244-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu23-10-2020
TP.HCMcó35 tuyếnđườngbị ngập
Triều cường dâng cao gây ngập nặng trên đường Trần Xuân Soạn,
quận 7 ngày 19-10. Ảnh: THUTRINH
Trong báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng TP.HCM về tình
hình thực hiện công tác chống ngập trên địa bàn TP cho biết
trong chín tháng đầu năm, số tuyến đường bị ngập tại TP tăng
từ 17 đường (năm 2019) lên 35 đường (năm 2020).
Theo Sở Xây dựng, ngập do triều cường có khả quan hơn.
So với cùng kỳ năm 2019, số ngày triều cường gây ngập giảm
50%, số tuyến đường ngập giảm 71,42%... Tính đến ngày 30-9,
TP chỉ có một số tuyến đường ngập do triều cường là Lê Văn
Lương, Đào Sư Tích (huyện Nhà Bè), Nguyễn Văn Hưởng
(quận 2), Bình Quới (quận Bình Thạnh).
Sở Xây dựng cũng cho biết thời gian qua, sở đã thực hiện
nhiều công tác ứng cứu ngập do mưa, triều cường như ứng
trực, vớt rác, chướng ngại vật miệng thu nước trước, trong
và sau mưa. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư các dự án đang
thi công tháo dỡ vách ngăn chặn dòng gây ngập và phối hợp
bơm ứng cứu khi mưa, triều cường...
Ngoài ra, sở còn tổ chức vận hành các van ngăn triều đã
được lắp đặt tại các cửa xả, vận hành tất cả trạm bơm cố định
để thoát nước, xây dựng các đoạn đê tạm ngăn triều tràn bờ.
Phối hợp với các đơn vị để cảnh báo, hướng dẫn người tham
gia giao thông qua các khu vực ngập, tổ chức vận hành trạm
bơm chống ngập tại đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Tính đến ngày 30-9, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật
của sở đã triển khai thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, nạo
vét hệ thống thoát nước có trọng tâm, ưu tiên các vị trí thường
xuyên bị ngập. Cụ thể, duy tu hơn 533.000 m cống thoát nước,
nạo vét hơn 136.000 máng, hơn 25.500 hầm ga, thay thế, sửa
chữa khuôn, nắp hầm ga, lưới chắn rác…
Đồng thời, vận hành 1.077 van ngăn triều, 34 trạm bơm với
39 máy bơm cố định và di động (công suất từ 168 m
3
/giờ đến
84.000 m
3
/giờ, tổng công suất 302.880 m
3
/giờ). Cùng với đó
là việc vận hành đồng bộ năm cống kiểm soát triều lớn (Bình
Triệu, Bình Lợi, Rạch Lăng, Rạch Nhảy - Ruột Ngựa, Nhiêu
Lộc - Thị Nghè). Trung tâm cũng đã xử lý 347 sự cố liên quan
đến hệ thống thoát nước.
KIÊN CƯỜNG
Để xe đạt mức tiêu
chuẩn khí thải, các
chủ xe cần thực hiện
bảo dưỡng định kỳ,
kiểm tra thường
xuyên ô tô theo
khuyến cáo của nhà
sản xuất.
Đăng kiểm ô tô: Coi chừng "trượt"
vì chuẩn khí thải mới
Dù các hạngmục kiểmđịnh đều đạt nhưng nhiều ô tô đời 2000 lại vượt quá chuẩn khí thải cho phép dẫn đến
trượt đăng kiểm.
THY NHUNG
D
ù chưa chính thức bị
áp dụng tiêu chuẩn khí
thải mới (năm 2021)
đối với các dòng xe được
sản xuất từ năm 1999 đến
2008 nhưng nhiều dòng xe
vẫn không đạt chuẩn khí thải
hiện hành. Trường hợp các
xe không đạt tiêu chuẩn này
sẽ không được tham gia giao
thông theo quy định.
Ô tô đời 2000 liên
tiếp trượt khí thải
Theo lộ trình, đầu năm2021,
các mẫu ô tô sản xuất trong
giai đoạn 1999-2008 phải áp
dụng tiêu chuẩn khí thải cao
mức 2. Như vậy, các dòng xe
chạy xăng phải có nồng độ
khí CO tối đa trong khí thải
là 3,5% thể tích (trước đó là
4,5%). Xe dùng diesel động
cơ bốn kỳ có giới hạn tối đa
khí HC là 800 ppm (trước
đó là 1.200 ppm). Tuy nhiên,
ngay tại thời điểm này, nhiều
mẫu ô tô đời 2000 đã không
đạt chuẩn khí thải theo tiêu
chuẩn hiện hành.
Anh Đồng HữuMạnh (quận
Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ:
“Xe tôi sản xuất năm 2005,
chủ yếu sử dụng cho việc đi
lại trong TP nên ít bị hư hại.
Vậy mà mới đây đi đăng
kiểm, tôi bất ngờ được báo là
xe không đạt chuẩn khí thải.
Sau khi đi bảo dưỡng thì đã
qua được nhưng các kiểm
định viên đã nhắc nhở tôi về
quy định khí thải mới sẽ áp
dụng cho năm sau. Tôi khá
lo lắng không biết đến đó xe
mình có đạt chuẩn không”.
Nếu không bảo dưỡng, nhiều ô tô trượt khí thải theo tiêu chuẩnmới. Ảnh: THYNHUNG
Mức xử phạt xe không đạt chuẩn
khí thải
Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định rõ hình
thức chế tài đối với hành vi sử dụng, điều khiển ô tô không đạt
chuẩn khí thải.
Cụ thể, tại điểm c khoản 2 Điều 16 nghị định quy định người
điều khiển ô tô không có bộ phận giảm khói hoặc có nhưng
không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về
khí thải bị phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Tương tự, đối với mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại
xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy vi phạm quy
định khí thải thì người điều khiển phương tiện bị xử phạt từ
100.000 đến 200.000 đồng (điểm đ khoản 1 Điều 17).
Đối vớimáy kéo (kể cả rơmoóc được kéo theo), xemáy chuyên
dùng, số tiền phạt là từ 300.000 đến 400.000 đồng (điểm d
khoản 1 Điều 19).
Qua khảo sát một số trung
tâm đăng kiểm trên địa bàn
TP.HCM, bình quân mỗi ngày
có một chiếc xe không đạt
chuẩn khí thải. Một kiểm định
viên cho biết các dòng xe sử
dụng dưới 10 năm thì rất khó
bị trượt khí thải, trừ khi xe bị
lỗi máy, ngập nước. Chủ yếu
các dòng xe sản xuất khoảng
năm 2000 mới dễ bị trượt khí
thải dù các hạngmục khác như
hiệu quả thắng, hệ thống lái…
đều đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ
thuật. Thậm chí có xe không
đạt sau cả ba lần kiểm tra.
Kiểm định viên này dẫn
chứng thêm, các dòng xe
chạy bằng nhiên liệu xăng
dễ khắc phục lỗi này hơn
xe chạy dầu. Ví dụ, xe chạy
dầu hay bị dính bụi bẩn, bụi
mịn ở bộ phận lọc nhớt, lâu
ngày không vệ sinh sẽ khiến
dầu không lên được liên tục,
không xả được khói.
“Nếu có hạt cát vào bộ phận
kim phun thì có thể tháo kim
phun đó để vệ sinh lại, xịt đẩy
hạt cát ra ngoài, sau đó quay
lại kiểm định” - kiểm định
viên nói.
Nâng cao ý thức bảo
dưỡng xe của tài xế
Ông Khuất Duy Thịnh, Phó
Giám đốc Trung tâm Đăng
kiểm xe cơ giới 5005V, quận
Tân Bình (TP.HCM), cho biết
nhiều chủ xe do tiết kiệm chi
phí nên không bảo dưỡng xe
đúng quy định. Điều này vô
tình dẫn đến việc xe không
đạt chuẩn quy định khí thải.
Theo ông Thịnh, một trong
những nguyên nhân dẫn đến
xe trượt khí thải là do xe chủ
yếu chạy trong khu vực nội
đô, không di chuyển lên cao
tốc, dẫn đến hệ thống xả khói
với tốc độ thấp, bị đọng bụi
ở pô xe. Vì vậy, trước khi đi
đăng kiểm, chủ xe có thể chạy
một vòng lên cao tốc cho khí
được xả ra.
Ông Thịnh nói thêm các
dòng xe mới hiện nay đều
được sản xuất là xe phun
xăng điện tử, kim phun đốt
cháy các bụi bẩn nên chỉ có
dòng xe bị lỗi máy mới xảy
ra các hiện tượng không đạt
chuẩn khí thải.
Đồng quan điểm, ông Đặng
Trần Khanh, Phó phòng Kiểm
định xe cơ giới Cục Đăng
kiểmViệt Nam, cho rằng chủ
xe không bảo dưỡng định kỳ,
kiểm tra thường xuyên ô tô
theo hướng dẫn, khuyến cáo,
quy định của nhà sản xuất là
nguyên nhân chính dẫn đến
việc khi kiểm định xe không
đạt tiêu chuẩn khí thải.
“Việc kiểm định khí thải
và tiêu chuẩn trong kiểm
định đối với phát thải khí
thải của ô tô được thực hiện
theo Quyết định số 16/2019
ngày 28-3-2019 của Thủ
tướng Chính phủ quy định
lộ trình áp dụng tiêu chuẩn
khí thải của ô tô tham gia
giao thông và ô tô đã qua
sử dụng nhập khẩu” - ông
Khanh cho biết.
Theo đó, từ ngày 1-1-2021,
tiếp tục áp dụng mức 2 của
TCVN 6438:2018 đối với
ô tô sản xuất từ năm 1999
đến hết 2008. Để xe đạt mức
tiêu chuẩn khí thải, các chủ
xe, tài xế cần phải thực hiện
bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra
thường xuyên ô tô theo hướng
dẫn, khuyến cáo, quy định
của nhà sản xuất, đặc biệt
là trước khi đi kiểm định.
“Tôi cho rằng nhấn mạnh
quy định này là rất cần thiết
để nâng cao ý thức của chủ
xe và tài xế trong việc chăm
sóc chiếc xe của họ. Ngoài
ra, nó cũng thể hiện kết quả
tuyên truyền, vận động của
các cơ quan truyền thông đến
người dân trong việc bảo vệ
môi trường, tránh khỏi tác
động xấu từ khí thải phương
tiện giao thông” - ông Khanh
nhấn mạnh.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook