236-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư14-10-2020
YẾNCHÂU
T
háng 11-2012, bà Thạch Thị
Say khởi kiện UBND quận 8,
TP.HCM yêu cầu hủy quyết
định hành chính liên quan đến đất
đai. Tháng 12-2017, TAND quận
8 đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và
tuyên bác các yêu cầu khởi kiện
của bà Say.
Án tuyên một đằng,
phát hành một nẻo
Sau đó bà Say kháng cáo đề nghị
hủy bản án sơ thẩm do vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng, trong
đó có việc tòa đã ban hành bản án
có nội dung không giống nội dung
bản án mà thẩm phán chủ tọa đã
tuyên đọc tại tòa.
Tháng 8-2020, TAND TP.HCM
xử phúc thẩm và nhận định đối với
nội dung kháng cáo cho rằng chủ
tọa phiên tòa sơ thẩm sửa nội dung
bản án phát hành sau khi tuyên án.
Tòa cho rằng căn cứ vào khoản 1
Điều 197 Luật Tố tụng hành chính
2015, sau khi bản án được ban hành
Nội dung vụ kiện
Theo đơn khởi kiện, bà Say cho rằng trước đây bà cho ôngV. diện tích 32
m
2
đất bằng giấy tay nhưng năm 2004, UBND quận 8 lại cấp sổ hồng cho
vợ chồng ông V. Bà Say khiếu nại và tháng 10-2011, UBND quận thu hồi và
hủy bỏ sổ hồng đã cấp cho ông V. với lý do chưa đúng trình tự, quy định.
Tuy nhiên, tháng 10-2012, UBNDquận lại có quyết định điều chỉnh quyết
định thu hồi, hủy bỏ trên với lý do sổ hồng đã cấp cho ông V. không đúng
diện tích hiện trạng sử dụng và sẽ xem xét cấp lại. Sau khi bà Say kiện ra
tòa thì năm 2013, UBND quận cấp lại sổ hồng cho ông V. và bà Say cũng
khởi kiện bổ sung yêu cầu hủy cả việc cấp giấy này...
HĐXX phúc thẩm chấp
nhận kháng cáo của bà
Say, hủy toàn bộ bản án
sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ
án cho TAND TP.HCM
xét xử lại vụ án theo
thủ tục sơ thẩm.
Thẩmphán giải trình rằng do bản án khá dài
nên khi đọc tại tòa có đoạn bị nhầm lẫn so với
án phát hành nhưng tòa phúc thẩmvẫn tuyên
hủy án.
Án vănphát
hànhkhác lúc
thẩmphánđọc
VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng vừa có thông báo rút kinh
nghiệm với vụ án Nguyễn Văn Hiển và Hoàng Đức Sinh
bị truy tố về tội giết người, cướp tài sản. Trước đó, tòa
cùng cấp đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại
với lý do việc điều tra, thu thập chứng cứ có nhiều thiếu
sót, sai phạm.
Xử sơ thẩm vào tháng 11-2019, TAND tỉnh Phú Yên đã
tuyên phạt Hiển, Sơn tù chung thân về hai tội giết người
và cướp tài sản.
Theo hồ sơ, sáng 19-8-2018, Sinh điều khiển mô tô đi
từ Quảng Ngãi vào thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước,
Bình Định gặp Hiển rủ đi trộm cắp. Khi đi qua cầu Bồng
Sơn, Bình Định, có một phụ nữ xin đi nhờ xe vào TP Nha
Trang, Khánh Hòa. Sinh nói phải trả 100.000 đồng tiền
xăng, người này đồng ý.
Khi vào đổ xăng thì người phụ nữ này lấy tiền trả, Sinh
thấy có nhiều tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng nên điện
thoại báo Hiển tìm cách chiếm đoạt tiền. Khi đến thị trấn
Diêu Trì gặp Hiển, Sinh ra hiệu đi theo và tiếp tục chở
người phụ nữ này đi. Hiển chạy theo sau, đem một roi
điện có chức năng đèn pin. Đến khu vực đèo Cù Mông,
Sinh nhặt được một sợi dây dù bỏ vào baga xe.
Đến huyện Đồng Xuân, Phú Yên, Sinh dừng xe lại, mua
bánh mì ăn và cùng Hiển bàn cách cướp tiền. Hai bị cáo
thống nhất chở người bị hại đến chỗ vắng để ra tay.
Khi đến cầu Bình Nông (thị xã Sông Cầu), Sinh dừng
xe lại, Hiển lấy roi điện đến chích làm người phụ nữ ngất
xỉu. Sau đó, hai bị cáo dùng dây dù siết cổ người phụ nữ
cho đến chết rồi chở xác đến rẫy keo gần đó, tạo hiện
Rút kinhnghiệmvụángiết người có 3hiện trường
Hai bị
cáo Sinh,
Hiển tại
phiên xử
sơ thẩm.
Ảnh:
Trang
web tỉnh
Phú Yên
thì không được sửa chữa, bổ sung trừ
trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về
chính tả, về số liệu nhầm lẫn hoặc
tính toán sai.
Tại bản giải trình, chủ tọa phiên
tòa sơ thẩm cho rằng tại phòng xử
án, do bản án khá dài nên khi đọc
có đoạn bị nhầm lẫn so với bản án
phát hành.
Theo HĐXX, như vậy ý kiến của
người khởi kiện cho rằng bản án
được tuyên tại tòa và bản án được
nhận không giống nhau, có thêm
bớt sửa chữa là có căn cứ. Việc
tòa án cấp sơ thẩm ban hành bản
án có sửa chữa, thay đổi nội dung
so với nội dung bản án khi tuyên
là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự.
Cạnh đó, theo HĐXX, để xét giải
quyết xử vụ án này, tòa sơ thẩm phải
áp dụng Luật Tố tụng hành chính
năm 2015 (theo Điều 1 Nghị quyết
số 104/2015/QH13). Tuy nhiên, cấp
sơ thẩm lại áp dụng Luật Tố tụng
hành chính năm2010 là không đúng
quy định của pháp luật.
Từ đó, HĐXX phúc thẩm chấp
nhận kháng cáo của bà Say, hủy
toàn bộ bản án sơ thẩm, chuyển hồ
sơ vụ án cho TAND TP.HCM xét
xử lại theo thủ tục sơ thẩm.
Tòa sơ thẩm từng
giải quyết tố cáo
Cùng với việc kháng cáo bản án
sơ thẩm, bà Say còn có đơn tố cáo
thẩm phán chủ tọa phiên tòa vì cho
rằng người này cố tình tuyên án một
đằng, ra bản ánmột nẻo. Hành vi này
có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư
pháp theo Điều 370 BLHS 2015 (về
tội ra bản án trái pháp luật).
Năm 2019, TAND quận 8 ban
hành kết luận giải quyết nội dung
tố cáo. Theo tòa, quận có sự khác
nhau về câu, chữ ở vài đoạn trong
phần nhận định của bản án khi thẩm
phán công bố tại phòng xét xử so
với câu, chữ trong phần nhận định
của bản án phát hành.
Tuy nhiên, nội dung cốt lõi của
bản án là giống nhau. Cụ thể, phần
quyết định trong bản án gốc (thẩm
phán công bố) và bản án phát hành
(giao cho đương sự) đều là bác yêu
cầu khởi kiện của người khởi kiện.
Vì thế, việc này chưa xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của người
khởi kiện là bà Say.
Do đó, TAND quận cho rằng
chưa đủ cơ sở để kết luận về hành
vi của thẩm phán có dấu hiệu vi
phạm pháp luật hình sự theo quy
định của pháp luật.
Không đồng tình với việc trả lời
tố cáo này, gia đình bà Say khiếu
nại tiếp đến TAND TP.HCM yêu
cầu hủy kết luận nội dung tố cáo
của TAND quận 8.
Tháng 3-2020, TAND TP.HCM
có thông báo trả lời, cho rằng kết
luận nội dung tố cáo của TAND
quận 8 đã giải quyết là đúng nên
không có căn cứ để hủy theo yêu
cầu của bà Say. TAND TP.HCM
cũng thông báo không giải quyết
lại vụ việc tố cáo.•
trường giả và cướp được 14,4 triệu đồng.
Năm ngày sau, xác nạn nhân được phát hiện. Sinh và
Hiển bị bắt trong vụ trộm khác với tang vật là điện thoại
mà Sinh dùng gọi báo công an ngày gây án là có vụ tai
nạn giao thông nhằm đánh lạc hướng điều tra...
Theo VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng, về tố tụng, sau khi
bắt giữ được bị cáo, điều tra viên tiến hành ghi âm, lưu
dữ liệu vào USB làm chứng cứ. Tuy nhiên, điều tra viên
không thực hiện đúng trình tự tại Thông tư liên tịch số
03/2018. Hai bị cáo phạm tội có khung hình phạt cao nhất
nhưng tất cả bản tự khai đều không có chữ ký xác nhận
của luật sư…
Về nội dung, vụ án tồn tại rất nhiều mâu thuẫn chưa
được giải quyết. Nguyên nhân chết, hai bị cáo đều khai
nhận sau khi chích điện, bị hại chưa chết nên dùng sợi dây
dù siết cổ. Nhưng bản pháp y tử thi lại kết luận bị hại chết
là do gãy cột sống cổ…, bị tác động bởi vật tày.
Bị cáo khai mua bánh mì cho bị hại ăn nhưng giám
định pháp y lại kết luận: “Dạ dày rỗng, niêm mạc dạ dày
bình thường”. Về thời gian chết, kết luận giám định cũng
không phù hợp với lời khai nhận của các bị cáo.
Việc chích điện nạn nhân, lời khai của Hiển nhận đã
dùng roi điện hai lần chích khiến cho nạn nhân bất tỉnh,
sau đó mới siết cổ đến chết. Tuy nhiên, kết luận pháp y tử
thi không có dấu vết để lại trên cơ thể nạn nhân do bỏng
điện. Cơ quan điều tra không trưng cầu giám định roi
điện “5000kVOLT-928” thu được và giải thích vì sao với
nguồn điện cao lại không để lại vết chích điện trên cơ thể
nạn nhân.
Lời khai của hai bị cáo khu vực rẫy keo là hiện trường
thứ ba, nơi mang xác tới để phi tang. Nhưng biên bản
khám nghiệm hiện trường đã thu giữ đoạn dây dù, lô cuốn
tóc bằng nhựa, bốn viên đá, nhiều lá khô, tất cả đều dính
chất màu nâu thẫm.
Theo kết luận giám định, tất cả mẫu vật dính chất màu
nâu thẫm nêu trên có dính máu của tử thi.
Như vậy, nạn nhân bị Sinh đánh nhưng hiện trường có
đến bốn viên đá kích thước khác nhau đều dính máu nạn
nhân; các bị cáo khai nạn nhân bị siết cổ trước đó tại chân
cầu (hiện trường thứ hai) nhưng tại sao đá lại dính máu và
tại hiện trường lại có máu chảy thấm vào các lá cây khô
xung quanh?
Ngoài ra, vụ án còn nhiều tình tiết khác chưa được điều
tra chứng minh làm rõ.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook