229-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa6-10-2020
Có thể triển khai khoảng 1.000 xe ở quận 1
Sở GTVT cho rằng do xe đạp điện có tính tương đồng về hình thức di chuyển giữa xe gắn máy và xe đạp nên phù
hợp với mức độ phục vụ của đường bộ. Do đó, khi chạy mô phỏng trên ứng dụng và phân tích tình hình giao thông
để thực hiện thí điểm, Sở GTVT cho hay có thể triển khai khoảng 1.000 xe trên địa bàn quận 1.
Qua đề xuất của chủ đầu tư, Sở GTVT đã tổ chức khảo sát và thống nhất với các đơn vị liên quan 43 vị trí đậu xe
và thí điểm trước 388 xe.
Sở GTVT cho biết thêm: Mục tiêu của dự án là thí điểmmột phương thức vận tải hành khách công cộng mới, bổ
sung cho hoạt động xe buýt hiện nay. Đây là một trong các giải pháp tăng cường tiếp cận hệ thống vận tải hành
khách công cộng. Đồng thời, dự án sẽ tận dụng nguồn vốn xã hội hóa, điều này phù hợp với chủ trương của TP
trong việc thu hút đầu tư.
thẻ tín dụng, nộp tiền trực tiếp. Giá
vé dự kiến là 5.000 đồng/30 phút,
10.000 đồng/60 phút và sẽ miễn phí
trong 15 phút sử dụng đầu tiên để
khuyến khích người dùng.
Trạm xe đạp công cộng được bố
trí tại các vỉa hè một số tuyến đường
và gần trạm xe buýt. Diện tích trung
bình cho một vị trí đậu là khoảng
20-30 m
2
với khoảng 10-20 xe.
Hỗ trợ kết nối vận tải
khách công cộng
Sở GTVT TP.HCM đánh giá việc
phát triển xe đạp công cộng, xe gắn
máy điện công cộng là để hỗ trợ kết
nối các phương thức vận tải hành
khách công cộng khác. Đồng thời
tạo thêm sự lựa chọn về phương thức
giao thông công cộng cho du khách
đến thamquan khu vực trung tâmTP.
Qua đó, Sở GTVT hy vọng dự án
góp phần đa dạng hóa lĩnh vực vận
tải hành khách công cộng trên địa bàn
TP. Từ đó, tăng cường hiệu quả đối
với hệ thống xe buýt hiện nay và các
tuyếnmetro trong tương lai. Đặc biệt,
phương án này cũng hạn chế phương
tiện cá nhân vào trung tâm TP.
Đồng thời, việc sử dụng xe đạp
công cộng sẽ hỗ trợ hình thành mạng
lưới phụ trợ, giúp kết nối người dân
di chuyển đến trạm xe buýt thuận
tiện hơn.
PGS-TS Phạm Văn Hùng, Phó
Phân viện trưởng Phân viện Khoa
học công nghệ GTVT phía Nam, cho
biết đây là một dự án hay, nhiều khả
thi. Ngoài ra, đây là loại hình giao
thông xanh nên cần được người dân
ủng hộ để thực hiện.
Bên cạnh đó, dự án được xã hội
hóa do doanh nghiệp đầu tư, nếu có
thất bại thì đây cũng chính là bài học
kinh nghiệm cho đơn vị tổ chức mô
hình này. Tuy nhiên, bài toán đặt ra
là đơn vị quản lý tổ chức thế nào để
thuận tiện và hợp lý.
“Bởi thực tế, hiện nay người dân
Việt Nam có thói quen sử dụng xe
gắn máy và hai tuyến đường được
triển khai thí điểm thì đều luôn trong
tình trạng quá tải. Nếu chúng ta triển
khai thí điểm xe đạp công cộng thì
liệu có làm tăng sự rối loạn giữa các
dòng xe, tăng nguy cơ kẹt xe và tai
nạn giao thông trên địa bàn TP?” -
ông Hùng đặt vấn đề.
Vì vậy, theo ông Hùng, để triển
khai mô hình này, TP cần xây dựng
làn đường dành riêng cho xe đạp,
tránh tình trạng xe đạp hòa vào dòng
xe máy và ô tô.
Theo TS Hùng, ở nước ngoài, mô
hình xe đạp công cộng phát triển là
do tổ chức giao thông của họ rất ổn
ĐÀOTRANG
S
ở GTVT TP.HCM vừa kiến
nghị UBND TP cho phép
triển khai thí điểm dự án cho
thuê xe đạp công cộng ở khu vực
trung tâm TP. Dự án này do Tập
đoàn Trí Nam đề xuất triển khai
và thực hiện.
Dự kiến dự án được tiến hành thí
điểm trên hai tuyến đường là Điện
Biên Phủ và Võ Thị Sáu (quận 3)
với 388 xe đạp bố trí tại 43 vị trí,
thời gian thí điểm trong 12 tháng.
Sử dụng công nghệ
thông minh
Để sử dụng dịch vụ, người dân
sẽ tải miễn phí và cài ứng dụng
Mobike trên điện thoại. Theo đó,
người dân có thể thông qua ứng
dụng để tìm xung quanh điểm có
xe đạp gần nhất.
Điểm tiện lợi của mô hình này là
người dùng có thể đóng mở khóa xe
bằng cách sử dụng ứng dụng trên điện
thoại thông minh để quét mã QR in
trên khóa. Trong quá trình sử dụng,
khách hàng cần tự bảo quản xe cho
đến khi trả xe về trạm và khóa lại.
Đặc biệt, tại mỗi trạm xe đều được
lắp đặt camera giám sát.
Khi đăng ký sử dụng dịch vụ, người
dùng cần cung cấp và xác minh tính
hợp lệ về thông tin cá nhân. Việc xác
minh này thực hiện thông qua ứng
dụng di động, website hoặc đăng ký
trực tiếp tại trung tâm.
Người dùng xe có thể thanh toán
qua các kênh như tài khoản ngân hàng,
Cho thuê xe
đạp công
cộng ở trung
tâmthành
phố được
chuyên gia
đánh giá là
khả thi. Ảnh:
ĐÀOTRANG
Cho thuê xe đạp công cộng
ở TP.HCM: Khả thi
Theo Sở GTVT TP.HCM, việc thí điểm cho thuê xe đạp công cộng ở trung tâmTP góp phần hạn chế
xe cá nhân, hỗ trợ kết nối giao thông công cộng trên địa bàn TP.
định với các bãi để xe được xây dựng
đầy đủ, bố trí hợp lý. Trong khi đó,
ở Việt Nam còn thiếu các bãi giữ xe
công cộng nên có thể bất tiện khi thí
điểm mô hình này.
“Mô hình cho thuê xe đạp công
cộng ở TP chỉ có 43 bến, trên hai
tuyến đường kẹt xe nghiêm trọng
là Võ Thị Sáu và Điện Biên Phủ
thì có thể khó khăn trong việc thuê
và trả xe. Chưa kể, du khách đến
TP.HCM làm sao biết thông tin để
cài ứng dụng, sao biết điểm nào trả
xe. Bên cạnh đó, việc trả xe không
đúng nơi quy định có thể gây thất
thoát. Do đó, đơn vị đầu tư cần tính
toán đến những bất cập nói trên để có
phương án đầu tư hợp lý hơn” - TS
Hùng nhận định.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn,
chuyên gia quy hoạch đô thị, góp ý
thêm: Nếu TP triển khai thí điểm xe
đạp công cộng ở hai tuyến đường
này thì cần xem xét lộ trình cụ thể.
Cụ thể, ngoài hai tuyến đường
trên thì người dân có thể di chuyển
ở những tuyến đường nào, ở khu
vui chơi giải trí có chỗ gửi xe, nhận
xe không hay buộc phải đưa về bãi
ở hai tuyến đường trên. Do đó, TP
cần nghiên cứu tổng thể để đưa ra
lộ trình di chuyển cho loại hình
phương tiện này.
Đồng thời, chủ đầu tư và đơn vị
quản lý cần nghiên cứu để đảm bảo
an toàn khi lưu thông xe đạp cùng
với các loại phương tiện khác.•
Kiến nghị cho sân bay Thành Sơn
đón máy bay dân dụng
Văn phòng Chính phủ vừa chuyển Bộ GTVT xem xét,
giải quyết theo thẩm quyền đối với đề xuất của UBND
tỉnh Ninh Thuận về việc bổ sung lập quy hoạch cảng hàng
không dân dụng Thành Sơn.
Cụ thể, ngày 24-9, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có công văn
gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, chấp thuận chủ
trương bổ sung quy hoạch sân bay Thành Sơn thành cảng hàng
không kết hợp phục vụ quân sự và dân dụng. Công văn này cho
biết sân bay Thành Sơn là sân bay quân sự cấp 1, có sáu sân đỗ
máy bay với diện tích 22 km
2
. Sân bay này đảm bảo đầy đủ các
tiêu chuẩn về an toàn tĩnh không và an toàn hành lang bay, đầy
đủ hệ thống thông tin liên lạc phục vụ bay hòa mạng quốc gia.
Sân bay hiện có hai đường cất, hạ cánh dài 3.050 m với
hệ thống đường lăn đồng bộ có thể đón được máy bay F70,
ATR72, Airbus 321 hoặc tương đương. Sân bay đạt tiêu
chuẩn cấp 4C theo phân loại của Tổ chức Hàng không dân
dụng quốc tế (ICAO), có thể khai thác các đường bay tới
Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc… Hiện tại sân
bay có hai đường lăn nhưng chỉ sử dụng một đường phục
vụ mục đích quân sự, đường lăn còn lại không sử dụng.
Về nhu cầu vận chuyển hàng không, công văn này khẳng
định khách du lịch và chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài
đến Ninh Thuận đang có xu hướng tăng rất nhanh theo mỗi
năm. Trong năm 2019, con số này đạt hơn 1,25 triệu khách.
Dự kiến cuối năm 2020 đạt 2,5 triệu khách và có thể đạt tới
5 triệu khách vào năm 2030.
Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, hiện việc phối hợp khai thác
hàng không dân dụng và quốc phòng đã triển khai tại một số sân
bay ở Cần Thơ, Đà Nẵng, Thanh Hóa, NghệAn. Do đó, việc tận
dụng hạ tầng của sân bay Thành Sơn theo mô hình lưỡng dụng
(cảng hàng không dân dụng và quốc phòng) là cần thiết.
Được biết, Thường vụ Quân ủy Trung ương và Bộ tư lệnh
Quân khu 5 cũng đã cơ bản thống nhất giải quyết quy hoạch,
quản lý, sử dụng đất quốc phòng tại sân bay Thành Sơn để
phát triển kinh tế - quốc phòng và sân bay theo hướng lưỡng
dụng. Từ đó tạo điều kiện cho Ninh Thuận là một tỉnh còn
nghèo, khó khăn được phát triển.
PHƯƠNG NAM
Khắc phục tồn tại trong khai thác
nước dưới lòng đất ở Hóc Môn
UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với các
đơn vị xây dựng phương án đấu nối, cấp nước cho các cơ
sở sản xuất, kinh doanh trên tuyến đường Dương Công Khi
thuộc địa bàn xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn. Việc đấu
nối này phải hoàn thành trước ngày 31-12-2020.
UBND TP cũng giao Sở TN&MT phối hợp với các sở/
ngành, quận/huyện tổ chức thực hiện kế hoạch giảm khai
thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất
trên địa bàn TP đến năm 2025. Đồng thời, sở này cần tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý các vi phạm
trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, UBND TP cũng giao UBND huyện Hóc Môn
tiếp tục giám sát việc tuân thủ quy định của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ; khắc phục các tồn tại trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên nước trên địa
bàn huyện.
CHÂU NGUYỄN
Việc sử dụng xe đạp công
cộng sẽ hỗ trợ hình thành
mạng lưới phụ trợ, giúp
kết nối người dân di
chuyển đến trạm xe buýt
thuận tiện hơn.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook