239-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy17-10-2020
Tại sao ông Suga công du Đông
Nam Á, không chọn Mỹ, Trung?
THIÊNÂN
T
heo hãng tin
Reuters
,
ngày 13-10, Thủ tướng
Nhật Suga Yoshihide đã
thông báo với đảng Dân chủ
Tự do cầm quyền rằng ông
sẽ sang thăm Đông Nam Á
(ĐNA) vào tuần tới. Cụ thể,
Việt Nam (VN) và Indonesia
là những điểm đến trong
chuyến công du nước ngoài
đầu tiên của ông Suga sau khi
nhậm chức thủ tướng Nhật.
Tại saokhôngphảiMỹ,
Trung, Hàn?
Theo truyền thống từ năm
1945, Mỹ luôn là điểm đến
đầu tiên trong chuyến công du
nước ngoài đầu tiên sau khi
các nhà lãnh đạo Nhật nhậm
chức. Theo đài
NHK
, với thực
tế đang có nhiều quan ngại về
kinh tế và an ninh trong khu
vực, trước đó có nhiều ý kiến
đoán rằng ông Suga có thể sẽ
có chuyến công du nước ngoài
biểu tượng đầu tiên sang Mỹ
để củng cố tầmquan trọng của
liên minh xuyên Thái Bình
Dương giữa Nhật vàMỹ. Tuy
nhiên, ôngSuga đã không theo
bước đi của những người tiền
nhiệmmà chọn hai nướcĐNA
làm điểm đến trong chuyến
công du nước ngoài đầu tiên
của mình.
Trong một bài viết trên
báo
Japan Times
, chuyên gia
Kuni Miyake, Chủ tịch Viện
Chính sách đối ngoại và là
người vừa được Thủ tướng
Suga bổ nhiệm làm cố vấn
đặc biệt cho nội các Nhật,
cho biết các nhà báo Nhật lẫn
quốc tế bàn tán rất nhiều về
chuyện ông Suga chọn thăm
ĐNAđầu tiên. Tại sao không
phải là Mỹ, hay Trung Quốc,
hay Hàn Quốc?
ÔngKuni nói ông không có
thông tin nội bộ để trả lời chính
xác các băn khoăn này nhưng
theo quan điểm riêng của ông
thì có hai lý do chính: Ông
Suga không muốn vướng vào
bầu cử tổng thốngMỹ, vàMỹ
vẫn còn bị đại dịchCOVID-19
hoành hành quá nặng.
Ý kiến này được nhiều
chuyên gia tán thành. Theo
chuyên gia Julian Ryall, có
thể nhìn ra được rằng Nhật
khôngmuốn dính vào sự tranh
cãi chính trị trong cuộc đua
vào Nhà Trắng đang diễn
ra ở Mỹ. Theo GS Go Ito,
chuyên về quan hệ quốc tế
tại ĐH Meiji (Tokyo), cuộc
chiến bầu cử ở Mỹ sẽ còn
kéo dài đến tháng tới nhưng
chuyện công du nước ngoài
lại quan trọng với chính phủ
ông Suga và ĐNAlà lựa chọn
thông minh của ông.
TheoôngKuni, chuyện thăm
Trung Quốc thời điểm này là
một “sai lầmchính trị” vớiThủ
tướng Suga, với bối cảnh hiện
tại xung quanh quan hệ song
phương Nhật - Trung. Thăm
Hàn Quốc cũng thế, theo ông.
Ngày 13-10, hãng tin
Kyodo
News
đưatin“Cuộchọpthượng
đỉnh ba bên giữa Nhật - Hàn -
Trung khả năng lớn sẽ không
diễn ra được trong năm nay,
khi có thông tin ông Suga sẽ
không tham dự nếu không có
sự nhượng bộ từ Seoul quanh
chuyện bồi thường cho người
lao động thời chiến”.
Ông Suga kỳ vọng
nhiều ở Đông Nam Á
Ông Kuni đánh giá việc
ông Suga chọn thăm hai nước
ASEANlà lựachọn“tựnhiên”,
đặc biệt trong lúc Nhật đang
chủ trương củng cố quan hệ
với các nước trong khu vực,
và giữa bối cảnh căng thẳng
giữa đồngminh an ninh chính
(Mỹ) và đối tác thương mại
chính (Trung Quốc) ngày
càng tăng.
Về chuyện tại sao lại là
VN và Indonesia mà không
phải các thành viên ASEAN
khác, chuyên gia Kuni đưa
ra các thực tế “VN đang là
chủ tịchASEAN năm nay và
Indonesia là thành viên của
nhóm kinh tế G20 mà Nhật
là thành viên”.
Nhưng đó có thể chưa
phải là lý do chính. Theo
ông Kuni, chủ trương chính
thức của Nhật là thúc đẩy tầm
nhìn về một khu vực “Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương tự
do và rộng mở” (FOIP), việc
tôn trọng quy định luật pháp,
tự do lưu thông hàng hải và
hàng không trên biển, dàn xếp
bất đồng một cách hòa bình
Tiêu điểm
Thủ tướng Suga thăm ĐNA
thời điểm này là hoàn hảo.
Chuyên gia
KUNI MIYAKE
,
Chủ tịch Viện Chính sách đối ngoại,
cố vấn đặc biệt của nội các Thủ tướng
Suga Yoshihide
và xây dựng quan hệ ổn định
với các láng giềng (ở đây là
Trung Quốc, Hàn Quốc và
Triều Tiên). Với chuyện Thủ
tướng Suga chọn thăm ĐNA
đầu tiên, có thể thấy ông đã ưu
tiên các chính sách trên hơn
so với việc “xây dựng quan hệ
ổn định với các láng giềng”.
Báo
South China Morning
Post
dẫn nhận định của GS
Jeff Kingston, chuyên về
nghiên cứu châu Á tại ĐH
Temple (Tokyo), rằng ông
Suga và Nhật hy vọng các
nước ĐNA sẽ chia sẻ tầm
nhìn FOIP của Nhật. Nhiều
nhà quan sát cũng cho rằng
mục đích chuyến đi này của
ông Suga là nhằm thắt chặt
thêm các quan hệ kinh tế lẫn
an ninh với các đối tác ĐNA.
TheoôngKuni, FOIPkhông
phải chỉ là về trật tự quân sự
thế giới, mà đúng hơn FOIP
còn cung cấp nền tảng cơ bản
cho sự ổn định và thịnh vượng
ở Đông Á, ĐNA và Nam Á.
Không hoàn toàn như Mỹ,
các nỗ lực của Nhật trong
thúc đẩy tầm nhìn FOIP chú
trọng hơn vào các lĩnh vực
như kinh tế, văn hóa, thực
thi pháp luật.•
Theo lịch dự kiến thì ông Suga sẽ đến VN từ ngày 18-
10 và ở lại đến ngày 21-10. Người tiền nhiệm của ông
Suga là Thủ tướng Shinzo Abe cũng từng chọn VN là
điểm đến nước ngoài đầu tiên khi ông bắt đầu nhiệm
kỳ thủ tướng thứ hai. Nhiều nhà phân tích cho rằng có
vẻ Thủ tướng Suga sẽ đi theo đúng hướng đi của người
tiền nhiệm Abe về chính sách đối ngoại.
Thời ông Abe, VN là một thành tố chính trong chính
sách đối ngoại khu vực của Nhật. Ông Abe từng ký Hiệp
địnhĐối tác kinh tếViệt - Nhật năm2006 và sau đó nâng
cấp thành một liên minh chiến lược lớn hơn.
Giai đoạn 2014-2018, Nhật hỗ trợ 280 triệu USD, trở
thành nước chi hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn
nhất cho VN. Hồi tháng 8, Nhật thông báo thỏa thuận
348 triệu USD cung cấp sáu tàu tuần tra cho lực lượng
bảo vệ bờ biển VN.
VN cũng là điểmđến ưu tiên của đầu tư trực tiếp theo
Sáng kiến Đối tác vì chất lượng hạ tầng của Nhật - được
xemlàsựcạnhtranhvớicáckhoảnchovaycủaTrungQuốc.
Theo các nhà quan sát, khả năng lớn ông Suga sẽ phát
triển hơn nữa quan hệ kinh tế với VN dựa trên các nền
tảng chắc chắn này. Chính ông Suga cũng nói ông hy
vọng sẽ ký thỏa thuận với VN trong chuyến thăm này.
Hơn thế nữa, theo GS Go Ito, khả năng ông Suga sẽ
dùng chuyến công du này để bước ra khỏi cái bóng của
người tiền nhiệmAbe. Theo ông, ông Abe dù rất cởi mở
trong cách tiếp cận các vấn đề đối ngoại nhưng cũng
rất bảo thủ trong các chính sách. Với ông Suga, chuyến
đi này sẽ là cơ hội để ông thể hiện cho các nước thấy
màu sắc chính trị của mình, rằng mình sẽ theo đuổi con
đường khác ông Abe và muốn trở thành một nhà đóng
góp lớn hơn cho ĐNA.
Thủ tướng Suga Yoshihide chọnĐông NamÁ làmđiểm công du nước ngoài đầu tiên, chứ không chọnMỹ
như nhiều nhà lãnh đạo trước của Nhật.
Ông Trump trong “cuộc họp kiểu làng xã” được
truyền hình trực tiếp tối 15-10. Ảnh: REUTERS
Thủ tướngNhật Suga Yoshihide
(giữa)
sẽ thămViệt Namvào tuần tới. Ảnh: NIPPON.COM
Không tranh luận trực tiếp lần hai, tối 15-10 (giờ địa
phương), hai ứng viên tổng thống Mỹ - đương kim Tổng
thống Donald Trump (đại diện đảng Cộng hòa) và cựu Phó
Tổng thống Joe Biden (đại diện đảng Dân chủ) - vẫn tổ
chức gặp mặt cử tri theo hình thức “town hall” được truyền
hình trực tiếp. Đây là một hình thức diễn đàn mở, hay có
thể hiểu nôm na như “cuộc gặp kiểu làng xã” ở Việt Nam.
Trong khi ông Trump xuất hiện trên đài
NBC News
nhận câu hỏi từ cử tri Miami (bang Florida) thì ông Biden
xuất hiện trên đài
ABC News
và nhận câu hỏi từ cử tri
Philadelphia (bang Pennsylvania). Có thể thấy hai ông
vẫn quyết liệt hạ nhau và kiếm điểm, trong bối cảnh ngày
bầu cử chỉ còn cách hơn hai tuần nữa.
Ông Trump cố gắng bảo vệ cách mình ứng phó đại dịch
COVID-19. Ông cũng thừa nhận một tiết lộ gần đây của
báo
New York Times
rằng ông đang có khoản nợ 420 triệu
USD sẽ phải thanh toán trong bốn năm tới. Tuy nhiên,
ông nói khoản nợ này chỉ là “một tỉ
lệ rất, rất nhỏ” so với toàn bộ tài sản
của ông. Ông Trump cũng khẳng
định mình không nợ tiền gì Nga hay
bất kỳ “người xấu” nào. Lần đầu
tiên ông Trump nói ông sẽ tôn trọng
kết quả “một cuộc bầu cử công
bằng” và sẽ chấp nhận chuyển giao
quyền lực một cách hòa bình.
Phần mình, ông Biden chỉ trích
cách ứng phó COVID-19 của ông
Trump. Theo ông, việc chính phủ
ông Trump đóng cửa văn phòng phản ứng đại dịch được
lập từ thời chính phủ Tổng thống Barack Obama là một
sai lầm.
Thời gian qua, ông Biden kiềm chế nói về chuyện
ông có ủng hộ hay không việc tăng số lượng thẩm phán
của Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, tối
15-10, ông Biden nói dù ông “vẫn
không phải là fan” của việc mở rộng
quy mô thẩm phán Tòa án Tối cao
nhưng quyết định cuối cùng của ông
sẽ phụ thuộc vào việc đảng Cộng
hòa vội vàng thế nào trong chuyện
xác nhận đề cử thẩm phán Amy
Coney Barrett. Ông Biden cũng chỉ
trích chính sách “nước Mỹ trên hết”
của ông Trump đã khiến “nước Mỹ
cô độc”.
Theo thăm dò mới nhất của
NPR/PBS NewsHour/Marist
được công bố ngày 15-10 thì ông Biden đang dẫn trước ông
Trump tới hai con số về tỉ lệ ủng hộ, 54% so với 43%. Phiên
tranh luận cuối cùng giữa hai ông dự kiến sẽ diễn ra vào
ngày 22-10, tại Nashville (bang Tennessee).
ĐĂNG KHOA
Không tranh luận, 2 ôngTrump - Biden“họpkiểu làng xã”
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook