống có vấn đề để đảm
bảo an toàn cho bản thân.
Việc học sinh khi lên xuống xe hay điểmdanh tại lớp đều phải chặt chẽ để tránh việc bỏ quên các em trên xe.
Học sinhmới vào lớp1 sẽ đóngBHYTnhư thế nào?
Nóng trong tuần
“Tôi hay dặn con
khi lên xe phải ngồi
kế một bạn thân và
dặn dò nhau nếu
bạn nào ngủ quên
thì bạn kia kêu dậy
khi đến nơi” - chị
Nguyễn Thu Hồng.
Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM và
Bảo hiểm xã hội TP.HCM (BHXH)
đã có công văn hướng dẫn thực hiện
công tác thu bảo hiểm y tế (BHYT)
đối với học sinh, sinh viên (HS, SV)
trong năm học 2020-2021 tại các
trường học trên địa bàn.
Theo đó, đối với trường hợp HS, SV
năm đầu cấp hoặc đã tham gia BHYT
gián đoạn trong năm học trước thì tham
gia BHYT ngay từ đầu năm học.
Về phương thức đóng, HS, SV sẽ
đóng tại nhà trường nơi đang theo
học. Nhà trường có trách nhiệm lập
danh sách tham gia BHYT, tổ chức
thu tiền đóng BHYT HS, SV, chuyển
nộp cho cơ quan BHXH.
Khi nhận đủ hồ sơ và số tiền đóng
đã chuyển vào tài khoản cơ quan
BHXH, cơ quan BHXH có trách
nhiệm phát hành và chuyển giao thẻ
BHYT kịp thời cho nhà trường để
phát cho HS, SV.
Giá trị thẻ BHYT đối với học sinh
lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày
1-10 năm đầu tiên của cấp tiểu học
hoặc ngày 1-11, hoặc 1-12, hoặc tháng
liền kề của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá
trị sử dụng đến ngày 30-9 của năm đó.
Đối với HS, SV năm thứ nhất của
khóa học, thẻ có giá trị sử dụng từ
ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của
học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử
dụng. Đối với HS, SV năm cuối của
khóa học, thẻ có giá trị sử dụng đến
ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
Cũng theo công văn hướng dẫn
này, HS, SV có thể đăng ký theo các
phương thức đóng: ba tháng, sáu tháng,
chín tháng và 12 tháng. Tổng mức
đóng BHYT được tính như sau: Tham
gia ba tháng là 201.150 đồng; sáu tháng
là 402.300 đồng; chín tháng là 603.450
đồng và 12 tháng là 804.600 đồng.
Trường hợp tham gia phương thức
ba tháng, sáu tháng khi thẻ sắp hết hạn,
nhà trường có nhiệm vụ đôn đốc HS,
SV tiếp tục đăng ký tham gia để thẻ có
giá trị liên tục đến hết năm tài chính.
Đối tượng HS, SV thuộc hộ gia đình
nghèo, cận nghèo, theo quy định phải
tham gia BHYT tại địa phương (đối
tượng này được ngân sách nhà nước hỗ
trợ 70%). Nếu chưa tham gia BHYT
ở địa phương thì tham gia BHYT HS,
SV tại trường. Nếu sau đó được cấp
thẻ theo đối tượng khác thì sẽ được
hoàn trả tiền theo quy định.
VÕ HÀ
Phản hồi
Đã thay nắp hố ga
Báo
Pháp
Luật TP.HCM
ngày 4-9 phản
ánh trên quốc
lộ 1K (khu phố
Tân An, phường
Tân Đông Hiệp,
TP Dĩ An, Bình
Dương) có hố ga
hỏng nắp, nguy
hiểm cho người
và xe qua đây
(ảnh 1).
Sau khi báo
phản ánh, cơ
quan chức năng
đã gắn nắp mới
(ảnh 2).
SÔNG HƯƠNG
1
2
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook