238-2020 - page 16

16
Họ đã nói
Quốc tế -
ThứSáu16-10-2020
Cạnh tranh Mỹ-Trung ở Biển
Đông: Cơ hội từ những thách thức
Tình hình thế giới xuất hiện nhiều diễn biến khó lường làmgia tăng căng thẳng ở BiểnĐông; sự xuất hiện
củaMỹ và các đồngminh ở đây đã ngăn cản đáng kể thamvọng bá quyền của Trung Quốc.
VĨ CƯỜNG
N
gày 15-10, Trường
ĐH KHXH&NV - ĐH
Quốc giaTP.HCMđã tổ
chức buổi nói chuyện chuyên
đề “Cạnh tranh chiến lược
Mỹ-Trung ở Biển Đông”
với diễn giả là nguyên Viện
trưởng Viện Biển Đông (Học
viện Ngoại giao Việt Nam)
Nguyễn Trường Giang. Tại
đây, ông Giang cho rằng
Biển Đông sẽ là nơi chứng
kiến cuộc cạnh tranh quyền
lực giữa Mỹ và Trung Quốc
(TQ) bước vào giai đoạn cao
trào, đặt ra nhiều thách thức
cho những nước xung quanh,
trong đó có Việt Nam. Tuy
nhiên, đi kèm với những
thách thức này là hàng loạt
cơ hội mà chúng ta phải biết
tận dụng để vươn lên trong
điều kiện mới.
Cục diện thế giới
phức tạp, khó lường
Trên bình diện quốc tế,
ông Nguyễn Trường Giang
nhận định chúng ta đang sống
trongmột giai đoạn bất ổn khi
những diễn biến không ngờ
đến có thể xảy ra bất kỳ lúc
nào. Hiện tượng này không
chỉ giới hạn ở các khu vực
như châu Á, châu Phi mà
ngay cả châu Âu cũng xuất
hiện những cuộc khủng hoảng
kinh tế - chính trị. Trong khi
đó, cuộc cạnh tranh chiến
lược Mỹ-Trung trên toàn cầu
lan rộng sang nhiều lĩnh vực
từ tài chính, kinh tế, chính trị
đến khoa học công nghệ, đặt
ra nguy cơ kéo theo sự tham
dự của những nước khác và
tác động tiêu cực đến trật tự
thế giới hiện hành.
Ngoài nhữngmối đe dọa an
ninh truyền thống, chuyên gia
trên cũng cảnh báo các vấn đề
phi truyền thống như biến đổi
khí hậu cần phải nhận được
sự quan tâm nhanh chóng và
đầy đủ trước khi quá muộn vì
độ tàn phá của nó sẽ còn lớn
hơn bất kỳ cuộc chiến tranh
Đến ngày 15-10, hãng tin
Reuters
cho biết giao tranh
vẫn tiếp tục tái diễn giữa các lực lượng của Armenia và
Azerbaijan tại khu vực xung đột Nagorno-Karabakh bất
chấp việc các cường quốc và nhóm trung gian Minsk liên
tục kêu gọi hai bên tuân thủ lệnh ngừng bắn, làm dấy lên
quan ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân
đạo tại đây.
Hồi ngày 13-10, Azerbaijan và Armenia đồng loạt lên
tiếng cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn mới
đạt được cuối tuần qua. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng
Azerbaijan - ông Vagif Dargiahly cho biết Armenia đã
nã pháo vào các TP Goranboy, Aghdam và Terter thuộc
lãnh thổ Azerbaijan, đồng thời khẳng định các lực lượng
Azerbaijan không vi phạm lệnh ngừng bắn.
Về phần mình, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia
- ông Shushan Stepanyan đã bác bỏ các cáo buộc và nói
rằng Azerbaijan đã nối lại các hoạt động quân sự, thực
hiện các vụ nã pháo từ nhiều hướng.
Theo thống kê của hãng tin
AFP
, sau hơn hai tuần bùng
phát giao tranh kể từ hôm 27-9, đã có tổng cộng gần
600 người thiệt mạng, trong đó có 73 dân thường. “Dân
thường đang đối mặt nguy cơ thiệt mạng hoặc bị thương.
Các ngôi nhà, công việc làm ăn và những con phố đông
người qua lại giờ trở thành đống đổ nát” - Giám đốc khu
vực Á-Âu của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) Martin
Schuepp cho biết.
PHẠM KỲ
Căng thẳng tiếp tục leo thangởNagorno-Karabakh
Tàu chiến hải quânMỹ, Nhật tập trận chung ở BiểnĐông ngày 13-10. Ảnh: AP
Bắc Kinh từ lâu
cũng xem việc kiểm
soát Biển Đông là
một phần của việc
duy trì lợi ích cốt
lõi của TQ, tương
tự các khu vực Tân
Cương, Tây Tạng và
Đài Loan.
TQ làmột con hổ vàmột con
hổ thì không quan tâm gì đến
luật pháp mà nó chỉ cần thỏa
mãncơnđói,ởđâylàthamvọng
chủquyềnở BiểnĐông. Để đối
phóvớiTQthìchúngtacầnphải
vậndụnghết sức những lợi thế
của đoàn kết và hợp tác, tránh
sa đà vào cạnh tranh sứcmạnh
thuần túy với họ.
NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
,
nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông
(Học viện Ngoại giao Việt Nam)
nào do con người gây ra.
Những hậu quả này cả nước
phát triển lẫn đang phát triển
đều phải hứng chịu với mức
thiệt hại tương đương, một
số quốc gia biến mất hoàn
toàn dưới mực nước biển hay
môi trường thay đổi đến mức
không thể duy trì sự sống là
những ví dụ điển hình.
Tình hình Biển Đông
tỏa nhiệt
Đặt trong bối cảnh tình hình
quốc tế phức tạp như trên,
việc Biển Đông trở thành một
điểm nóng căng thẳng giữa
Mỹ và TQ cũng không có gì
quá ngạc nhiên, nhất là với
số lượng tàu chiến, khí tài
quân sự mà Bắc Kinh đem
vào vùng biển này những năm
gần đây. Theo ông Nguyễn
Trường Giang, TQ hiện là
cường quốc mới trỗi dậy với
tiềm lực quân sự, kinh tế đang
trên đà phát triển.
Do đó, nước này xemBiển
Đông là khu vực để thể hiện
sức mạnh và độc chiếm Biển
Đông là bước đầu tiên trong
việc xác lậpTQchính là cường
quốc hàng đầu thế giới trong
thời kỳ mới, không phải Mỹ.
Bắc Kinh từ lâu cũng xem
việc kiểm soát Biển Đông
là một phần của việc duy trì
lợi ích cốt lõi của TQ, tương
tự các khu vực Tân Cương,
Tây Tạng và Đài Loan. Bốn
khu vực này được đặc biệt
chú trọng bởi nó liên quan
mật thiết đến an ninh quốc
gia và ổn định chính trị của
TQ nên chắc chắn Bắc Kinh
sẽ không có bất kỳ nhượng bộ
nào về cái gọi tuyên bố chủ
quyền của TQ ở đây, không
loại trừ khả năng can thiệp
quân sự nếu cần.
Về phíaMỹ, nước này kể từ
thời Tổng thốngGeorgeH.W.
Bush (nhiệm kỳ 1989-1993)
đã rất chú trọng việc duy trì
hiện diện ở châu Á-Thái Bình
Dương và xác định việc duy trì
an ninh, ổn định ở Biển Đông
là lợi ích quốc gia. Đến thời
Tổng thống Donald Trump,
nhận thức này ngày càng
phát triển, thành một phần
của chiến lược lớn hơn là Ấn
Độ Dương-Thái Bình Dương
tự do, rộng mở. Có thể thấy
Mỹ-TQ đã xảy ra mâu thuẫn
lợi ích trong cách tiếp cận
vùng biển này và mâu thuẫn
này tăng lên theo thời gian.
Ông Giang cũng lưu ý là Mỹ
từ khi ông Trump lên nắm
quyền đã thay đổi rõ rệt quan
điểmcủamình về vấn đề Biển
Đông và TQ thông qua những
động thái cứng rắn hơn, lập
trường chống đối công khai
hơn. Nếu như dưới thời Tổng
thốngBarackObama, hải quân
Mỹ chỉ tổ chức một vài cuộc
tuần tra đảm bảo tự do hàng
hải đi kèm thông điệp hết sức
trung tính là thực thi quyền tự
do hàng hải của tàu bè nước
ngoài trên vùng biển quốc tế
thì từ năm 2017, nước này đã
có hơn 10 cuộc tuần tra như
vậy diễn ra với những thông
điệp mang tính thách thức
như Mỹ sẵn sàng duy trì hiện
diện xung quanh các thực thể
mà TQ chiếm đóng trái phép.
Một điểm đáng chú ý trong
tình hình Biển Đông thời gian
qua là Mỹ và các nước đồng
minh đã bắt đầu tham gia đấu
tranh chống tham vọng chủ
quyền của TQ trên phương
diện pháp lý mà điển hình là
việc hàng loạt quốc gia (trong
đó có Mỹ) gửi công hàm bác
bỏ các yêu sách phi lý của Bắc
Kinh lên Liên Hợp Quốc. Mỹ
từ tháng 5 đến tháng 7-2020
cũng liên tục đưa ra những
tuyên bố xác lập rõ là nước
này không chấp nhận cái gọi
là đường chín đoạn của TQ ở
Biển Đông và cảnh báo trực
tiếp ý đồ biến Biển Đông
thành đế chế hàng hải của
Bắc Kinh.
Theo ông Nguyễn Trường
Giang, việc ngày càng nhiều
nước chọn đấu tranh pháp
lý với TQ là một dấu hiệu
đáng khích lệ và về dài hạn
sẽ tốt hơn cho tình hình của
Biển Đông hơn là sự xuất
hiện dày đặc của các loại tàu
chiến, tàu sân bay. Đối với
những nước nhỏ, luật pháp
quốc tế là công cụ hữu hiệu
để đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của mình không bị
xâm phạm bởi vì một lý do
đơn giản, khi chúng ta hành
xử đúng luật thì toàn thế giới
sẽ đứng về phía chúng ta và
điều đó có sức mạnh hơn bất
kỳ đội quân hùng mạnh nào.
Việc tận dụng công cụ pháp
lý cũng giúp hạn chế nguy
cơ Bắc Kinh lợi dụng sơ hở,
xuyên tạc luật pháp quốc tế để
củng cố yêu sách chủ quyền
phi pháp của mình.
Ông Giang chia sẻ rằng
thông qua kinh nghiệm
nghiên cứu, ông nhận thấy
TQ chỉ xem luật pháp quốc
tế như là một bước đệm trên
con đường trở thành siêu
cường và sẽ sẵn sàng vứt
bỏ một khi không còn giá
trị lợi dụng. “TQ chỉ muốn
chơi theo luật riêng của họ
và khi nước này ngày càng
phát triển, họ càng tự cho
mình cái quyền vẽ lại luật
chơi của những nước khác
thông qua sức mạnh của bản
thân, chúng ta không được
để kịch bản đó xảy ra” - ông
Giang cảnh báo.
Nhìn chung, học giảNguyễn
Trường Giang cho rằng trong
thời gian tới, dù tham vọng
của TQ sẽ không giảm đi
nhưng về cơ bản, cạnh tranh
Mỹ-Trung sẽ tạm thời gây khó
cho những bước tiến của TQ
ở Biển Đông. Những nước
trong khu vực cần tận dụng
ảnh hưởng tích cực này để
sẵn sàng đối phó với những
bất ngờ trong tương lai.•
Tàu sân bay USS Ronald Reagan
của My quay lai Bien Đong
Cong thong tin chính thuc cua Ham đoi 7 hai quan Mỹ
ngay 15-10 cho biet nhom tac chien tau san bay USS Ronald
Reagan vừa tien vao Bien Đong đe thực hiện cac hoat đong
tap tran, diễn tap đa lực lưong. Đay la lan thu ba nhom tau
nay quay lai Bien Đong trong năm nay. Chi huy nhom tac
chien tau san bay USS Ronald Reagan, Chuẩn đođoc George
Wikoff khẳng định:“Chung toi tiep tuc the hiện cam ket cua
Mỹ đoi voi hoat đong hop phap tai cac vùng bien quoc te
va sẽ luon hop tac voi cac đồng minh va đoi tac o Ấn Đo
Dưong-Thai Binh Dưong đe thuc đẩy on định khu vực”.
Ngoai Bien Đong, USS Ronald Reagan gan đay cũng hoat
đong o Ấn Đo Dưong, thực hiện hai chuyen đi qua eo bien
Malacca va hoan thanh nhieu cuoc tap tran đa quoc gia o
Thai Binh Dưong.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook