238-2020 - page 13

13
VIẾT THỊNH
H
ình ảnh nam công chức
tỉnh Thừa Thiên-Huế
trong bộ áo dài ngũ
thân truyền thống đến công
sở làm việc vào buổi chào
cờ đầu tháng đang thu hút
sự quan tâm của dư luận.
Nam công chức Huế
hào hứng mặc áo dài
Trước đó, để tôn vinh áo
dài nam truyền thống, Sở
VH&TT, đơn vị được tỉnh
giao nhiệm vụ thực hiện đề
án “Huế - Kinh đô áo dài”,
đã tiên phong may đồng phục
áo dài ngũ thân cho nam
công chức.
Sự việc bắt đầu nhận được
sự quan tâm của dư luận khi
cán bộ, nhân viên của Sở
VH&TT tỉnhThừaThiên-Huế
mặc trang phục áo dài truyền
thống đến công sở làm việc
trong buổi sáng đầu tháng.
Không chỉ nữ giới, cả nam
giới từ nhân viên đến lãnh đạo
tham gia buổi lễ chào cờ vào
đầu tháng 9 vừa qua đều mặc
áo dài ngũ thân truyền thống,
khăn đóng và đi giày Tây.
Đơn vị này cũng cho biết
sẽ áp dụng quy định mặc áo
dài truyền thống vào ngày thứ
Hai đầu mỗi tháng nhưng chỉ
đối với công chức khối văn
phòng, không áp dụng đối
với những người thường ra
ngoài làm việc. Đây là ngày
tổ chức lễ chào cờ tập trung
kết hợp giao ban của đơn vị.
Một trong những ý kiến
phản đối cho rằng nam giới
mặc áo dài nơi công sở thì
nên cân nhắc bởi lâu nay,
trang phục này thường chỉ
sử dụng trên sân khấu hoặc
trong lễ cưới, trong khi trang
phục công sở đã được Nhà
nước quy định từ lâu.
Tại buổi tọa đàm trực tuyến
mang tên “Không gian nào
cho áo dài ngũ thân”, TS
Phan Thanh Hải, Giám đốc
SởVH&TT tỉnh Thừa Thiên-
Huế, cũng bày tỏ áo dài ngũ
thân là một trong những đột
phá được đơn vị này chuẩn
bị rất công phu. “Chúng tôi
mặc trang phục này vào thứ
Hai tuần đầu của tháng. Sau
lời kêu gọi, nam công chức
SởVH&TT rất đồng tình, hào
hứng. Hôm đầu tiên, anh em
chỉ mặc trong buổi chào cờ,
sau đó thì mặc luôn để làm
việc. Tôi mặc áo dài hơn 10
năm nên thấy khá thoải mái.
Mặc áo dài và thực hiện nghi
lễ chào cờ giúp khơi dậy lòng
tự hào dân tộc và chúng tôi
nhận thấy rõ điều đó” - ông
Hải nói.
Cũng tại tọa đàm nêu trên,
trước câu hỏi hình ảnh nam
công chức mặc áo dài là lạc
hậu, cổ hủ, khôi phục hình
ảnh của tàn dư phong kiến,
xa cách với người dân..., nhà
nghiên cứuNguyễnXuânHoa
nêu quan điểm: Nói nam giới
công chức, viên chức mặc áo
dài là lạc hậu thì thật phi lý.
Nó cho thấy hiện tượng đứt
gãy văn hóa khiến người ta
không cảm nhận hết vẻ đẹp
của áo dài ngũ thân.
“Người ta chỉ mới nhìn qua
hình ảnh, chứ chưa tận mắt
nhìn thấy những bộ áo dài
ngũ thân đa sắc màu của Huế.
Nếu chúng ta tiếp tục quảng
bá những bộ áo dài này, tôi
tin những ý kiến đó sẽ dần
dần được điều chỉnh” - nhà
nghiên cứu Nguyễn Xuân
Hoa nói.
Cục Di sản:
“Cần nhận nhiều
ý kiến đóng góp”
Mới đây nhất, tại cuộc họp
báo thường kỳ quý III-2020
của Bộ VH-TT&DL, khi PV
đặt câu hỏi quan điểm của Bộ
VH-TT&DLvề áo dài namđã
được Sở VH&TT tỉnh Thừa
Thiên-Huế khuyến khích cho
các côngchứcmặcđếnnơi làm
việc, ông Trần Đình Thành,
Cục phó Cục Di sản, bày tỏ
áo dài nam thuộc về một nếp
sống, một lối sống của người
Việt ở một giai đoạn lịch sử.
Theo ông Thành, nay áo
dài nam được Sở VH&TT
tỉnh Thừa Thiên-Huế gợi lại
nơi công sở, quan điểm của
Cục Di sản là khuyến khích
và ủng hộ. Tuy nhiên, Cục Di
sản mong muốn nhận được
nhiều tiếng nói đóng góp của
các nhà khoa học, các nhà
thiết kế thời trang để áo dài
nam có những điều chỉnh phù
Việc namgiới mặc áo dài đến công sở đang được thí điểm, khuyến khích. Ảnh: NGUYỄNĐỨC BÌNH
Họ đã nói
Vụ sản phụ tử vong ở Quảng Ngãi:
Đã tìm ra nguyên nhân
Ngày 15-10, ông Nguyễn Quang, Trưởng Phòng kế
hoạch tổng hợp, Bệnh viện (BV) đa khoa tư nhân Phúc
Hưng, cho biết loại thuốc sử dụng gây tê cho sản phụ
PTKD (25 tuổi, ngụ xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây, Quảng
Ngãi) là Bupivacaine WPW Spinal 0,5 Heavy (gọi tắt là
Bupivacaine) do Ba Lan sản xuất.
Ông Quang cho hay sau khi xảy ra sự cố, BV đã có báo
cáo nhanh gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi. BV cũng tạm
ngưng sử dụng loại thuốc này.
“Sản phụ bị ngộ độc thuốc tê Bupivacaine, đây là loại
thuốc BV sử dụng lâu nay. Sau sự cố ở Đà Nẵng (sản
phụ tử vong cũng dùng thuốc Bupivacaine do Ba Lan
sản xuất - PV), chúng tôi đã cho ngưng sử dụng loại
thuốc này. Sau đó, Bộ Y tế điều tra vụ sản phụ ở Đà
Nẵng không liên quan đến thuốc nên chúng tôi sử dụng
lại” - ông Quang thông tin.
Theo ông Quang, BV Phúc Hưng đang sử dụng ba loại
thuốc gây tê cho sản phụ. Tuy nhiên, hai loại thuốc khác
chỉ sử dụng cho các trường hợp sản phụ yêu cầu điều
trị dịch vụ, còn bệnh nhân có sử dụng bảo hiểm sẽ dùng
thuốc Bupivacaine do Ba Lan sản xuất.
Ông Quang cho hay sau khi xảy ra sự cố, BV đã thăm
hỏi, động viên người nhà, tham gia cùng gia đình lo hậu
sự cho sản phụ xấu số. Còn em bé hiện sức khỏe tốt, đang
được chăm sóc tại BV, khi gia đình xong việc sẽ nhận lại.
“Về lâu dài, BV có ý định nuôi và chăm sóc sức khỏe
cho bé đến năm 18 tuổi. Đây không phải là do chúng tôi
làm sai nên bồi thường mà do BV có quỹ, nếu gặp sự cố
không may xảy ra, dù đúng hay sai cũng hỗ trợ cho bệnh
nhân” - ông Quang thông tin thêm.
THANH NHẬT
Cứu bé trai bị cho uống nhầm
dầu xoa bóp
Chiều 15-10, thông tin từ BV Nhi đồng Thành phố (TP.
HCM) cho biết vừa cấp cứu cho một bé trai (hai tuổi, ngụ
huyện Bình Chánh) do uống nhầm dầu xoa bóp.
Trước đó, bé được người nhà lấy khoảng nửa nắp (5 ml)
dầu xoa bóp và cho uống do tưởng nhầm lọ dầu là sirô ho.
Sau khi uống, bé khóc thét, buồn nôn nên được gia đình
tức tốc đưa đi cấp cứu. Lúc này bé có dấu hiệu sốt nhẹ,
thở nhanh, hơi thở đậm mùi dầu.
Tại BV, bé được chỉ định truyền dịch, trấn an dỗ dành
và khám soi kỹ tổn thương hầu họng, không thấy bỏng rát
tổn thương. Bé tiếp tục được điều chỉnh rối loạn điện giải,
kiểm tra chức năng gan, thận còn bình thường.
Hiện bé đã ổn định sức khỏe, đỡ sợ, ít quấy khóc hơn và
chuẩn bị xuất viện. Rất may mắn, bé không gặp các biến
chứng bỏng đường hô hấp, tiêu hóa hay viêm phổi hít.
HOÀNG LAN
Không chỉ là vấn đề
cái áo, cái quần nơi
công sở
Ởđây không đơn giản là vấn
đề cái áo, cái quầnhay việcmặc
ở công sởmà đó là lòng tự hào
dân tộc, tôn trọngdi sản, tựbản
thânmỗi cán bộ ý thức về việc
cần quảng bá và phát huy giá
trị di sản.
Họa sĩ
NGUYỄN ĐỨC BÌNH
,
Chủ nhiệm Trung tâm Hỗ trợ phát
triển áo dài ngũ thân truyền thống
Đời sống xã hội -
ThứSáu16-10-2020
Áo dài nam vào công sở: Ủng hộ
nhưng cần điều chỉnh
Ông TrầnĐìnhThành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL), cho biết Cục Di sản văn hóa
ủng hộ việc Sở VH&TT tỉnhThừaThiên-Huế đang thí điểmđưa chiếc áo dài nam truyền thống vào công sở.
hợp, phát huy giá trị ở đời
sống hiện đại.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, họa sĩ Nguyễn Đức
Bình, Chủ nhiệm Trung tâm
Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ
thân truyền thống, người theo
dõi khá sát việc tỉnh Thừa
Thiên-Huế tôn vinh áo dài
truyền thống để được ghi
danh là di sản văn hóa hướng
tới Huế - kinh đô áo dài Việt
Nam, cho hay việc ngành văn
hóa vận động đưa áo dài vào
công sở là một trong những
bước đi khá bài bản từ nhiều
năm qua. Đầu tháng 9, Sở
VH&TT tỉnhThừaThiên-Huế
đã vận động công chứcmặc áo
dài thực hiện lễ chào cờ đầu
tháng là một trong các hoạt
động nhằm tôn vinh, quảng
bá áo dài truyền thống.
“Hơn nữa, việc này hết sức
bình thường, không chỉ ởHuế
mà nhiều địa phương trong
cả nước, cơ quan đại diện ở
nước ngoài cũng thực hiện.
Tôi ủng hộ cách làm của lãnh
đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế” -
ông Bình nói.
Theo ông Bình, áo dài tiền
thân là áo ngũ thân tay chẽn
có từ thời chúa Nguyễn và
đã được các vua nhà Nguyễn
cho sử dụng phổ biến trong
cả nước, bộ trang phục này
đã được coi là quốc phục của
Việt Nam. Chính vì thế, ông
Bình cho rằng việc các công
chức ở một cơ quan quản lý
nhà nước về văn hóa (Sở
VH&TT) đã tiên phong trong
việc quảng bá áo dài nam theo
truyền thống là việc làm hết
sức ý nghĩa.•
Nam giới từ nhân
viên đến lãnh đạo
tham gia buổi lễ
chào cờ vào đầu
tháng 9 vừa qua
đều mặc áo dài ngũ
thân truyền thống,
khăn đóng.
Bé trai
nhập viện
trong
tình trạng
hoảng
loạn, hơi
thở đậm
mùi dầu
đang được
các y bác
sĩ dỗ dành.
Ảnh: BVCC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook