239-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Thị trường khách nội địa năm 2019
đạthơn37.300triệukhách,tăng11,92%
so với năm 2018, trong khi hàng hóa
nội địa đạt 256.000 tấn, giảm3%so với
năm2018.Theobáocáoquyhoạchphát
triển hệ thống CHK toàn quốc thời kỳ
2021-2030, một số chỉ tiêudựbáo tăng
trưởng trong quá trình lập quy hoạch
chưa phù hợp với thực tế. Cụ thể, số
liệu dự báo tăng trưởng hành khách
chưa theo kịp với nhu cầu, số liệu phát
triển thực tế tại các CHKTân Sơn Nhất,
Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài.
Sẽ có 28 sân bay vào năm 2030
Theo lộ trình đến năm 2030, cả nước sẽ có hệ thống 28 CHK. Trong đó,
13 CHK quốc tế gồm Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà
Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Long Thành
và 15 CHK nội địa gồmLai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng
Trị, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Phan Thiết, Côn
Đảo, Rạch Giá, Cà Mau. Trong số này có năm CHK quốc tế gồm Nội Bài, Đà
Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành đạt chuẩn là cửa ngõ quốc tế.
nâng cấp thành CHK quốc tế. Hoạt
động của hệ thống CHK đã đóng
góp tích cực trong việc thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, an ninh - quốc phòng của đất
nước nói chung và từng vùng miền
nói riêng.
Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý
là hiện 21 sân bay do ACV đầu tư,
khai thác, chỉ có bảy sân bay có lãi.
Câu hỏi đặt ra là trước tình hình đó
có nhất thiết bổ sung, đầu tư thêm
các CHK mới?
Hầu như chưa cần thiết
“nở nồi” sân bay
Theo Cục Hàng không đánh giá,
mạng đường bay nội địa hiện tại cơ
bản được thiết kế theo kết cấu trục
nan. Các đường bay đi/đến các địa
phương tỏa ra từ ba TP lớn của ba
miền làHàNội, ĐàNẵng vàTP.HCM.
Hệ thống đường bay Hà Nội - Đà
Nẵng - TP.HCMđược các hãng hàng
không xác định là xương sống cho
hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai
thác với tần suất cao, chiếm tỉ lệ
56% tổng lượng vận chuyển của thị
trường nội địa. Hiện năm hãng hàng
không Việt Nam đang khai thác 53
đường bay nội địa theo mạng đường
bay tỏa đi từ ba trung tâm này, kết
hợp với phát triển mạng đường bay
điểm đến với các CHK địa phương.
Trao đổi với PV, PGS-TS Nguyễn
ThiệnTống, chuyên gia lĩnh vực hàng
không, cho rằng lâu nay quy hoạch
mạng lưới các CHK cả nước chưa
có tính toán, số liệu thuyết phục.
Nếu chỉ đưa ra yếu tố kinh tế - xã
hội chung chung để “nở nồi” sân
bay sẽ gây lãng phí.
Đểmở thêmsânbay, theoôngTống,
cần tính toán, dự báo nhu cầu phát
triển của dân cư khu vực đó, dư địa
phát triển như thế nào trong tương
lai. Ngoài ra, phải xét đến cự ly so
với các sân bay lân cận để có cái nhìn
tổng thể có nên mở thêm hay không.
Ví dụ, có nên đầu tư sân bay Quảng
Trị hay không khi sân bay này chỉ
cách sân bay Đồng Hới và Nội Bài
bán kính khoảng 90 km?
“Nói tóm lại, cần xác định cho
được quy mô tổng số dân cư khu
vực, tỉnh/thành đó, trong năm có
bao nhiêu người đi máy bay. Đồng
thời xem xét thêm điểm thu hút của
địa phương là gì, lượng khách đi/
đến trong năm nhiều hay ít rồi mới
tính đến việc mở thêm sân bay” - TS
Tống phân tích.
Từ đó, TS Tống cho rằng sân bay
Quảng Trị sẽ ít có khách, do khách
hai đầu tỉnh này sẽ đổ về sân bay
Huế và Quảng Bình. Tương tự, sân
bay Hà Tĩnh sẽ không có khách do
lực hút của sân bay Vinh. Sân bay
Thành Sơn (Ninh Thuận) chỉ cần duy
trì khai thác máy bay loại nhỏ, chặng
bay ngắn vì sắp tới đã có sân bay
Phan Thiết. Với sân bay Điện Biên
PHONGĐIỀN
y ban Quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp vừa bác đề
xuất của Bộ GTVT đề nghị
Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao
Tổng Công ty Cảng hàng không
(CHK) Việt Nam - CTCP (ACV)
triển khai đầu tư xây dựng mở rộng
CHK Điện Biên. Lý do là báo cáo
của Bộ GTVT và ACV đều không
có khả năng hoàn vốn trong 50 năm
khi đầu tư xây dựng CHK này.
Bốn tỉnh đề xuất bổ sung
quy hoạch sân bay
Gần đây, hàng loạt địa phương có
ý kiến đề xuất được mở rộng hoặc
xây dựng sân bay. Cụ thể, UBND
tỉnh Hà Tĩnh đề xuất bổ sung CHK
Hà Tĩnh vào quy hoạch mạng lưới
CHK toàn quốc đến năm 2030, định
hướng đến năm 2050. Tập đoàn FLC
đề xuất UBND tỉnh Quảng Trị phê
duyệt chủ trương nghiên cứu, đầu
tư dự án CHK Quảng Trị. Tiếp đó,
UBND tỉnhNinhThuận cũng đề nghị
bổ sung CHK dân dụng Thành Sơn
vào mạng lưới, còn Sở QH-KT TP
Hà Nội thì kiến nghị xem xét, xây
dựng sân bay tại huyện Ứng Hòa
(phía nam TP Hà Nội).
​Hiện cả nước đang có 22 CHK,
trong đó 11 CHK quốc tế. Cục Hàng
không Việt Nam cho hay tổng vốn
giải ngân các công trình chính giai
đoạn 2015-2020 tại các CHK khoảng
35.351 tỉ đồng. Quy hoạch tổng thể
phát triển hệ thống CHK toàn quốc
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050 hiện đã hoàn thành 26/28
CHK, đạt tỉ lệ 96%.
Cục Hàng không đánh giá hệ
thống mạng CHK hiện nay được
quy hoạch hợp lý cả về số lượng,
quy mô, sự phân bố, đáp ứng yêu
cầu phát triển địa phương và phù
hợp với đòi hỏi phát triển đến năm
2030. Một số CHK được quy hoạch
Các tỉnh, thành liên tiếp đề xuất bổ sung quy hoạch vàomạng lưới sân bay cả nước. Ảnhminh họa: PHONGĐIỀN
Tỉnh nào cũng muốn có sân bay
Hiện trong số 21 sân bay do ACV đầu tư, khai thác thì chỉ có bảy sân bay có lãi.
thì hiện tại chưa nên nâng cấp, mở
rộng để đón các loại máy bay thương
mại lớn mà chỉ tập trung khai thác
các chặng bay ngắn sẽ phù hợp hơn.
Riêng sân bay thứ hai tại Hà Nội
sẽ không hiệu quả, thậm chí trong
tầm nhìn vài chục năm tới. Lý do,
sân bay Nội Bài hiện tại là ngõ ra
quốc tế với các đường bay dài, đường
bay tầm trung và kết nối thuận lợi
với mạng bay nội địa.
TS Tống nhận định mạng bay Việt
Namhiện cơ bản đáp ứng nhu cầu vận
chuyển khách, hàng hóa trên các trục
bay quốc tế đường dài, đường tầm
trung qua ngã Nội Bài, Đà Nẵng và
Tân Sơn Nhất. Nếu điều chỉnh hợp
lý các sân bay phụ cận thì sẽ còn
kéo giãn được lượng khách quốc tế
đường bay tầm trung.•
Hệ thống đường bay Hà
Nội - Đà Nẵng - TP.HCM
được xác định là xương
sống cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh, khai
thác tần suất cao.
Thông tin mới về việc bổ sung trợ giá
xe buýt TP.HCM
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản thông báo
kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan tại buổi
họp xem xét tình hình trợ giá xe buýt năm 2020.
Cụ thể, về bổ sung dự toán chi ngân sách trợ giá xe buýt
năm 2020, TP giao Sở GTVT rà soát tình hình thực hiện từ
đầu năm, thuyết minh đánh giá đầy đủ, chi tiết các yếu tố
tác động đến hoạt động xe buýt TP. Đồng thời, sở cần xác
lập dự toán kinh phí đề xuất bổ sung, gửi Sở Tài chính TP
thẩm định, trình TP xét duyệt theo quy định.
Sở GTVT được giao nghiên cứu, đề xuất lập các bộ định
mức, đơn giá áp dụng trong lĩnh vực vận tải hành khách
công cộng (như công tác duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng,
sử dụng nhiên liệu sạch...). Lưu ý, công tác này cần ưu tiên
thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa và lồng ghép với các
nhiệm vụ đang thực hiện.
Trước đó, vào tháng 8, Sở GTVT đã có tờ trình về phê
duyệt giá, mức trợ giá đặt hàng cung ứng các sản phẩm dịch
vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe đưa rước
học sinh trên địa bàn.
Cụ thể, năm 2020, dự toán chi ngân sách trợ giá xe buýt
được Sở Tài chính thẩm định trình UBND TP phê duyệt là
1.150 tỉ đồng. Tuy nhiên, Sở GTVT tính toán vẫn chưa đủ
nên đề xuất TP tăng thêm 128 tỉ đồng, nâng tổng số tiền trợ
giá năm 2020 lên 1.278 tỉ đồng.
HUY VŨ
10 năm, TP.HCM ngầm hóa lưới điện
gần 200 tuyến đường
Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) vừa có
báo cáo hôm 15-10 gửi UBND TP cho biết giai đoạn 2011-
2020, đơn vị đã thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp với
ngầm hóa cáp viễn thông ở 195 tuyến đường.
Cụ thể, EVNHCMC đã phối hợp với các chủ đầu tư
mương cáp viễn thông (Viettel, VNPT, FPT, SCTV,
Tradincorp) thực hiện hoàn thành 240 dự án ngầm hóa tại
195 tuyến đường trên địa bàn TP.
Trong đó, giai đoạn 2011-2015, hoàn thành 97 dự án
ngầm hóa tại 74 đoạn tuyến đường với khối lượng 350 km
lưới điện trung thế, 576 km lưới điện hạ thế. Giai đoạn
2016-2020, hoàn thành 143 dự án ngầm hóa tại 121 đoạn
tuyến đường với tổng khối lượng 675 km lưới điện trung
thế, 1.160 km lưới điện hạ thế.
Tỉ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế toàn TP tăng từ
25% (năm 2011) lên 32% (năm 2015) và đạt 45% (tháng
9-2020). Theo đó, EVNHCMC đã hoàn tất cải tạo ngầm
hóa lưới điện tại các tuyến đường chính trong khu vực nội
thành, các tuyến đường liên quận và hoàn tất ngầm hóa lưới
điện tại tất cả tuyến đường có tên trong khu vực trung tâm
TP thuộc quận 1 và quận 3.
Khu vực nội thành các quận 4, 5, 6, 10, 11, Phú Nhuận,
Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp có tỉ lệ ngầm hóa
lưới trung thế đạt 60%. Lưới điện, dây thông tin trong các
dự án giao thông cải tạo, sửa chữa, mở rộng đường được
thực hiện ngầm hóa đồng bộ.
Đối với giai đoạn tiếp theo 2021-2025, EVNHCMC đã
xây dựng kế hoạch ngầm hóa lưới điện kết hợp với ngầm
hóa dây thông tin với khối lượng thực hiện dự kiến là 500
km lưới điện trung thế, 800 km lưới điện hạ thế.
Đề án “Ngầm hóa lưới điện TP.HCM để nâng cao năng
lực, độ tin cậy và an toàn cung cấp điện, kết hợp với ngầm
hóa dây thông tin trên trụ điện giai đoạn đến năm 2020” được
UBND TP thông qua tại Văn bản số 2497 ngày 31-5-2011.
Để chỉ đạo công tác triển khai các dự án ngầm hóa lưới
điện kết hợp với ngầm hóa dây thông tin trên địa bàn, TP
đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo ngầm hóa lưới điện kết
hợp với cáp viễn thông trên địa bàn do một phó chủ tịch
UBND TP làm trưởng ban.
Đề án nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn điện, xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật lưới điện và dây thông tin theo tiêu chuẩn
đô thị hiện đại. Đồng thời, việc ngầm hóa cũng xây dựng điều
kiện môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển kinh tế -
xã hội, nâng cao mỹ quan đô thị TP.
KIÊN CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook