244-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu23-10-2020
Năm 2020: 23 phạm nhân bỏ trốn
Đánh giá về công tác thi hành án hình sự , báo cáo thẩm tra của Ủy ban
Tư pháp cho rằng năm 2020 số người bị kết án phạt tù và số người chấp
hành án tại các cơ sở giam giữ tăng mạnh so với năm 2019.
“Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý giamgiữ, đồng
thời thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19” -
báo cáo nhận định. Cụ thể, các trại giam không để xảy ra tình trạng phạm
nhân tập trung gây rối, chống đối tập thể; số phạm nhân phạm tội mới,
trốn khỏi cơ sở giam giữ, vi phạm nội quy đều giảm so với năm 2019. Tỉ lệ
phạm nhân được xếp loại cải tạo khá tăng hơn so với năm 2019. Các chế
độ đối với phạm nhân nữ có con nhỏ được các trại giam bảo đảm đúng
quy định pháp luật.
“Công tác lập hồ sơ, đề nghị tòa án xem xét, xét giảm thời hạn chấp
hành án, tạm đình chỉ chấp hành án cho phạm nhân được các trại giam,
cơ quan thi hành án hình sự thực hiện đúng quy định pháp luật” - báo
cáo thẩm tra nêu.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Tư pháp, tình trạng phạm nhân bỏ trốn khỏi cơ
sở giam giữ vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, còn xảy ra 23 trường hợp,
trong đó có vụ phạmnhânTriệu Quân Sự trốn khỏi trại giam của Bộ Quốc
phòng phạm tội mới, gây hoang mang dư luận.
1 năm có 21
người bị khởi tố,
truy tố oan
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
cho biết năm2020 có 18 bị can bị khởi tố oan,
ba trường hợp bị truy tố oan.
ĐỨCMINH
y ban Tư pháp của Quốc hội
mới đây đã có báo cáo thẩm
tra báo cáo công tác của các
cơ quan tư pháp năm 2020.
“Công tác điều tra còn
một số hạn chế”
Qua nghiên cứu các báo cáo của
Chính phủ và VKSND Tối cao, Ủy
ban Tư pháp đánh giá “công tác
điều tra vẫn còn một số hạn chế”.
Đáng chú ý, cơ quan điều tra
(CQĐT) một số địa phương tiếp
nhận, xác minh, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố còn chưa đúng quy định.
VKSND các cấp đã phát hiện nhiều
vi phạm và yêu cầu CQĐT khởi
tố 791 vụ án, tăng 63 vụ; trực tiếp
khởi tố và yêu cầu điều tra 22 vụ,
yêu cầu CQĐT hủy 30 quyết định
khởi tố vụ án; hủy 72 quyết định
không khởi tố vụ án; hủy 62 quyết
định khởi tố vụ án…
Ủy ban Tư pháp cho rằng việc áp
dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm
giữ, tạm giam còn nhiều vi phạm,
dẫn đến số trường hợp VKSND các
cấp không phê chuẩn tăng mạnh
so với năm 2019. Cụ thể, VKSND
không phê chuẩn 136 trường hợp
bắt người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, tăng 22,5%; 242 lệnh
tạm giam; 153 lệnh bắt bị can để
tạm giam; hủy 716 quyết định
tạm giữ, tăng 10,15%... Ngoài ra,
số người bị tạm giữ hình sự sau
phải trả tự do, không xử lý hình
sự giảm so với năm 2019 nhưng
vẫn còn 432 người.
Ủy ban Tư pháp đánh giá chất
lượng hoạt động điều tra còn một
số hạn chế trong thu thập, đánh
Có 38 trường hợp
VKS phê chuẩn lệnh
bắt người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp
và gia hạn tạm giữ sau
đó phải trả tự do; 22 bị
can được CQĐT và VKS
đình chỉ do không có sự
việc phạm tội, hành vi
không cấu thành
tội phạm…
TAND TP.HCM vừa xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn
Thiên Nam (sinh năm 1986) sáu năm tù, Nguyễn Văn
Trọng Nhân (sinh năm 1994) bốn năm tù và Nguyễn
Trọng Nhân (sinh năm 1997) hai năm tù về các tội làm,
lưu hành tiền giả.
XemYouTube rồi rủbạn cùng làmtiềngiả
Ba bị cáo
tại phiên
tòa.
Ảnh: HY
Tối 24-12-2019, công an bắt quả tang Nam tàng trữ
ma túy và 10 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng trong
cốp xe máy. Qua đấu tranh, Nam khai ma túy mua của
người không rõ lai lịch và tiền giả thì mua của Nguyễn
Văn Trọng Nhân với giá 2 triệu đồng để bán lại cho người
khác kiếm lời.
Ngay sau đó, công an bắt khẩn cấp người bán tiền giả
cho Nam tại địa chỉ trên đường Nguyễn Kiệm (quận Gò
Vấp), đồng thời phát hiện thêm Nguyễn Trọng Nhân. Tại
đây, công an cũng thu giữ được nhiều tang vật liên quan
đến việc làm tiền giả.
Nguyễn Văn Trọng Nhân khai cuối năm 2019 thường
xuyên lên mạng Internet xem các trang YouTube dạy làm
tiền giả. Đồng thời, do công việc không ổn định dẫn đến
thu nhập thấp, không đủ tiền chi tiêu sinh hoạt và trước có
học một khóa phần mềm Photoshop nên Nhân nảy sinh ý
định làm tiền giả để tiêu xài và bán kiếm lời. Khoảng giữa
tháng 12-2019, Nhân rủ thêm Nguyễn Trọng Nhân cùng
tham gia làm và hứa sẽ trả công.
Theo đó, Nguyễn Trọng Nhân sau khi đồng ý tham gia
chỉ mới giúp sức làm được bảy tờ tiền giả 500.000 đồng
giống tiền thật. Số tiền làm được Nguyễn Trọng Nhân cất
giữ, chưa kịp mang đi sử dụng hoặc bán cho người khác
nên chưa được trả công.
Cơ quan tố tụng xác định Nam lưu hành tiền giả.
Nguyễn Văn Trọng Nhân đã mua sắm máy in màu, giấy
nylon, keo sữa, mực in… và cài đặt phần mềm để chỉnh
sửa màu sắc, các chi tiết hoa văn của tờ tiền. Sau đó, bị
cáo này lôi kéo Nguyễn Trọng Nhân cùng làm tiền giả.
HOÀNG YẾN
giá chứng cứ. Do đó, số trường
hợp VKSND yêu cầu điều tra,
yêu cầu thay đổi, bổ sung các
quyết định tố tụng và được CQĐT
chấp nhận đều tăng nhiều so với
năm 2019…
“Đề nghị Chính phủ yêu cầu Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo
CQĐT các cấp cần nâng cao hơn
nữa chất lượng công tác điều tra
và rà soát các vụ án để ban hành
các quyết định tố tụng đúng quy
định của pháp luật, tránh bỏ lọt
tội phạm, tránh làm oan người
vô tội” - báo cáo thẩm tra nêu.
Đặc biệt, theo Ủy ban Tư pháp,
năm 2020 số bị can bị khởi tố oan
giảm so với năm 2019 nhưng vẫn
còn 18 trường hợp. Đây là trường
hợp các bị can được đình chỉ điều
tra do không có sự việc phạm tội
hoặc hành vi không cấu thành tội
phạm và hết thời hạn điều tra mà
không chứng minh được bị can
đã thực hiện tội phạm.
60 trường hợp bị oan
liên quan trách nhiệm
của VKS
Thẩm tra báo cáo của viện trưởng
VKSND Tối cao, Ủy ban Tư pháp
đánh giá công tác thực hành quyền
công tố, kiểm sát điều tra các vụ án
hình sự của VKSND các cấp trong
năm2020 “tiếp tục được tăng cường
và đạt nhiều kết quả tích cực”.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho
rằng công tác này cũng còn một
số hạn chế. Cụ thể, còn hơn 470 tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố quá hạn giải quyết, tiềm ẩn
nguy cơ bỏ lọt tội phạm.
“Đáng lưu ý, để xảy ra 60 trường
hợp bị oan liên quan đến trách nhiệm
của VKS” - cơ quan thẩm tra chỉ rõ.
Cụ thể, có 38 trường hợp VKS phê
chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp và gia hạn tạm
giữ, sau đó phải trả tự do; 22 bị can
được CQĐT và VKS đình chỉ do
không có sự việc phạm tội, hành vi
không cấu thành tội phạm hoặc hết
thời hạn điều tra không chứng minh
được hành vi phạm tội.
Cạnhđó, việcxét phêchuẩnápdụng
các biện pháp ngăn chặn trong một
số trường hợp chưa chặt chẽ; trong
đó có những trường hợp đáng phải
áp dụng biện pháp tạm giam nhưng
không tạmgiamhoặccónhững trường
hợp hủy bỏ biện pháp tạmgiamđang
áp dụng, sau đó bị can bỏ trốn, phải
ra lệnh truy nã.
Ngoài ra, số vụ án bị tạm đình chỉ
điều tra vẫn còn nhiều và tăng so với
năm 2019; số vụ án kinh tế, tham
nhũng, chức vụ bị tòa án trả hồ sơ
yêu cầu điều tra bổ sung giảmkhông
đáng kể…
Liên quan đến công tác thực hành
quyền công tố, kiểmsát xét xử các vụ
án hình sự, Ủy banTư pháp cho rằng
năm 2020, VKSND các cấp tiếp tục
triển khai nhiều giải pháp nâng cao
chất lượng thực hành quyền công tố
và kiểm sát xét xử.
“Trách nhiệm công tố của kiểm
sát viên tại các phiên tòa được tăng
cường. Số vụ án VKS rút một phần
hoặc toàn bộ quyết định truy tố trước
khi mở phiên tòa giảm mạnh” - báo
cáo thẩm tra nêu.
Đáng chú ý, số bị can bị VKS
truy tố mà tòa án cấp sơ thẩm tuyên
không phạm tội giảm ba trường
hợp so với năm 2019 (năm 2019
có sáu trường hợp bị truy tố oan).
Tuy nhiên, trong năm vẫn còn ba
trường hợp VKS truy tố oan dẫn
đến tòa án cấp sơ thẩm tuyên không
phạm tội.
Ngoài ra, có ba trường hợp VKS
phải rút một phần hoặc toàn bộ
quyết định truy tố trước khi mở
phiên tòa; 95 trường hợp truy tố
thiếu căn cứ, sai tội danh, sai khung
hình phạt dẫn đến tòa án phải xét
xử về khoản khác trong cùng điều
luật hoặc tội danh khác (bằng, nhẹ
hơn hoặc nặng hơn tội danh VKS
đã truy tố)…•
Phạmnhân TriệuQuân Sự bỏ trốn khỏi trại giamquân sự đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Ảnh: TTXVN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook