9
Phương án di chuyển
khi cấm xe qua cầu
vượt Nguyễn Hữu Cảnh
Sau khi tổ chức phân luồng giao thông tại cầu vượt NguyễnHữu Cảnh để
phục vụ thi công dự án nâng cấp đường NguyễnHữu Cảnh, tình hình giao
thông trở nên rối loạn.
THÁI NGUYÊN
S
ở GTVT TP.HCM đã có
thông báo kể từ ngày
3-10 đến 29-3-2021 sẽ
cấm các loại xe lưu thông lên
cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh
(quận Bình Thạnh) để phục
vụ thi công dự án sửa chữa,
nâng cấp đường Nguyễn Hữu
Cảnh (quận 1 và quận Bình
Thạnh). Thời gian bắt đầu
cấm xe diễn ra vào cuối tuần
nên giao thông tại đây khá ổn
định. Tuy nhiên, đến sáng thứ
Hai, người dân bắt đầu trở lại
làm việc thì giao thông tại khu
vực cầu Nguyễn Hữu Cảnh đã
trở nên rối loạn.
Người dân chưa nắm
lộ trình
Theo chị Quỳnh Anh (quận
Thủ Đức), sáng 5-10, chị chạy
từ hướngThủĐức về trung tâm
TP, tuy nhiên mới tới cầu Rạch
Chiếc (quận 9) đã xảy ra tình
trạng ùn ứ. Các xe chạy chậm
và phải nhích từng chút một.
Còn theo ghi nhận của PV,
tại khu vực cầu Nguyễn Hữu
Cảnh, nhiều người dân không
nắm lộ trình di chuyển nên đã
lưu thông lên cầu vượt Nguyễn
Hữu Cảnh, sau đó phải quay
ngược lại đường cũ nên giao
thông khu vực này trở nên ùn
ứ. Do tuyến đường xa lộ Hà
Nội, Nguyễn Hữu Cảnh là lộ
trình chính để người dân từ
quận 9, quận Thủ Đức và quận
2 di chuyển vào trung tâm TP
nên lượng xe cộ chạy vào giờ
cao điểm rất đông.
Bên cạnh đó, vì các xe không
được rẽ vào đườngNguyễnHữu
Cảnh ngay sau khi đổ cầu Sài
Gòn mà phải chạy đến giao lộ
Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn
Thương (đối với ô tô) và đến
ngã tư Hàng Xanh (đối với
xe máy) nên giao thông khu
vực Hàng Xanh cũng bị ùn ứ
nghiêm trọng.
Ngay trong buổi sáng, lực
lượng CSGT đã có mặt để điều
tiết và phân luồng, hướng dẫn
người dân hướng lưu thông
mới. Còn tại khu vực dạ cầu
Sài Gòn - Ung Văn Khiêm và
đường Nguyễn Hữu Cảnh có
cơ quan chức năng điều tiết
nên giao thông ổn định.
Theo dõi tình hình
7-10 ngày
Ông Nguyễn Xuân Vinh,
Giám đốc Trung tâm Quản lý
giao thông đường bộ, cho biết
lộ trình giao thông tại khu vực
cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh do
Ban quản lý dự án đầu tư các
công trình giao thông TP (Ban
Giao thông) đề xuất.
Theo ôngVinh, để người dân
thích nghi với lộ trình giao thông
mới thì cần có thời gian. Theo
đó, thời gian theo dõi tình hình
giao thông khu vực này sẽ kéo
dài 7-10 ngày, nếu vẫn xảy ra
tình trạng bất thường mới tiến
hành điều chỉnh. Trước đây, khi
cấmquay đầu ở đường Nguyễn
Văn Thương - Điện Biên Phủ
để thi công cải tạo đường và
đường ống nước đã gây kẹt xe
nghiêm trọng những ngày đầu.
Tuy nhiên, sau khi thói quen di
chuyển được xác lập thì tình
hình giao thông khu vực này
lại ổn định hơn trước.
HiệnSởGTVTđangphối hợp
với CSGT và địa phương tuyên
truyền, phổ biến cho người dân
biết việc thay đổi lộ trình. “Cầu
vượt Nguyễn Hữu Cảnh đang
được cấm lưu thông để theo
dõi các phát sinh về giao thông,
sau khi ổn định sẽ tiến hành
thi công” - ông Vinh cho biết.
Ông Lương Minh Phúc,
Giám đốc Ban Giao thông,
cho biết hiện nay dự án nâng
cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh
đang chuyển sang một giai
đoạn mới, đây là tín hiệu vui
của dự án. Cụ thể, dự án đang
triển khai thi công các hạng
mục chính như xử lý móng,
chuyển sang giai đoạn thi công
kết cấu chính của dự án. Ban
Giao thông cùng với Sở GTVT
đang xem xét việc điều tiết
giao thông và có điều chỉnh
kịp thời để đảm bảo việc đi
lại cho người dân.
Ông Phúc cũng cho biết đối
với vướng mắc liên quan đến
căn biệt thự cổ nằm trong danh
sách biệt thự cũ đang được TP
phân loại (căn nhà trong tình
trạng cũ nát, xuống cấp trầm
trọng, nhiều nguy cơ sụp đổ,
không an toàn cho người và
công trình nên không thể thi
công), hiện UBND TP đang
có chỉ đạo hội đồng thẩm định
sớm có ý kiến. Song song đó,
BanGiao thông cũng đẩy nhanh
tiến độ triển khai các đoạn
cống thoát nước trước và sau
khu vực biệt thự cổ, đồng thời
chuẩn bị phương án dự phòng
nếu cần thêm thời gian xử lý
căn biệt thự để đưa dự án hoàn
thiện đúng tiến độ.•
Đến chiều tối 5-10, tình trạng kẹt xe tiếp tục xảy ra trên đườngNguyễnHữu Cảnh. Ảnh: ĐÀOTRANG
Chú ý lộ trình di chuyển qua cầu vượt
Nguyễn Hữu Cảnh
Lộ trình thay thế đối với ô tô: Cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ
(quay đầu tại giao lộ Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Thương) -
Điện Biên Phủ - đường dân sinh cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh
- Nguyễn Hữu Cảnh.
Lộ trình thay thế cho xe hai bánh: Cầu Sài Gòn - Điện Biên
Phủ - quay đầu tại ngã tư Hàng Xanh - Điện Biên Phủ - hẻm602
đường Điện Biên Phủ (Nguyễn Văn Thương nối dài) - Nguyễn
Hữu Cảnh.
“Cầu vượt Nguyễn
Hữu Cảnh đang
được cấm lưu thông
để theo dõi các phát
sinh về giao thông,
sau khi ổn định sẽ
tiến hành thi công” -
ông Vinh cho biết.
Hải Phòng:Khu công
nghiệphoạt độngnhiều
nămmới có quyết định
thành lập
Ngày 5-10, UBND TP Hải Phòng cho biết đã có
quyết định thành lập 10 khu công nghiệp (KCN) trên
địa bàn TP.
Trong số này có tám KCN hoạt động từ nhiều năm
qua nhưng chưa có quyết định thành lập, trong đó
có KCN Nam Cầu Kiền (huyện Thủy Nguyên, Hải
Phòng) đã hoạt động từ năm 2008 tới nay. Việc rà soát
ra quyết định thành lập các KCN này được thực hiện
sau khi một doanh nghiệp (DN) liên doanh nhập khẩu
thiết bị bị ách tắc do thiếu thủ tục.
Trước đó, tháng 6-2020, Công ty TNHH Cơ khí Việt
Nhật (VJE) đầu tư nhà máy tại KCN Nam Cầu Kiền
có văn bản đề nghị UBND TP Hải Phòng xem xét vì
KCN chưa có quyết định thành lập khiến DN gặp khó
khi nhập khẩu thiết bị. Cụ thể, Công ty VJE thực hiện
đầu tư xây dựng nhà máy trên diện tích 3 ha tại lô CN2
KCN Nam Cầu Kiền theo giấy chứng nhận đầu tư do
Ban quản lý (BQL) Khu kinh tế Hải Phòng cấp ngày
14-8-2019. Để thực hiện dự án, công ty cần nhập khẩu
máy móc, thiết bị, phụ tùng từ nước ngoài.
Theo giấy chứng nhận đầu tư, DN này được ưu đãi
miễn thuế nhập khẩu theo Luật Thuế xuất nhập khẩu.
Căn cứ theo Nghị định 118/2015, Công ty VJE đầu tư
vào KCN được thành lập theo quy định của Chính phủ
nên thuộc đối tượng được ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, từ
cuối tháng 4-2020, khi DN này thực hiện nhập khẩu
máy móc, thiết bị về triển khai dự án thì hàng hóa được
ưu đãi về thuế bị ách tại cảng Hải Phòng. Lý do là KCN
Nam Cầu Kiền chưa có quyết định thành lập theo quy
định nên DN đầu tư vào đây chưa đủ điều kiện được
ưu đãi. Việc hàng hóa về cảng không được giải phóng
khiến DN phát sinh nhiều chi phí lưu kho bãi, chậm tiến
độ đầu tư của dự án.
Thực hiện rà soát lại trình tự thủ tục, BQL Khu kinh
tế Hải Phòng xác định việc thành lập KCN phải có
giấy chứng nhận đầu tư và quyết định thành lập KCN
do UBND cấp tỉnh ban hành. KCN Nam Cầu Kiền
được cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2008 nhưng sau
12 năm vẫn chưa có quyết định thành lập. Lý do là chủ
đầu tư chưa thực hiện thủ tục để quyết định thành lập
KCN theo quy định.
Ngoài KCN Nam Cầu Kiền, BQL Khu kinh tế Hải
Phòng xác định trên địa bàn TP còn có bảy KCN khác
cũng chưa có quyết định thành lập. Đó là các KCN
Tràng Duệ, khu phi thuế quan Nam Đình Vũ, KCN
Nam Đình Vũ, KCN và dịch vụ hàng hải, khu đô thị
công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, KCN MP
Đình Vũ, KCN Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
Để khắc phục thiếu sót này, BQL khu kinh tế cho rằng
cần phải ra quyết định thành lập các KCN. Theo quy định,
việc ra quyết định thành lập KCN được thực hiện theo
Điều 13 Nghị định 82/2018. Theo đó, trong thời hạn năm
ngày làm việc kể từ ngày các văn bản cần thiết được ban
hành, BQL khu kinh tế trình UBND TP thành lập KCN.
Tuy nhiên, theo BQLKhu kinh tế Hải Phòng, các dự
án hạ tầng KCN trên địa bàn TP đã được cấp giấy về đầu
tư từ nhiều năm trước, thậm chí có nơi từ năm 1994. Đến
nay, các giấy này đã được điều chỉnh nhiều lần bởi nhiều
cơ quan BQL khu kinh tế không đủ tài liệu, cơ sở để tham
mưu cho TP ra quyết định thành lập KCN theo quy định.
Vì vậy, BQL khu kinh tế đề nghị UBND TP Hải
Phòng cho phép thực hiện thủ tục ra quyết định thành
lập đối với các KCN như cấp mới theo quy định tại
Điều 13 Nghị định 82/2018. Trên cơ sở tham vấn của
Sở Tư pháp, BQL Khu kinh tế Hải Phòng đã phối hợp
với cơ quan nhà nước có liên quan và nhà đầu tư đề
nghị cung cấp các văn bản, tài liệu liên quan để trình
UBND TP ra quyết định thành lập.
Ngày 30-9 vừa qua, UBND TP đã ra quyết định thành
lập 10 KCN, trong đó có tám KCN đã hoạt động thiếu
quyết định thành lập và hai quyết định thành lập mới
đối với KCNAn Dương và KCN Tràng Duệ giai đoạn
2. “Theo quy định, sau khi Thủ tướng chấp nhận dự án,
phê duyệt quy hoạch thì phải có thủ tục ra quyết định
thành lập KCN. Tuy nhiên, do trước đây thiếu thủ tục
này nên BQL khu kinh tế đã rà soát, lập hồ sơ trình
UBND TP ra quyết định theo đúng quy định” - một cán
bộ BQL Khu kinh tế Hải Phòng cho biết.
ĐỖ HOÀNG