239-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBảy17-10-2020
Đầu tư nước ngoài vào giáo dục
còn ít
NGUYỄNQUYÊN
N
gày 16-10, BộGD&ĐT
chủ trì, phối hợp với
Tập đoàn Giáo dục
Nguyễn Hoàng, Trường ĐH
Văn Lang tổ chức “Diễn
đàn hợp tác và đầu tư trong
giáo dục”.
Diễn đàn có sự tham dự
của hơn 200 khách mời là đại
diện lãnh đạo Bộ KH&ĐT,
một số sở, ngành cùng đại
diện các cơ sở giáo dục có
vốn đầu tư nước ngoài, các
cơ sở giáo dục có giảng dạy
chương trình nước ngoài tại
Việt Nam...
Hợp tác và đầu tư
còn đơn lẻ
Phát biểu khai mạc diễn
đàn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
Nguyễn Văn Phúc cho biết
trong bối cảnh quốc tế hóa
giáo dục là xu thế toàn cầu,
Việt Nam luôn chú trọng đẩy
mạnh hợp tác quốc tế trong
giáo dục. Đến nay, Việt Nam
đã thiết lập quan hệ hợp tác
giáo dục với trên 100 quốc
gia và vùng lãnh thổ; đồng
thời là thành viên tích cực
của các tổ chức giáo dục
quốc tế.
“Chính sách hội nhập
quốc tế trong giáo dục đã
góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo và cải thiện
thứ hạng của Việt Nam trên
bản đồ giáo dục thế giới.
Việt Nam đã có ba cơ sở
được xếp hạng vào danh
sách 1.000 cơ sở giáo dục
ĐH hàng đầu thế giới và tám
cơ sở được xếp hạng trong
nhóm 500 trường ĐH hàng
đầu châu Á. Giáo dục phổ
thông cũng đạt được nhiều
thành tích nổi trội” - thứ
trưởng nhấn mạnh
Tuy nhiên, theoThứ trưởng
Nguyễn Văn Phúc, mặc dù
việc thu hút các nguồn lực
đầu tư cho giáo dục đã đạt
những kết quả nhất định
nhưng còn chưa tương xứng
với tiềmnăng. Hoạt động hợp
tác và đầu tư trong giáo dục
còn đơn lẻ, chưa tạo sự đột
phá trong toàn hệ thống. Đầu
tư của nước ngoài vào giáo
dục còn chiếm tỉ lệ nhỏ so
với các ngành kinh tế - xã
hội của Việt Nam.
Gần 200.000 học
sinh, sinh viên đang
học ở nước ngoài
Ông Phạm Quang Hưng,
Cục trưởng Cục Hợp tác quốc
tế, Bộ GD&ĐT, cho biết với
số lượng học sinh, sinh viên
Việt Nam hiện nay hơn 23
triệu, có thể thấy nhu cầu tại
Việt Nam là rất lớn.
Trong khi hiện có 192.000
học sinh, sinh viên Việt Nam
đang học tập tại nước ngoài,
chứng tỏ khả năng tài chính
của người dân Việt Nam
rất tốt. Họ sẵn sàng đầu tư
tiền của để con học ở môi
trường giáo dục có chất
lượng. “Nếu những sinh viên
này, chúng ta có thể thu hút
được một phần học tập tại
Việt Nam thì rất tốt. Như
vậy sẽ không bị chảy máu
chất xám, chảy nguồn tiền
ra nước ngoài nhưng quan
trọng chất lượng giáo dục
phải tốt” - ông Hưng nói.
Cũng theo ông Hưng, số
lượng sinh viên quốc tế trong
thời gian vừa qua đến Việt
Namcũng tăng rất nhanh, mỗi
nămtăng 10%, trong nămnăm
vừa qua có hơn 21.000 sinh
viên quốc tế đến Việt Nam.
Tại diễn đàn, bà Tracy
Trang Trần, đại diện Tổ
chức giáo dục và đào tạo
Australia, đặt câu hỏi: Khi
những nhà đầu tư ngoại cho
giáo dục muốn tìm kiếm cơ
hội hợp tác thì có thể lên
kênh thông tin chính thức
“Hiện nhu cầu của
Việt Nam rất lớn, tất
cả quy định pháp
lý rất rõ ràng. Tôi
mong rằng các nhà
đầu tư hợp tác chặt
chẽ với các trường,
địa phương để tăng
cường hợp tác, đầu
tư vào giáo dục.”
nào của Bộ GD&ĐT? Liên
quan đến vấn đề này, ông
Hưng cho hay Cục Hợp tác
quốc tế thường xuyên tiếp
các đoàn khách quốc tế, từ
các trường quốc tế, đối tác
quốc tế.
“Chúng tôi luôn sẵn sàng
cung cấp thông tin, hỗ trợ
đối với các đối tác quốc
tế đến làm việc và có nhu
cầu hợp tác, đầu tư tại Việt
Nam” - ông Hưng nói thêm.
Ông Hưng cho biết hiện
chúng ta ban hành rất nhiều
chính sách, văn bản quy phạm
pháp luật, quy định chặt chẽ
trong hợp tác, đầu tư. Đó là
Luật Giáo dục 2019, các nghị
định quy định của Chính
phủ Việt Nam trong lĩnh
vực đầu tư như Nghị định
46 (quy định về điều kiện
đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục), Nghị
định 86 (quy định về hợp
tác, đầu tư của nước ngoài
trong lĩnh vực giáo dục)…
Cục trưởng Cục Hợp tác
quốc tế cũng cho biết khi
đầu tư vào Việt Nam, nhà
đầu tư sẽ có cơ hội đầu tư
lớn với chính sách rõ ràng,
quy định chặt chẽ và đáp ứng
nhu cầu cao từ chính quyền
địa phương.
Đối với chính quyền địa
phương, muốn thu hút đầu
tư, theo ông Hưng, cần hỗ
trợ các cơ sở giáo dục ngoài
công lập, đơn giản thủ tục
hành chính, giao đất sạch
cho giáo dục và lập danh
mục đầu tư rõ ràng. Trong
khi đó, các trường ĐH cần
phải nâng cao chất lượng giáo
dục và nghiên cứu; chuyển
giao - công nhận tín chỉ; các
chương trình liên kết đào tạo
thực hiện với đối tác chất
lượng cao và tích cực nâng
cao thứ hạng thế giới. Còn
các trường học thì thúc đẩy
hợp tác quốc tế, cung cấp
chương trình giáo dục chất
lượng cao.
“Hiện nhu cầu của Việt
Nam rất lớn, tất cả quy định
pháp lý rất rõ ràng. Tôi mong
rằng các nhà đầu tư hợp tác
chặt chẽ với các trường, địa
phương để tăng cường hợp
tác, đầu tư vào giáo dục” - ông
Hưng nhấn mạnh.•
Thông tin từ Tổ chức Động vật châu Á cho biết theo
thống kê mới nhất của Cục Kiểm lâm Việt Nam, cả nước
hiện còn gần 600 cá thể gấu nuôi trong các trang trại,
trong khi gấu ngoài tự nhiên chỉ còn vài trăm cá thể.
Riêng tại Hà Nội, hiện còn khoảng 170 cá thể gấu
đang được nuôi nhốt trong gần 20 trang trại tư nhân,
phần lớn gấu nuôi tập trung tại huyện Phúc Thọ, chiếm
đến 1/4 số lượng gấu bị nuôi nhốt trong các trang trại
trên khắp cả nước.
Với mong muốn chấm dứt 100% số trại gấu còn lại
trên địa bàn cả nước, Tổ chức Động vật châu Á đã ký
biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp nhằm
đưa các cá thể gấu về các cơ sở cứu hộ, lộ trình từ năm
2017 tới 2022.
Mới đây nhất, ngày 15-10-2020, Tổ chức Động vật châu
Á đã cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa tại thị trấn
Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ. Cá thể gấu ngựa này do chủ
nuôi tự nguyện chuyển giao, dưới sự vận động của Chi
cục Kiểm lâm Hà Nội, với mong muốn gấu có cuộc sống
tốt nhất trong phần đời còn lại.
Cá thể gấu có giới tính đực ước chừng gần 200 kg, được
nuôi nhốt trong sân nhà một hộ dân ở thị trấn Phúc Thọ
(toàn huyện Phúc Thọ hiện còn khoảng 140 cá thể gấu
đang được nuôi nhốt trong các trang trại tư nhân). Theo
thông tin từ gia đình, chủ nuôi đã nuôi gấu từ năm 2002,
tính đến nay khoảng 18 năm từ khi là gấu con.
Theo đại diện Tổ chức Động vật châu Á, đây là một
trong những cá thể gấu đầu tiên ở Hà Nội được các hộ
tư nhân đồng thuận chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ
gấu nuôi cứu hộ vì mục đích nhân đạo. Trong quá trình
cứu hộ, các bác sĩ thú y đã gây mê để đưa gấu ra khỏi
chuồng nuôi nhốt. Quá trình cứu hộ diễn ra suôn sẻ.
Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cũng đã kiểm tra chip đăng
ký của gấu và thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các quy
trình, thủ tục bàn giao về Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam
tại Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ngay trong
ngày 15-10.
Theo kế hoạch, trước khi được giới thiệu vào các khu
bán tự nhiên rộng gần 3.000 m
2
ở trung tâm, gấu sẽ trải
qua 45 ngày cách ly đảm bảo không lây nhiễm bệnh,
được chữa trị, ghép nhóm và phục hồi bản năng, sức
khỏe dần dần.
Thêm cá thể gấu này, Tổ chức Động vật châu Á đã cứu
hộ thành công 220 cá thể gấu ngựa và gấu chó (cả gấu con
và gấu sống lâu năm) tại nhiều tỉnh, thành trên khắp Việt
Nam. Hiện có 188 cá thể gấu đang được chăm sóc y tế,
dinh dưỡng và sống trong các khu bán tự nhiên của Trung
tâm Cứu hộ gấu Việt Nam.
TN
11 thỏa thuận hợp tác được ký kết
Tính đến ngày 31-12-2019, Việt Nam đã có trên 500 dự
án hợp tác, đầu tư còn hiệu lực của nước ngoài trong lĩnh
vực giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới 4,4 tỉ USD. Việt
Nam hiện có năm cơ sở giáo dục ĐH và gần 100 cơ sở
giáo dục ở các bậc học mầm non, phổ thông có vốn đầu
tư nước ngoài và hơn 450 chương trình đào tạo quốc tế
được giảng dạy tại 70 cơ sở giáo dục ĐH.
Với chính sách thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, đến nay
Việt Nam đã có gần 3.000 cơ sở giáo dục ngoài công lập
ở tất cả địa phương trong cả nước.
Tại diễn đàn, đã có 11 thỏa thuận hợp tác, đầu tư
trong giáo dục giữa các đối tác Việt Nam và các nước
được ký kết.
Họ đã nói
Cần tạo điều kiện tối đa cho
các trường ĐH thực hiện mô
hình thí điểmcác giải phápđột
phá về ứng dụng công nghệ
trong giáo dục; linh động thay
đổi khung thời gian đào tạo
vì lợi ích người học, đổi mới
phương pháp và phương thức
đào tạo. Đồng thời đẩy mạnh
hợp tác công tưđể có thể tối ưu
hóa nguồn lực xã hội, chuyển
từ cạnh tranh thành hợp tác
cùng phát triển.
TS
NGUYỄN CAO TRÍ
,
Chủ tịch
hội đồng Trường ĐH Văn Lang
Cảnước còngần600 cá thể gấubị nuôi nhốt
Đã có 11 thỏa thuận hợp tác đầu tư trong giáo dục giữa các đối tác Việt Namvà các nước được ký kết.
Thứ trưởng BộGD&ĐTNguyễn Văn Phúc
(giữa)
cùng các đại biểu nhấn nút khai trương cổng thông
tin điện tử tiếp nhận du học sinh nước ngoài đến học tập tại Việt Nam. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook