251-2020 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Bảy 31-10-2020
TP.HCMlàđiểmsáng
về cải cáchhành chính
Ngày 30-10, UBND TP.HCM đã tổ chức hội nghị
tổng kết Chương trình cải cách hành chính (CCHC)
nhà nước giai đoạn 2011-2020, Chương trình hành
động số 18 của Thành ủy và phương hướng, nhiệm vụ
CCHC giai đoạn 2021-2030.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Trọng Thừa,
Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đánh giá cao những kết quả mà
TP.HCM đạt được về CCHC trong những năm qua.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định: TP.HCM là
một trong những địa phương chủ động sáng tạo trong
CCHC, là điểm sáng về CCHC với nhiều mô hình như
“Bình Thạnh trực tuyến”, “Bình Tân công dân số”,
“Phòng họp không giấy”...
“TP.HCM đã luôn coi người dân là trung tâm của
CCHC, coi sự hài
lòng của người dân
là thước đo. Với
mục đích cuối cùng
là xây dựng chính
quyền kiến tạo,
phục vụ dân” - ông
Thừa nói.
Thứ trưởng Bộ
Nội vụ cũng cho
rằng TP.HCM là
địa phương đầu tiên
thí điểm thành lập
ban quản lý an toàn
thực phẩm, nghiên
cứu về đô thị thông
minh; kịp thời
đề xuất không tổ
chức HĐND quận,
phường và xây
dựng TP Thủ Đức,
thể hiện mong mỏi
về một TP mới là
mang tầm sáng tạo.
Tuy nhiên, ông
Nguyễn Trọng
Thừa đề nghị
TP.HCM nhìn nhận sâu hơn, khắc phục những tồn tại
trong CCHC. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy, tăng cường
kiểm tra, siết chặt kỷ cương hành chính… làm sao để
TP.HCM tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế - xã
hội của cả nước, là TP thông minh điển hình trên cả
nước.
Tiếp thu chỉ đạo của thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Chủ
tịch UBND TP Ngô Minh Châu cho rằng thời gian tới,
TP.HCM cần tập trung xây dựng hình ảnh chính quyền
phục vụ nhân dân thân thiện, hiện đại, đoàn kết, nghĩa
tình. Lãnh đạo các đơn vị phải chịu trách nhiệm chính
đối với công tác CCHC, lấy tỉ lệ hài lòng làm căn cứ,
điều kiện đánh giá cán bộ, bình xét thi đua… Công tác
CCHC phải gắn với các giải pháp cụ thể, có tính nhân
rộng, áp dụng lâu dài, ứng dụng công nghệ thông tin,
tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân.
Phó Chủ tịch UBND TP chỉ đạo cấp ủy, thủ trưởng
các đơn vị phải kịp thời nắm rõ nguyên nhân không
hài lòng của cá nhân, tổ chức trong lúc giải quyết thủ
tục hành chính để kịp thời chấn chỉnh. Các đơn vị cần
chủ động tổ chức kiểm tra công vụ đối với các trường
hợp hồ sơ trả bổ sung, trễ hạn. Từ đó hạn chế thấp
nhất tình trạng trễ hạn hồ sơ, nhất là trong lĩnh vực đất
đai, xây dựng, quy hoạch, đầu tư…
LÊ THOA
Sở Tư pháp nhận
bằng khen về
cải cách hành chính
Nhân dịp này, UBNDTP.HCM
đã tặng bằng khen cho 104 tập
thể và 64 cá nhân có thành tích
xuất sắc về công tác CCHC giai
đoạn 2011-2020. Trong đó có
SởTưphápTP.HCMvà báo
Pháp
Luật TP.HCM
.
Với vai trò là cơ quan tham
mưu cho UBND TP, Sở Tư pháp
TPđãhoàn thànhviệc rà soát hệ
thống văn bản quy phạmpháp
luật của địa phương đảm bảo
phù hợp với Hiến pháp năm
2013 và Nghị quyết số 54 về thí
điểmcơ chế, chính sáchđặc thù
phát triển TP.HCM.
SởTưpháp cũngđã phối hợp
vớisở/ngành,quận/huyệnràsoát
90 chuyên đề với hơn 10.000
lượt văn bản…
Phó Chủ tịchUBNDTPNgôMinh Châu phát biểu tại hội nghị.
Ảnh: LÊ THOA
Thiên tai ở miền Trung
đợt này rất bất thường!
Các hoạt động của con người nhưmở đường, san ủi, thủy điện sẽ cắt
mất chân sườn dốc là nguyên nhân kích hoạt thiên tai có thể xảy ra.
Thiên tai rất
bất thường và dị
thường, cơ quan
chức năng đã cảnh
báo ngay từ đầu
năm 2020 và cảnh
báo trước 15 ngày
về trận lụt lịch sử
tại Quảng Bình,
Quảng Trị,
Thừa Thiên-Huế.
Xem xét lại việc trả lương
cho ông Lê Vinh Danh
Về mức lương của ông Lê Vinh Danh tại Trường ĐH Tôn
ĐứcThắng,Thứ trưởng BộNội vụNguyễnDuyThăng thông
tin: Đối với các đơn vị nhưĐHTônĐứcThắng, nếu tự chủ chi
thường xuyên và chi đầu tư thì sẽ theo Nghị định 16/2015/
NĐ-CP. Theo tinh thần Nghị quyết 27 của Hội nghị Trung
ương 7 khóa XII về cải cách tiền lương, những đơn vị sự
nghiệp tự chủ chi thường xuyên, chi đầu tư được áp dụng
cơ chế quản trị và trả lương như doanh nghiệp trên cơ sở
quy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ.
Còn mức chi cụ thể, Bộ Nội vụ và Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam sẽ xem xét kỹ các con số xem có phù hợp
với quy định của Nghị định 16 và hướng dẫn của Bộ Tài
chính hay không.
Ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ TN&MT, tại buổi họp báo. Ảnh: TN
Đ.MINH-V.THỊNH
C
hiều 30-10, Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng
ChínhphủMaiTiếnDũng
chủ trì buổi họp báo Chính
phủ thường kỳ tháng 10.
Thiên tai ở miền Trung, cơ
chế nào cho TP Thủ Đức là
chủ đề báo chí quan tâm và
đặt rất nhiều câu hỏi.
Thiên tai khốc liệt
Trả lời câu hỏi của báo
chí, ông Lê Công Thành,
Thứ trưởng Bộ TN&MT, cho
hay: Đợt thiên tai vừa qua
khốc liệt hơn năm 1999. Cơn
bão số 9 mạnh nhất trong 20
năm qua, còn mưa lớn kéo
dài khiến lượng mưa lớn hơn
cả đợt năm 1999. Tuy nhiên,
Chính phủ, Thủ tướng và
các địa phương đã vào cuộc
quyết liệt nên thiệt hại nhỏ
hơn nhiều so với năm 1999.
Lý giải về hoạt động của con
người có làm tăng thêm thiên
tai hay không, ông Thành cho
hay: Các chuyên gia về địa
chất đánh giá nguyên nhân
chính là miền Trung là khu
vực đồi núi cao, phân cắt
mạnh. Về địa chất, có nhiều
loại đất đá cổ bị đập vỡ nứt
nẻ, tạo ra lớp vỏ phong hóa
dài, nhiều lớp đất sét, đây là
điều kiện bất lợi để nếu mưa
lâu ngày thì nước chứa trong
lớp phong hóa này nhão, kéo
lực trượt xuống phía dưới.
“Các hoạt động dân sinh,
mở đường, san ủi để có mặt
bằng nhà ở, trường học, trong
đó có cả các hoạt động thủy
điện để đảm bảo an ninh năng
lượng cho đất nước thì việc
chúng ta cắt taluy, tạo ra cắt
mất chân sườn dốc là nguyên
nhân kích hoạt thiên tai có
thể xảy ra” - ông Thành nói.
Đề cập đến chuyện mất
rừng có phải là nguyên nhân
hay không, ông Thành cho
biết cần đánh giá từng trường
hợp cụ thể.
Về đánh giá tác động môi
trường của các thủy điện nhỏ,
ông Thành cho biết việc này
Bộ TN&MT, các chuyên gia
luôn đánh giá tác động đặc
thù đến rừng, thảm phủ thực
vật, đa dạng sinh học, dòng
chảy tối thiểu mà thủy điện
phải trả lại cho hạ du. Luật
Lâm nghiệp quy định rất chặt
chẽ việc chuyển đổi đất rừng
cho tất cả loại dự án nên việc
đảm bảo trồng lại, phát triển
rừng vừa đảm bảo cho khu
vực nhà máy, vừa đảm bảo
tránh sạt lở đất.
“Trong thời gian tới, để
giảm thiểu các nguy cơ này
thì Bộ TN&MT, các đơn vị
tham mưu cho Chính phủ
loại bỏ 472 quy hoạch thủy
điện nhỏ và 213 điểm tiềm
năng... để đảm bảo phát triển
các khu vực bền vững, nhất
là khu vực miền núi, tránh
được thiên tai như thời gian
vừa qua” - ông Thành bày tỏ.
Ông Lê Quang Hùng, Thứ
trưởng Bộ Xây dựng, cũng
cho biết thêm: Với lũ ống,
lũ quét, sạt lở đất thì không
có giải pháp công trình nào
có thể chịu được. Đề cập đến
giải pháp, ông Hùng cho rằng
việc xây mới thì việc quan
trọng là lựa chọn địa điểm
tránh được lũ ống, lũ quét,
sạt lở đất.
Đánh giá về thiên tai ở
miền Trung, ông Nguyễn
Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ
NN&PTNT, cho rằng đợt
thiên tai này rất bất thường
và dị thường.
“Chưa bao giờ trong 20
ngày miền Trung chịu tới
bốn cơn bão, lũ chồng lũ,
bão chồng bão” - ông Hiệp
nói. Ông cũng khẳng định
cơ quan chức năng biết và
đã cảnh báo rất sớm ngay
từ đầu năm 2020 (sẽ có
khoảng năm, sáu cơn bão
ở miền Trung). “Chúng tôi
cũng đã cảnh báo trước 15
ngày về trận lụt lịch sử tại
Quảng Bình, QuảngTrị, Thừa
Thiên-Huế” - ông Hiệp nói.
Sẽ có cơ chế vượt
trội cho TP Thủ Đức
Liên quan đến đề án chính
quyền đô thị tại TP.HCM,
báo chí cho là nhiệm vụ,
quyền hạn của TP Thủ Đức
chưa thực sự khác biệt so
với các đơn vị hành chính
cấp huyện hiện nay, Bộ Nội
vụ có đề xuất gì về cơ chế,
chính sách đặc thù vượt trội.
Trả lời vấn đề này, Thứ
trưởng Bộ Nội vu Nguyễn
DuyThăng cho biết: TP.HCM
đề nghị xin lùi thời điểm sắp
xếp huyện, xã để thực hiện
đồng thời với việc xây dựng
chính quyền đô thị (đề án
và dự thảo nghị quyết xây
dựng chính quyền đô thị tại
TP.HCM đang được Chính
phủ trình Quốc hội tại kỳ họp
thứ 10, Quốc hội khóa XIV).
TP.HCM đề xuất thành
lập TP Thủ Đức (thành phố
thuộc thành phố trực thuộc
trung ương), trên cơ sở đó
Bộ Nội vụ đã báo cáo Chính
phủ, Thủ tướng và đang phối
hợp cùng các bộ liên quan,
UBND TP.HCM trình Chính
phủ ban hành nghị định phù
hợp.
Về cơ chế vượt trội, năm
2017 Quốc hội đã ban hành
Nghị quyết 54/2017/QH14 về
thí điểm cơ chế, chính sách
đặc thù phát triển TP.HCM.
Sắp tới sẽ tổng rà soát việc
thực hiện nghị quyết này, đánh
giá ba năm thực hiện để có
cơ sở ban hành một cơ chế
phù hợp với mô hình chính
quyền đô thị, phù hợp với
tinh thần chỉ đạo của trung
ương là phân biệt mô hình tổ
chức, hoạt động, thẩm quyền
của chính quyền đô thị, nông
thôn, hải đảo và đơn vị kinh
tế đặc biệt.•
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook