244-2020 - page 5

5
Thời sự -
ThứSáu 23-10-2020
ĐỨCMINH- CHÂNLUẬN
S
áng22-10,Quốchội(QH)
thảo luận trực tuyến, góp
ý cho dự thảo Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của
LuậtXử lývi phạmhànhchính.
Theo nghị trình, dự kiến dự
án luật này sẽ được QH biểu
quyết thông qua ngày 13-11.
Ở lần thảo luận này, vấn đề có
nên “ngừng cung cấp các dịch
vụ điện, nước” ở nơi có công
trình vi phạm hay không tiếp
tục có nhiều ý kiến khác nhau.
Cắt để giảm thiệt hại
cho xã hội
“Với chức năng là cơ quan
chuyên môn, thammưu giúp
UBND tỉnh quản lý công tác
này ở địa phương, chúng tôi
rất mong mỏi được bổ sung
giải pháp này” - Phó Giám
đốc Sở Tư pháp tỉnh LongAn
Phan Thị Mỹ Dung (đại biểu
(ĐB) QHLongAn) phát biểu.
Theo bà Dung, việc áp
dụng biện pháp nói trên sẽ
ngăn chặn/giảmđược thiệt hại
cho xã hội. Bởi thực tiễn thời
gian qua, các doanh nghiệp,
cá nhân đã có nhiều vi phạm
pháp luật như xây dựng không
phù hợp quy hoạch, xây dựng
không phép, sai phép... vẫn
“hiên ngang tồn tại”.
Ngoài ra, nhiều trường hợp
doanh nghiệp thực hiện các
dự án đầu tư, hoạt động kinh
doanh nhưng chưa hoàn tất
các thủ tục liên quan, đã bị
cơ quan có thẩm quyền phát
hiện, lập biên bản vi phạm và
đình chỉ thi công…Tuy nhiên,
với các quy định còn chung
chung nên người vi phạm cố
tình chống đối, biên bản thì
cứ lập, làm thì cứ làm.
“Khi lực lượng đến thì họ
ngừng, khi lực lượng đi thì họ
lại làm, thậm chí tạm giữmáy
móc, thiết bị thi công thì họ
lại mang cái khác đến. Chưa
kể họ nghĩ phạt cho tồn tại
nên cứ tiếp tục thi công, xây
dựng, hoạt động đầu tư kinh
doanh và tiếp tục có hành vi
vi phạm…” - bà Dung nói.
“Chỉ cóngừngcungcấpdịch
vụ điện, nước thì mới buộc
dừng ngay các hành vi gây ô
nhiễmmôi trường” - bà Dung
nhấnmạnh và khẳng định đây
là biện pháp hữu hiệu trong
tổ chức thi hành các quyết
định xử phạt vi phạm hành
chính, giảm rất nhiều áp lực
về nhân lực, tài lực trong việc
tổ chức thi hành.
một người vi phạm liên quan
mà còn liên quan đến quyền
lợi của một loạt người khác.
“Một nhà dân xây dựng không
đúng, chúng ta cắt điện, nước
tòa nhà thì người già ở đó lấy
nước đâu để uống? Trẻ con
lấy nước đâu để tắm? Đi đâu
kiếm nước để uống? Trong
lúc đó có thể khấu trừ, có
thể đình chỉ và thậm chí tháo
dỡ công trình, buộc họ phải
chấp hành theo luật” - vẫn lời
ĐBQH tỉnh Nghệ An.
Tranh luận trái chiều về
biện pháp cắt điện, nước
Có luồng ý kiến cho rằng nên cắt điện, nước tại công trình vi phạm
nhằmgiảm thiệt hại cho xã hội; luồng ý kiến khác thì lại cho rằng cắt là
thiếu nhân văn, khó thuyết phục.
Chưa nhân văn,
khó thuyết phục
Tranh luận từ điểm cầu
Nghệ An, ĐB Nguyễn Hữu
Cầu lại không đồng tình với
việc bổ sung biện pháp cắt
điện, nước. “Tôi dám cam
đoan với QH là không có một
vụ vi phạm hành chính nào
mà chính quyền từ cấp xã,
huyện đến tỉnh phát hiện kịp
thời và ngăn chặn một cách
quyết liệt theo Luật Xử lý vi
phạm hành chính mà không
thành công” - ông Cầu nói.
Nguyên giám đốc Công an
tỉnh NghệAn cho rằng chỉ có
thờ ơ, làm không đến nơi đến
chốn, vi phạm mới tồn tại.
Còn làm quyết tâm, quyết
liệt thì không có một doanh
nghiệp, một cá nhân nào có
thể chống lại các quyết định
của cơ quan nhà nước.
Ông Cầu nhấn mạnh khi
cắt điện, nước thì không chỉ
Từ điểm cầu Tuyên Quang,
ĐB Ma Thị Thúy cũng cho
rằng việc áp dụng biện pháp
ngừng cung cấp dịch vụ điện,
nước sẽdẫnđếnvi phạmquyền
con người và các nguyên tắc
xử phạt.
“Bổ sung biện pháp cưỡng
chế này không thể hiện tính
nhân văn và chưa thuyết
phục. Tính khả thi không
cao và trái với nguyên tắc
tự thỏa thuận, tự chịu trách
nhiệm quy định trong Bộ luật
Dân sự” - nữ ĐB tỉnh Tuyên
Quang nói, đồng thời cho
rằng điều này còn thể hiện
sự thiếu hiệu quả của cơ quan
quản lý nhà nước và hiệu lực
của các quy định pháp luật
của Nhà nước.
Kết luận nội dung này,
Phó Chủ tịch QH Uông Chu
Lưu cho biết do còn ý kiến
khác nhau, Thường vụ QH
sẽ gửi phiếu xin ý kiến các
vị ĐBQH.•
Theo ĐBQH
Nguyễn Hữu Cầu
(Nghệ An), một
nhà dân xây dựng
không đúng, chúng
ta cắt điện, nước tòa
nhà thì người già ở
đó lấy nước đâu để
uống? Trẻ con lấy
nước đâu để tắm?
Sáng 22-10, Đại hội đại biểu Hội Nhà báo TP.HCM
lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã diễn ra với sự
tham gia của 182 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn
1.200 hội viên trên toàn TP.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực
Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang; Phó Chủ tịch
Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; Ủy
viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy
TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê… dự đại hội.
Phát biểu tại đại hội, ông Phan Nguyễn Như Khuê
đã chúc mừng, biểu dương những kết quả đạt được của
Hội Nhà báo và đội ngũ những người làm báo TP.HCM
trong thời gian qua.
Trong nhiệm kỳ 2020-2025, ông Khuê yêu cầu Hội
Nhà báo cùng các cơ quan báo chí, đội ngũ những
người làm báo TP tiếp tục thực hiện sứ mệnh phản ánh
trung thực, sinh động những thành tựu, kết quả thực
hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách
của Nhà nước, của TP.HCM. Cùng với đó, báo chí cần
xây dựng diễn đàn sâu rộng để người dân tham gia
đóng góp, hiến kế, xây dựng các nghị quyết, chủ trương
mới, chính sách phát triển TP và cả nước.
“Nhà báo cách mạng
phải có tinh thần cách
mạng, đó là tinh thần
tiến công, đấu tranh loại
bỏ cái sai, cái xấu; bảo
vệ cái đúng, cái tốt, vì
sự nghiệp chung của đất
nước, của nhân dân” -
ông Khuê nhấn mạnh.
Ông cũng lưu ý với
Hội Nhà báo TP cần
sâu sát cơ sở, lắng nghe
nguyện vọng của nhà
báo, hội viên, kịp thời
đề xuất các giải pháp,
biện pháp tháo gỡ khó
khăn khi thực hiện Đề
án sắp xếp, phát triển
và quản lý báo chí TP
đến năm 2025, tầm
nhìn năm 2030.
“Hội phải quan tâm
hơn nữa việc bảo vệ
quyền lợi chính đáng
và hợp pháp của hội
viên, người làm báo” -
ông nhấn mạnh.
Phát biểu tại đại
hội, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội
Nhà báo Việt Nam, nhấn mạnh: “Cách thức làm nghề,
phương thức làm nghề có thể khác nhưng đạo đức làm
nghề, lý tưởng nghề báo không thể khác. Người làm
báo làm nghề vì lợi ích của đất nước, của nhân dân,
làm nghề theo phương châm khách quan, công tâm, tôn
trọng sự thật, bảo vệ công lý và lẽ phải”.
Nhà báo Hồ Quang Lợi nhìn nhận: “Báo chí không thể
thắng mạng xã hội về tốc độ đưa tin nhưng báo chí sẽ
vượt trội mạng xã hội về tính chuẩn mực, tinh thần trách
nhiệm, đạo đức làm nghề của những người làm báo. Độ
tin cậy và sức thuyết phục chính là con đường sống của
báo chí trong thời đại kỷ nguyên số”.
THANH TUYỀN
Ông Trần Trọng
Dũng tái đắc cử
chủ tịch Hội Nhà
báo TP.HCM
Đại hội đã công bố kết quả
bầuBan chấphành, Ban kiểm
tra, Ban Thường vụ, chủ tịch,
các phó chủ tịch khóamới và
đoàn đại biểu dự Đại hội XI
Hội Nhà báo Việt Nam.
NhàbáoTrầnTrọngDũngtái
đắc cử chủ tịch Hội Nhà báo
TP.HCM. Phó chủ tịch là các
nhà báo: NguyễnTấn Phong,
Dương Vũ Thông và Lý Việt
Trung.
ÔngTrầnTrọng Dũng sinh
năm 1961, nguyên là tổng
biên tậpbáo
CôngAnTP.HCM
.
Ông Dũng đảm trách vai trò
chủ tịch Hội Nhà báoTP.HCM
nhiệm kỳ 2015-2020 từ cuối
tháng 8-2019 và là ủy viên
Ban Thường vụ Hội Nhà báo
Việt Nam.
ĐBQHPhan Thị Mỹ Dung: Việc áp dụng biện
pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước ở
nơi có công trình vi phạmsẽ ngăn chặn/giảm
được thiệt hại cho xã hội. Ảnh: QH
ĐBQHNguyễnHữu Cầu: Khi cắt điện, nước thì
không chỉ một người vi phạm liên quanmà còn
liên quan đến quyền lợi củamột loạt người khác.
Ảnh: QH
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng
ThanhTùng, nhiềuýkiếnĐBQHđềnghị không
bổ sung biện pháp ngừng cung cấp các dịch
vụ điện, nước... Lý do, qua tổng kết thi hành
luật thì thấy với các quy định hiện hành, việc
cưỡng chế thi hànhquyết định xửphạt không
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
“Điện, nước lànhucầu thiết yếucủacánhân,
tổ chức nên nếu áp dụng biện pháp này sẽ
tác động tiêu cực không chỉ đến cá nhân, tổ
chức vi phạmmà còn có thể ảnh hưởng đến
cá nhân, tổ chức khác” - Chủ nhiệm Ủy ban
Pháp luật nói.
Hơn nữa, việc áp dụng biện pháp này là
“can thiệp sâu vào quan hệ dân sự” nên cần
được cân nhắc thận trọng, đánh giá tác động
kỹ lưỡng nhằm bảo đảm xử lý hài hòa lợi ích
của Nhà nước, bảo vệ trật tự công cộng với
quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân thực hiện cung ứng và bên
được cung cấp dịch vụ.
Luồng ý kiến khác lại cho rằng việc bổ sung
biện pháp cưỡng chế trên là cần thiết. Tuy
nhiên, quy định như dự thảo luật trình QH
tại kỳ họp thứ 9 là quá rộng. Do vậy, luồng ý
kiếnnày đề nghị thuhẹpphạmvi ápdụng chỉ
trong lĩnh vực xây dựng, bảo vệ môi trường
có xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép,
đình chỉ hoạt động có thời hạn. Đồng thời,
bổ sung nguyên tắc“việc áp dụng biện pháp
này không được làmảnh hưởng đến cá nhân,
tổ chức khác”.
Cắt của người này, ảnh hưởng đến người khác
Nhàbáophảivìsựnghiệp
chungcủađấtnước,nhândân
Đó là phát biểu của ông NguyễnNhư Khuê,
Trưởng ban Tuyên giáoThành ủy, gửi đếnHội
Nhà báo TP.HCM.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCMTrần LưuQuang,
Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt NamHồQuang Lợi
tặng hoa chúcmừng Ban chấp hànhmới Hội Nhà báo TP.HCM.
Ảnh: THANHTUYỀN
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook