221-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy26-9-2020
Tiêu điểm
Nguyên nhân cây
xanh bật gốc, ngã đè
chết người ở quận 10
Ngày 25-9, Công ty TNHH
MTV Công viên cây xanh đã
có báo cáo về vụ cây xanh ngã
đổ gây chết người trên đường
Nguyễn Tri Phương (quận 10,
TP.HCM) vào chiều 24-9.
Cụ thể, đây là cây dầu mã
số 108, có tán cân đối, thân
thẳng, vị trí gần ngã ba giao
lộ Nguyễn Tri Phương - Đào
Duy Từ, được chăm sóc duy
tu gần nhất vào ngày 1-8.
Trước đó, vào tháng 12-
2019, công ty đã phát hiện
hàng cây này bị xâm hại đào
sát gốc làm đứt rễ. Từ tháng
5 đến tháng 8-2020, khu vực
này đã được xây dựng kết nối
liên bồn.
Nhận định về nguyên nhân
cây ngã đổ, Công ty TNHH
MTV Công viên cây xanh cho
rằng: “Có thể do một luồng
gió rất mạnh bị ảnh hưởng bởi
tòa nhà Trường ĐH Kinh tế
mới xây dựng làm cho hệ rễ bị
xoắn, đứt gãy. Quan sát hiện
trường, công ty nhận thấy cây
ngã có hệ rễ bị hư hỏng, có
dấu hiệu sam mục”.
Theo ông Vũ Văn Điệp
(Giám đốc Trung tâm Hạ
tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng
TP.HCM), vụ việc ngã đổ
cây xanh gây chết người trên
đường Nguyễn Tri Phương
là một tai nạn rất đáng tiếc.
Những trường hợp tai nạn
không may xảy ra, cơ quan
quản lý sẽ có hỗ trợ kịp thời.
“Tất cả trường hợp tai nạn
như thế sẽ được Công ty
TNHH MTV Công viên cây
xanh hỗ trợ từ lúc đưa nạn
nhân vào bệnh viện và hỗ trợ
kinh phí chữa bệnh. Đối với
trường hợp nạn nhân không
qua khỏi, công ty cũng có
chính sách hỗ trợ gia đình” -
ông Điệp nói.
Ông Điệp cho biết thêm,
hiện nay những hàng cây cổ
thụ trên đường có xu hướng sẽ
phải thay thế dần khi cây đến
tuổi. Tuy nhiên, khi TP đốn
hạ, thay thế những cây xanh
già cỗi, sâu bệnh lại thường bị
dư luận phản ứng mạnh nên
các cơ quan quản lý gặp rất
nhiều khó khăn.
“Chúng tôi đã có đề xuất
đốn hạ, thay thế dần những
cây sâu bệnh, già cỗi. Khi
nào có sự chấp thuận của TP,
chúng tôi sẽ thực hiện” - ông
Điệp nói.
Trước đó, vào khoảng 15
giờ 30 ngày 24-9, cây dầu cổ
thụ cao hơn 30 m, đường kính
gốc gần 1 m bất ngờ bật gốc,
ngã xuống ở đường Nguyễn
Tri Phương (quận 10). Cây đổ
đè trúng một người đang đi xe
máy trên đường.
Dù được đưa ngay đến BV
Chợ Rẫy cấp cứu và được đội
ngũ y, bác sĩ cố gắng cứu chữa
nhưng đến ngày 25-9 nạn nhân
đã tử vong tại bệnh viện.
NGUYỄN CHÂU
VIẾT LONG- THYNHUNG
B
ộ GTVT vừa hoàn thiện báo
cáo của Chính phủ gửi Quốc
hội về việc thực hiện chính sách
phát triển GTVT đường sắt. Trong
đó, Bộ GTVT đưa ra bức tranh toàn
cảnh về ngành đường sắt quốc gia
và đường sắt đô thị (metro).
Tiền đầu tư ít,
hạ tầng lạc hậu
Theo Bộ GTVT, hiện mạng lưới
đường sắt quốc gia bao gồm 19
tuyến, đi qua 34 tỉnh/thành và được
phân bổ theo các tuyến chính: Hà
Nội - TP.HCM, Hà Nội - Hải Phòng,
Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào
Cai…Trong đó có hai tuyến kết nối
với Trung Quốc (tại Đồng Đăng và
Lào Cai).
Mạng lưới đường sắt quốc gia được
xây dựng từ lâu, khổ đường đơn, hạ
tầng tuyến chưa đồng bộ; nhiều cầu
và hầm yếu, độ dốc cao, hê thông
thông tin tin hiêu lac hâu… nên hạn
chế tốc độ chạy tàu, năng lực thông
qua thấp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất
an toàn giao thông.
“Đường sắt hiện nay cũng chưa có
sự kết nối đồng bộ với các phương
thức vận tải khác. Trong khi một
số khu vực kinh tế quan trọng như
ĐBSCL và Tây Nguyên chưa có
đường sắt. Hệ thống đường sắt nối
vào khu vực cảng biển còn hạn chế.
Một số nhánh đường sắt kết nối với
các cảng biển, sông trước đây bị
tháo dỡ và chưa được khôi phục như
cảng Cửa Lò, Tiên Sa, Quy Nhơn,
Sài Gòn...” - Bộ GTVT đánh giá.
“Khả năng cạnh tranh của phương
thức vận tải đường sắt so với các
loại hình vận tải khác còn hạn chế,
dẫn đến thị phần vận tải đường sắt
trong những năm gần đây có chiều
hướng sụt giảm. Trong đó có một
số tuyến ngắn có nhu cầu vận tải
không cao, chỉ duy trì chạy tàu để
Lý do đường sắt quốc gia
không thu hút nhà đầu tư
Chuyên gia cho rằng đường sắt quốc gia được đầu tư từ quá lâu, không đảmbảo hiệu quả,
cần được xâymới và thu hồi vốn trong tương lai.
Dự án đường sắt Cát Linh - HàĐông vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Ảnh: VL
“Đường sắt là loại hình
đầu tư lớn nhưng cũng có
thể thu hồi vốn nhanh và
giải quyết được việc vận
tải Bắc - Nam.”
PGS-TS
Nguyễn Minh Hòa
Theo quy hoạch ngành đường sắt,
giai đoạn 2020-2030 khai thác có hiệu
quả các tuyến đường sắt hiện hữu.
Đồng thời triển khai xây dựng mới
tuyếnđường sắt tốc độ cao, đườngđôi
khổ 1.435 mm, đáp ứng khai thác tốc
độ cao tốc 350 km/giờ trong tương lai.
Ngành đường sắt sẽ ưu tiên xây dựng
trước những đoạn tuyến có nhu cầu
vận tải lớn trên trục Bắc - Nam theo
khả năng huy động vốn.
Đầu tư thực hiện nhiều dự án metro
Theo Bộ GTVT, năm1998, Chính phủ đã định hướng phát triểnmạng lưới
đường sắt đô thị tại Hà Nội vàTP.HCM. Đến nay Bộ GTVT đang thực hiện đầu
tư hai tuyến metro là Yên Viên - Ngọc Hồi và Cát Linh - Hà Đông. Hà Nội đầu
tư hai tuyến là Nhổn - Ga Hà Nội và tuyến số 2, đoạn NamThăng Long - Trần
HưngĐạo.TạiTP.HCM, Chínhphủ cũngđang chỉ đạoUBNDTP.HCMthực hiện
đầu tư hai tuyến gồm Bến Thành - Suối Tiên và Bến Thành - Tham Lương.
Riêng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành
nhưng domột số nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến nay chưa được
bàn giao cho UBND TP Hà Nội để đưa vào khai thác.
“Nhìn chung, tiến độ các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội vàTP.HCMđều
phải gia hạn thời gian thực hiện và điều chỉnh tăng tổngmức đầu tư…”- Bộ
GTVT nêu hạn chế.
Với tình trạng ùn tắc giao thông đô thị ngày càng tăng, Bộ GTVT cho biết
dự kiến Hà Nội sẽ xây dựng támmetro với chiều dài 305 km. Tại TP.HCM, có
tám tuyến metro xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của
TP, chủ yếu đi ngầm trong nội đô với chiều dài khoảng 173 km; ba tuyến xe
điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (tramway hoặc monorail) với chiều
dài khoảng 57 km.
đảm bảo an sinh xã hội…” - Bộ
GTVT báo cáo.
Nên đầu tư đường sắt mới
Để đầu tư vào đường sắt, thời gian
qua Bộ GTVT cũng huy động vốn
từ xã hội hóa nhưng với số tiền còn
khiêm tốn (gần 2.000 tỉ đồng). Chỉ
một vài dự án đáng chú ý như cầu
Bình Lợi, cải tạo bãi hàng ga Yên
Viên, SóngThần, Sài Gòn, Hà Nội…
Có thể thấy nguồn lực đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng, duy tu, bảo
dưỡng ngành đường sắt hằng năm
còn nhiều hạn chế. Trong khi đó,
đầu tư phát triển lĩnh vực đường sắt
đòi hỏi tính đồng bộ cao từ kết cấu
hạ tầng, phương tiện đầu máy, toa
xe, hệ thống thông tin tín hiệu, điều
hành chạy tàu, cơ sở sửa chữa, chỉnh
bị, duy tu, bảo dưỡng…
“Cũng vì vậy nên suất đầu tư
đường sắt lớn, lợi thế thương mại
thấp so với các loại hình đầu tư khác,
thời gian hoàn vốn dài, tính khả thi
trong việc kêu gọi xã hội hóa đầu
tư không cao, không hấp dẫn các
nhà đầu tư…” - Bộ GTVT cho hay.
Đánh giá về đầu tư cho lĩnh vực
đường sắt, PGS-TS Nguyễn Minh
Hòa, nguyênTrưởngKhoa đô thị học
và quản lý đô thị, Trường ĐH Khoa
học xã hội và Nhân văn TP.HCM,
cho hay các nước như Ấn Độ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Nga… coi đường
sắt là loại hình GTVT chủ lực, ưu
tiên phát triển hàng đầu. Vì loại hình
này vận tải được khối lượng lớn,
nhiều hành khách và an toàn so với
các loại hình vận tải khác.
Tuy nhiên, ông Hòa cho rằng ở
Việt Nam nếu muốn đầu tư vào
đường sắt mà đầu tư lặt vặt, lẻ mẻ
là không nên vì gây tốn kém, không
mang lại hiệu quả.
“Hiệu quả nhất là quyết tâm vay
mượn để đầu tư mới, hiện đại và
thu hồi vốn trong tương lai. Chứ
cách đầu tư đường sắt hiện nay như
vá miếng áo rách, càng vá thì càng
rách” - ông Hòa nhận định.
Theo ông Hòa, đường sắt Bắc
- Nam đã được xây dựng từ thời
Pháp (năm 1865) và được sử dụng
cả trăm năm nay nên cần được xây
mới. Ngành đường sắt là loại hình
đầu tư lớn nhưng cũng có thể thu
hồi vốn nhanh và giải quyết được
việc vận tải Bắc - Nam. Bởi như
hiện nay vận tải hàng không thì rất
đắt, vận tải bằng xe cộ thì chưa đủ
để đáp ứng lượng hành khách ngày
càng có nhu cầu cao.
“Nếu đường sắt mới được xây
dựng và đạt vận tốc nhanh thì người
dân sẽ hưởng ứng. Ví dụ như vận
tải đường sắt từ TP.HCM ra Hà Nội
chỉ mất khoảng 10 giờ đồng hồ, giá
vé phù hợp và cảm giác êm thì hành
khách sẽ không ngại lựa chọn loại
hình này” - ông Hòa phân tích.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng
khi đầu tư nên mời gọi Hàn Quốc,
Nhật Bản đầu tư một lần, đổ vốn
vào rồi cùng Việt Nam khai thác.
Như vậy chỉ cần 20, 30 năm sau sẽ
thu hồi được vốn.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook