221-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBảy26-9-2020
Hơn 3 tháng nữa, tuổi hưu
cả nam và nữ đều tăng
VIẾT LONG
B
ộLĐ-TB&XHvừahoàn
thiện dự thảo nghị định
của Chính phủ quy định
về tuổi nghỉ hưu và điều kiện
hưởng lương hưu. Trong đó,
dự thảo đưa ra lộ trình điều
chỉnh tuổi nghỉ hưu của nữ từ
55 lên 60, nam từ 60 lên 62.
Đối tượng tăng, giảm
tuổi nghỉ hưu
Theo cơ quan này, Bộ luật
Lao động năm 2019 (có hiệu
lực từ 1-1-2021) quy định
người lao động (NLĐ) làm
việc trong điều kiện lao động
bình thường kể từ năm 2021,
mỗi năm tăng ba tháng với
nam và bốn tháng với nữ để
tuổi nghỉ hưu của nữ là 60
vào năm 2035, nam là 62 vào
năm 2028.
Việc quy định tuổi nghỉ hưu
đảmbảo nguyên tắcNLĐnghỉ
việc hưởng lương hưu trong
cùng một năm thì điều kiện
về tuổi hưởng lương hưu là
giống nhau.
Đối với lao động nam sinh
từ tháng 1 đến tháng 9-1961
sẽ nghỉ hưu vào năm 2021
và tuổi nghỉ hưu sẽ là 60
tuổi ba tháng. Nếu NLĐ sinh
từ tháng 10-1961 đến tháng
6-1962 sẽ nghỉ hưu vào năm
2022, tuổi nghỉ hưu sẽ là 60
tuổi sáu tháng…
Với lao động nữ sinh từ
tháng 1 đến tháng 8-1966
sẽ nghỉ hưu vào năm 2021,
tuổi nghỉ hưu sẽ là 55 tuổi
bốn tháng. Lao động nữ sinh
từ tháng 9-1966 đến tháng
4-1967 sẽ nghỉ hưu vào năm
2022, tuổi nghỉ hưu sẽ là 55
tuổi tám tháng.
Nghị định cũng quy định
NLĐ có thể nghỉ hưu ở tuổi
thấp hơn nhưng không quá
năm tuổi. Các
trườnghợpnày
baogồmngười
bị suy giảm
khả năng lao
động từ 61%
trở lên; có từ
đủ 15 năm trở
lên làm nghề,
côngviệc nặng
nhọc, độc hại,
nguy hiểmhoặc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguyhiểmthuộc
danh mục Bộ LĐ-TB&XH
ban hành.
NLĐ có từ đủ 15 năm trở
lên làm việc ở vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn theo danh mục do
Bộ LĐ-TB&XH ban hành,
bao gồm cả thời gian làm
việc ở nơi có phụ cấp khu vực
hệ số 0,7 trở lên trước ngày
1-1-2020 cũng được nghỉ hưu
trước tuổi.
Với người
đượ c n g h ỉ
hưu ở tuổi
cao hơn, Bộ
LĐ-TB&XH
cho biết khu
vực doanh
nghiệp hoàn
toàn chủ động
trong việc giữ
lao động có trình độ cao. Tuy
nhiên, đối với khu vực nhà
nước, có những lo ngại về
“ở lâu giữ ghế” hoặc mất cơ
hội việc làm cho lao động
trẻ nên nghị định được điều
chỉnh cho phù hợp.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của
cán bộ, công chức, viên chức
được thực hiện theo quy định
của Luật Cán bộ, công chức
và Luật Viên chức. Riêng
đối với tuổi nghỉ hưu cao
hơn sẽ chiếu theo quy định
tại Nghị định số 104/2020
của Chính phủ về nghỉ hưu
ở tuổi cao hơn đối với công
chức, viên chức.
Với người được nghỉ
hưu ở tuổi cao hơn,
Bộ LĐ-TB&XH cho
biết khu vực doanh
nghiệp hoàn toàn
chủ động trong
việc giữ lao động có
trình độ cao.
Cần làm rõ một số
nội dung
Thẩm tra nghị định này, Bộ
Tư pháp cho rằng quy định
nghỉ hưu thấp hơn năm năm
đối với trường hợp NLĐ bị
suy giảm khả năng lao động
từ 61% trở lên chưa bao quát
hết các trường hợp NLĐ bị
suy giảm khả năng lao động
trên thực tế như đã được quy
định chi tiết tại Điều 55 và
Điều 56 Luật Bảo hiểm xã
hội (BHXH).
Cụ thể, như trường hợp
người bị suygiảmkhả năng lao
động từ 61% đến dưới 81%;
trường hợp NLĐ bị suy giảm
khả năng lao động từ 81% trở
lên; trường hợp NLĐ vừa có
thời gian làm nghề, công việc
đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm, vừa bị suy giảm
khả năng lao động từ 61%
trở lên...
“Dođó,đểđảmbảotínhthống
nhất, rõ ràng, minh bạch trong
quá trình thực hiện, phù hợp
với Luật BHXH, đề nghị cơ
quan chủ trì soạn thảo nghiên
cứu, bổ sung quy định chi tiết
các trường hợp NLĐ bị suy
giảm khả năng lao động được
nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tại
dự thảo nghị định, hoặc viện
dẫn các quy định liên quan của
pháp luật BHXH…” - Bộ Tư
pháp ý kiến.
Đối với trường hợp nghỉ
cao hơn tuổi quy định, Bộ Tư
pháp cũng yêu cầu cơ quan
soạn thảo rà soát, nghiên cứu,
bổ sung quy định về nghỉ hưu
ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu
trong điều kiện lao động bình
thường cho phù hợp.•
Sáng 25-9, ĐH Quốc gia TP.HCM đã tổ chức lễ ra mắt
chương trình cho sinh viên (SV) vay ưu đãi học tập tại
ĐH Quốc gia TP.HCM.
Theo đó, từ năm nay, SV đang theo học tại các trường
thuộc hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ được vay tiền học
tập với lãi suất 0%. Lãi này do Quỹ phát triển ĐH Quốc gia
TP.HCM hỗ trợ lãi suất từ nguồn tài trợ cho chương trình.
ThS Nguyễn Thanh Nguyên, Phó Giám đốc Quỹ phát triển
ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết số lượng SV và số tiền được
vay sẽ tùy thuộc vào mức học phí của cơ sở đào tạo và hội
đồng xét duyệt ĐH Quốc gia TP.HCM quyết định.
Đối tượng được vay vốn là những SV hiếu học, có hoàn
cảnh khó khăn đang theo học tại các cơ sở đào tạo của ĐH
Quốc gia TP.HCM.
Cụ thể gồm: SV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi
cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao
động; SV là thành viên của gia đình thuộc một trong các
đối tượng: Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp
luật; hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối
đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ
gia đình nghèo theo quy định của pháp luật; SV mà gia
đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, hỏa
hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của
UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Về điều kiện vay, theo ông Nguyên, đối với SV năm nhất
phải có giấy xác nhận nhập học của cơ sở đào tạo. Đối với
SV năm thứ hai trở lên phải có kết quả học tập đạt trung bình
- khá (tương đương 6,5/10) trở lên và đạt điểm đánh giá rèn
luyện 70/100 trở lên; SV cam kết tốt nghiệp trong thời gian
quy định của khóa học (không tính thời gian được phép gia
hạn); SV chưa tham gia vay ở các tổ chức tín dụng khác; SV
đang không trong quá trình bị kỷ luật, đình chỉ học tập.
Về trả nợ, ông Nguyên cho biết SV phải trả nợ gốc lần
đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập nhưng
không quá 12 tháng kể từ ngày SV kết thúc khóa học (kể
cả trường hợp chưa có việc làm ổn định).
Thời gian cho vay tối đa là tám năm. Trong đó, năm
năm là thời gian ân hạn trả nợ gốc tối đa tính theo thời
gian học ĐH cộng thêm một năm sau khi tốt nghiệp. Hai
năm còn lại là khoảng thời gian được tính từ ngày người
vay phải trả nợ gốc đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi.
PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia
TP.HCM, cho biết đây là lần đầu tiên ĐH Quốc gia
TP.HCM triển khai chương trình cho SV vay ưu đãi học
tập. Hiện tổng số SV đang theo học trong hệ thống khoảng
70.000 người. Mỗi năm, theo lộ trình, học phí ĐH sẽ dần
được điều chỉnh tăng để đảm bảo nâng chất lượng đào tạo.
Đây sẽ là áp lực không nhỏ cho SV, nhất là trong bối cảnh
bị ảnh hưởng dịch COVID-19 thời gian qua.
Do đó, ĐH Quốc gia TP.HCM muốn xây dựng chương
trình vay vốn nhằm hỗ trợ SV có hoàn cảnh khó khăn có
thể trang trải một phần kinh phí trong quá trình học ĐH.
Đảm bảo cho SV không phải bỏ học vì lý do không có khả
năng đóng học phí.
PHẠMANH
Tiêu điểm
Điều kiện hưởng
lương hưu
NLĐ muốn nhận lương hưu
phải thamgia BHXHđủ20năm
trở lên. Riêng laođộngnữ làcán
bộ, công chức cấp xã hoặc là
ngườihoạtđộngkhôngchuyên
trách ở xã, phường, thị trấn thì
điều kiện là khi nghỉ việc có
tổng thời gian đóng BHXH tự
nguyện và BHXH bắt buộc từ
đủ 15 năm đến dưới 20 năm.
Từ ngày 1-1-2021, bắt đầu lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của cả namvà nữ. Những người làm công việc
nặng nhọc, độc hại được nghỉ sớmhơn quy định nămnăm.
Việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu được cho là để ứng phó với già hóa dân số. Ảnh: V.LONG
Sở Nội vụ tỉnh Bình Định vừa có văn bản
gửi Bộ LĐ-TB&XH về việc hướng dẫn tuổi
nghỉ hưu cho cán bộ, công chức, viên chức.
Vì theo cơ quan này, từ ngày 1-1-2021 thực
hiện tăng tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công
chức, viên chức. Theo quy định của Luật Cán
bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức
năm 2010, cơ quan phải thông báo thời
gian nghỉ hưu cho đối tượng trên 3-6 tháng.
Như vậy, từ nay đến hết năm 2020, các
cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ,
công chức, viên chức phải thực hiện thông
báo trước sáu tháng và quyết định nghỉ
hưu trước ba tháng đối với một số trường
hợp đến tuổi nghỉ hưu từ tháng 1 đến
tháng 6-2021.
Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể về
việc kéo dài tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công
chức, viên chức trong năm 2021 và các năm
tiếp theo nên không thể xác định được thời
điểm thông báo và ra quyết định nghỉ hưu.
“Chúng tôi rất mong muốn có hướng dẫn
để địa phương thực hiện” - Sở Nội vụ tỉnh
Bình Định cho hay.
Lo nghị định ra muộn
Sinhviênkhókhănđược vay tiềnđónghọc phí lãi suất 0%
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook