221-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy26-9-2020
Lo thiệt hại ngàn tỉ vì thay đổi về
ghi nhãn hàng hóa
Thông tin tại các hội thảo lấy ý kiến đề xuất
nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định 43 vừa
được tổ chức mới đây, ông Trần Quốc Tuấn,
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm
hàng hóa, cho biết: Ban soạn thảo đưa ra sáu
nội dung sửa đổi. Trong đó có bổ sung phạm
vi điều chỉnh của Nghị định 43 gồm cả hàng
hóa xuất khẩu… nhằm ngăn chặn việc sản
xuất hàng giả tại Việt Nam để xuất khẩu ra
nước ngoài. Cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung
quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên
nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu nhằm
tránh gian lận về xuất xứ hàng hóa…
Vềvấnđềnày,ôngTrươngĐìnhHòe,Tổngthư
kýHiệphội Chếbiếnvàxuất khẩu thủy sảnViệt
Nam, cho rằng để chống gian lận thươngmại,
nếu cần ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu
thì Nghị định 43 hiện hành đã có sẵn các điều
quy định rất phù hợp rồi. Như khoản 1 Điều 9
yêu cầu bảo đảmghi nhãn trung thực, rõ ràng,
chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng
hóa; khoản 1 Điều 15 về xuất xứ hàng hóa. Do
đó, chỉ cần quy định hàng hóa xuất khẩu phải
tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu là đủ.
Đã có sẵn các quy định rất phù hợp rồi
ANHIỀN
B
ộ KH&CN đang lấy ý
kiến cho dự thảo sửa
đổi, bổ sung Nghị định
số 43/2017 về nhãn hàng
hóa (gọi tắt là dự thảo sửa
đổi Nghị định 43), dự kiến
sẽ ban hành và có hiệu lực
vào tháng 6-2021. Hàng loạt
doanh nghiệp (DN), hiệp hội
đã đồng loạt có công văn góp
ý đề nghị không sửa đổi nghị
định này.
“Môi trườngkinhdoanh
bất ổn, tốn kém”
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, bàHoàngNgọcÁnh,
Quyền Tổng thư ký Hiệp hội
Dệt may Việt Nam (VITAS),
cho biết các DN mong muốn
cómột môi trường kinh doanh
với luật pháp ổn định, chí ít
là 5-10 năm để yên tâm kinh
doanh. Tuy nhiên, các quy
định về ghi nhãn hàng hóa
thay đổi liên tục, cứ 1-2 năm
lại thay đổi một lần.
“Điều này khiến cộng đồng
DNvôcùngmệtmỏivàtốnkém
hàng ngàn tỉ đồng do phải thay
đổi nhãn quá thường xuyên,
làm môi trường kinh doanh
trở nên bất ổn” - bà Ánh nói.
Bà Ánh dẫn chứng nhiều đề
xuất mới trong dự thảo sửa đổi
Nghị định 43 có sự bất hợp
lý, tạo ra rào cản thương mại.
Đơn cử như dự thảo yêu cầu
phải ghi tên thương nhân chịu
trách nhiệmhàng hóa, thường
là nhà nhập khẩu, lên nhãn
gốc mới được thông quan.
“Vậy hàng hóa trước khi
nhập về Việt Nam phải dán
nhãn “nhà nhậpkhẩuMay10”,
“nhà nhập khẩu Việt Tiến”...
thì mới được nhập hay sao?”
- bà Ánh đặt câu hỏi.
Trong khi đó, hàng hóa từ
nhà sản xuất có thể xuất đi rất
nhiều nước nên họ không thể
đáp ứng yêu cầu riêng biệt cho
Việt Nam, trừ khi nước tamua
hàng khối lượng lớn và liên
tục trong một thời gian dài để
họ có thể làm nhãn riêng cho
thị trường Việt Nam. Thêm
nữa, sản phẩm có thể gia công
tại nhiều địa điểm khác nhau,
nhiều nước khác nhau nên nhà
sản xuất không thể thể hiện
hết thông tin địa chỉ gia công
này trên nhãn gốc sản phẩm.
“Do đó, việc yêu cầu ghi
đầy đủ thông tin của tổ chức
sản xuất, tổ chức cá nhân nhập
khẩu ở Việt Nam trên nhãn
gốc là không khả thi. Điều
này tạo ra rào cản thương mại
cho tất cả hàng hóa nhập khẩu
và vi phạm các điều khoản
của Hiệp định EVFTA cũng
như các FTAkhác” - bà Ánh
khẳng định.
Đại diện VITAS cũng cho
rằng dự thảo yêu cầu hàng
hóa chỉ để cho xuất khẩu
cũng phải tuân thủ quy định
ghi nhãn của Việt Nam (Nghị
định 43 hiện hành chỉ áp dụng
đối với hàng hóa lưu thông tại
Việt Nam và hàng hóa nhập
khẩu - PV). Quy định này
sẽ gây khó khăn rất lớn cho
xuất khẩu, trong khi đó các
DN đang hết sức khó khăn
vì dịch COVID-19.
Cùngquanđiểm,ôngTrương
Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp
hội Chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam (VASEP),
cho rằng hàng hóa xuất khẩu
không tiêu thụ tại thị trường
Việt Nam mà phải ghi nhãn
theo quy định pháp luật nước
ta và cả pháp luật nước xuất
khẩu là rất bất hợp lý, gây tốn
kém mà không có lợi ích gì
cho người tiêu dùng. Thậm
chí quy định này cũng không
khả thi khi pháp luật nước ta
và pháp luật nước nhập khẩu
có điểm khác biệt.
“Ngành thủy sản mỗi năm
xuất khẩu hàng triệu tấn thành
phẩm thủy sản, hay ngành da
giày mỗi năm xuất khẩu hơn
1 tỉ đôi giày dép các loại thì
nếu phải thay đổi nhãn mới,
chỉ riêng ngành da giày đã tốn
hơn 100 tỉ đồngmỗi năm. Nếu
tất cả ngành sản xuất khác đều
phải thay nhãn, tổng thiệt hại
của tất cả ngành kinh tế đó sẽ
lên tới hàng ngàn tỉ đồng” - đại
diện VASEP cho biết.
Các DN, hiệp hội cũng
cho rằng hàng xuất gia công
thường chỉ ghi tên của chủ sở
hữu (như Cotsco, Walmart,
AquaStar....) theo luật của
Mỹ và châu Âu. Trong khi
đó, dự thảo sửa đổi Nghị
định 43 lại bắt ghi tên nhà
sản xuất theo luật Việt Nam
thì chắc chắn nhiều đối tác
không chấp nhận.
Chưa cần phải sửa
đổi Nghị định 43
Cùng với nhiều hiệp hội
khác, Hiệp hội Sữa Việt Nam
(VDA) cũng vừa có văn bản
gửi Cục Quản lý chất lượng
hàng hóa - đơn vị chủ trì soạn
thảo để góp ý về dự thảo này.
Theo VDA, hầu hết đơn
vị thành viên của VDA đều
cho rằng trong thời gian qua,
Nghị định 43 hiện hành quy
định về nhãn hàng hóa cơ bản
đã đáp ứng công tác quản lý
nhãn hàng hóa tại Việt Nam,
nhất là nhãn của sữa và sản
phẩm chế biến từ sữa. “Do
vậy, việc sửa đổi, bổ sung
trong giai đoạn này VDA
thấy chưa cần thiết” - PGS-
TS Trần Quang Trung, Chủ
Các DN mong muốn
có một môi trường
kinh doanh với luật
pháp ổn định, chí ít
là 5-10 năm để yên
tâm làm ăn.
tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam,
nêu quan điểm.
BàHoàngNgọcÁnh,Quyền
Tổng thư ký Hiệp hội Dệt
may Việt Nam, cũng kiến
nghị không sửa đổi Nghị định
43 cho những lĩnh vực đã có
quy định rõ ràng, trừ khi có
vấn đề rất nghiêm trọng đến
an sinh xã hội, an ninh quốc
gia và đã có báo cáo tác động
chứng minh. Chỉ bổ sung quy
định cho những lĩnh vực còn
thiếu như nhãn điện tử để tạo
thuận lợi cho DN.
“Theo chúng tôi, Nghị định
43 là khá đầy đủ, không có
vấn đề gì lớn nên không phải
sửa” - bà Ánh nhấn mạnh.
Với những vấn đề không
lớn, bà Ánh cho rằng nên để
2-3 năm nữa khi kinh tế ổn
định trở lại sẽ xem xét sửa
nghị định. Qua đó để tạo môi
trường kinh doanh ổn định và
không gây tốn kémkhông cần
thiết cho DN.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ôngTrầnQuốcTuấn,
Cục trưởng Cục Quản lý chất
lượng sản phẩmhàng hóa, Bộ
KH&CN - đơn vị xây dựng dự
thảo, giải thích việc sửa đổi
một số nội dung củaNghị định
43 được thực hiện trên quan
điểm chỉ xem xét sửa những
gì vướng mắc. Qua đó để tạo
thuận lợi chomôi trường kinh
doanh nhưng đồng thời phải
bảo vệ được lợi ích quốc gia
và quyền lợi người tiêu dùng.
“Chúng tôi đã nhận được
các ý kiến góp ý đó và đang
tổng hợp, xử lý để báo cáo
ban soạn thảo” - ông Tuấn
thông tin.•
Các quy định về ghi nhãn hàng hóa thay đổi liên tục khiến các doanh nghiệp vô cùng tốn kém, mệt mỏi.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc liên tục thay đổi quy định về ghi nhãn hàng hóa gây tốn kém,
mệtmỏi. Trong ảnh: Khách nước ngoài tìmhiểu trái cây xuất khẩu Việt Nam. Ảnh: QUANGHUY
ChuyêngiaMỹ tới ViệtNam, xuất khẩu trái cây khơi thông trở lại
Ngày 25-9, tại trung tâm chiếu xạ Sơn Sơn
(TP.HCM), Cục Bảo vệ thực vật (BVTV)
thuộc Bộ NN&PTNT và Đại sứ quán Mỹ
tại Việt Nam đã tổ chức họp báo về công tác
kiểm dịch thực vật thúc đẩy xuất khẩu trái cây
sang Mỹ. Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng
Cục BVTV, từ ngày 25-3 đến nay, Việt Nam
đã xuất khẩu được trên 2.000 tấn trái cây tươi,
góp phần hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp
trong thời kỳ dịch COVID-19 đầy khó khăn.
Mặc dù tới nay tình hình COVID-19 vẫn
diễn biến phức tạp, song phía Mỹ cũng quan
tâm, hỗ trợ đến công tác xuất khẩu trái cây
nên đã cân nhắc và quyết định cử chuyên gia
kiểm dịch thực vật trở lại Việt Nam làm việc.
“Đây chính là bằng chứng thể hiện sự
quan tâm và ủng hộ rất lớn của Mỹ đối với
thương mại nông sản của Việt Nam. Đồng
thời cũng là hành động thiết thực của hai cơ
quan kiểm dịch thực vật nhằm kỷ niệm 25
năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ” -
ông Trung nói.
Trong thời gian tới, Cục BVTV sẽ tiếp
tục hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức
năng của Mỹ để kịp thời giải quyết mọi nội
dung liên quan đến thương mại nông sản có
nguồn gốc thực vật. Qua đó góp phần thúc
đẩy thương mại song phương giữa hai nước.
Tại buổi họp báo, chuyên gia Mỹ Timothy
Westbrook cho biết đối với xuất khẩu trái
cây tươi, hiện hai bên đang áp dụng chương
trình kiểm tra trước xuất khẩu. Chương trình
này bắt đầu hoạt động từ năm 2008. Cho tới
nay, trong khuôn khổ của chương trình đã có
sáu loại trái cây của Việt Nam được Mỹ cho
phép xuất khẩu gồm thanh long, chôm chôm,
nhãn, vải, vú sữa, xoài với kim ngạch khoảng
20 triệu USD/năm.
Q.HUY - T.UYÊN
Chuyên giaMỹ tới Việt Nam, xuất khẩu trái
cây sang thị trường này khơi thông trở lại.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook