251-2020 - page 5

5
Thời sự -
Thứ Bảy 31-10-2020
Còn nhiều ngư dân
Bình Định mất tích:
Niềmvui không trọnvẹn
Ba ngư dân được cứu nhưmột phépmàu đến với người thân của họ. Tuy
nhiên, niềmvui không trọn vẹn khi 23 người còn lại vẫn chưa được tìmthấy.
QUỐCVŨ
L
úc 17 giờ 50 ngày 29-10,
thuyền trưởng tàu M/V
Fortune Iris (HongKong)
trên đường đi Nhật Bản gọi
điện thoại đến Đài thông tin
duyên hải Nha Trang thông
báo đã cứu được ba thuyền
viên từ tàu BĐ 97469 TS.
Các thuyền viên may mắn
được cứu là Huỳnh Xuân Phi
(35 tuổi), Võ Văn Hoài (34
tuổi, em ruột thuyền trưởng
Võ Ngọc Đô) và Lê Minh
Don (20 tuổi, cháu gọi ông
Đô là cậu).
Không nghĩ rằng
con mình còn sống
Sau hai ngày sống trong lo
lắng, tuyệt vọng thì bâygiờ căn
nhà nhỏ ven biển ở xã Hoài
Hải, thị xã Hoài Nhơn, Bình
Định của chị Huỳnh Thị Tiết
(34 tuổi) lại một lần nữa bừng
lên hy vọng. Vẻmệt mỏi cũng
không thể che lấp được niềm
vui trên khuôn mặt chị Tiết -
vợ ngư dân Huỳnh Xuân Phi.
“Má của thằng Don la lên,
vừa ôm em vừa khóc, nói:
“Cứu được anh Phi và cháu
Don rồi”” - chị Tiết kể lại
khoảnh khắc khi nhận được
tin báo bình an.
Mẹ anh Phi bỏ đi khi anh
mới ba tuổi, còn cha anh - ông
Huỳnh Xuân Phương bị tâm
thần, hằng ngày chị Tiết chỉ
chăm lo công việc nội trợ cho
cha chồng và hai đứa con trai
chứ không có nghề nghiệp ổn
định. Chồng là trụ cột của cả
gia đình, khi anh mất tích,
bầu trời như sụp đổ, chị Tiết
chỉ biết cầu trời cho gia đình
mình một phép màu để anh
Phi trở về.
Khi anh Lê Minh Don gọi
điện thoại về báo rằng tàu
hàng đi Nhật vớt được ba
chú cháu, gia đình chị Tiết
như vỡ òa trong niềm vui.
Chị Tiết thầm cám ơn trời,
Phật đã che chở cho chồng
và cháu được bình an. Ba
ngư dân được cứu sống hiện
đang ở trên tàu kiểm ngư KN
490 để giúp tìm kiếm những
người mất tích.
“Anh Phi coi như được sinh
ra lần thứ hai. Cám ơn trời,
Phật che chở cho chồng và
cháu em cùng anh Hoài” - chị
Tiết nghẹn ngào nói.
Biết tin cháu nội của mình
(LêMinh Don) còn sống, ông
Lê Minh Hoàng (76 tuổi, ông
nội của Don) vẫn chưa dám
tin bởi hai ngày nay nhiều
thông tin lan truyền trênmạng
khiến gia đình ông nhiều lần
đứng ngồi không yên.
“Lúcđómừngquá rồi không
biết được gì nữa cả, nhìn được
con là chịu không nổi nữa.
Nghĩ là con chết rồi chứ đâu
nghĩ nó còn sống. Nhờ trời,
Phật cứu được conmình thì rất
mừng, coi như sống lại kiếp
thứ hai” - ông Lê Văn Tiếp
(45 tuổi), cha của thuyền viên
Lê Minh Don, xúc động nói.
Khi niềm vui vẫn
chưa trọn vẹn
Anh Võ Văn Hoài gọi
điện thoại về kể lại: Sau
khi tàu chìm thì chết mất
hai người, 12 người còn lại
cùng nhau bám vào hai cái
thúng. Nhưng vì sóng quá
lớn nên thúng bị bể, từng
người từng người bị trôi dạt
ra, bốn người đu trên một
cái nắp tàu bằng xốp, tám
người còn lại đu một cây tre
để không bị chìm. Đêm đó
(27-10) trời mưa to, sóng
quá lớn nên dần bị trôi dạt
hết. Qua hôm sau, một số
người bị đuối sức nên cứ thả
tay rồi chìm dần dưới biển
sâu, chỉ còn ba thuyền viên
may mắn được tàu hàng cứu.
Ông Võ Phòng (72 tuổi,
ngụ xã Hoài Hải, thị xã
Hoài Nhơn, Bình Định) có
ba người thân mất tích trên
tàu BĐ 97469 TS là hai con
trai Võ Ngọc Đô (con thứ
năm), Võ Văn Hoài (con
thứ tám) và Lê Minh Don
(cháu ngoại). Từ lúc biết tin
ba người trên tàu do ông Đô
làm thuyền trưởng được một
tàu hàng cứu sống, người
thân và bà con hàng xóm
tập trung rất đông để chia sẻ
cùng với gia đình. “Nghe tin
một đứa được cứu thì trong
lòng mình cũng vui nhưng
còn một đứa lớn chưa nghe
tin tức gì thì gia đình vẫn
hoang mang, đau khổ. Mỗi
ngày tôi cứ cầu khẩn phù
hộ cho con mình được may
mắn, được cứu vớt” - ông
Phòng buồn rầu nói.
“Con nghe tin tìm được
chú Hoài nhưng không có
bố. Con mong muốn bố về”
- em Võ Huỳnh Anh Chiến,
con trai lớn của anh Đô, rụt
rè nói.•
Qua hôm sau, một số
người bị đuối sức nên
cứ thả tay rồi chìm
dần dưới biển sâu,
chỉ còn ba thuyền
viênmay mắn được
tàu hàng cứu.
Chị Huỳnh Thị Tiết, vợ của ngư dânHuỳnh Xuân Phi, vẫn chưa tin chồngmình còn sống.
Vẫn đang tiếp tục tìm kiếm 23 ngư dân
Đến chiều 30-10, lực lượng chức năng vẫn đang tiếp
tục tìm kiếm hai tàu cá mất tích vào chiều 27-10 cùng 23
thuyền viên. Các tàu mất tích gồm BĐ 96388 TS (12 thuyền
viên) và BĐ 97469 TS (14 thuyền viên) đều xuất phát ngày
5-10 từ cảng biển Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định).
EmVõHuỳnhAnhChiến,concủathuyềntrưởngVõ
NgọcĐôtàuBĐ97469TS.Ảnh:QUỐCVŨ
ÔngLêVănTiếp,chacủathuyềnviênLêMinhDon,
xúc động nghe tin conmình được cứu sống.
Khẩn trương tìmkiếmnạn
nhânmất tíchdo sạt lởđất
Tiếp tục tìmkiếm12 côngnhân thủyđiệnRàoTrăng3.
Ngày 30-10, lực lượng cứu hộ đang tiếp cận hiện
trường, tìm kiếm người mất tích hai vụ sạt lở tại xã
Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam làm 13
người chết và mất tích.
Do đường sạt lở nhiều điểm, giao thông chia cắt, hai xã
Phước Thành và Phước Lộc có khoảng 2.800 người có
khả năng vẫn bị cô lập. Huyện Phước Sơn sẽ triển khai hỗ
trợ khẩn cấp 100 tấn gạo (do Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng
Nam) phân phối từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ cho các xã.
Tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam ngày 30-
10, lãnh đạo huyện Phước Sơn thông tin ngoài hai điểm
sạt lở làm 13 người chết và mất tích, nhiều nhà dân của
hai xã bị trôi, bà con đang ở tạm nhà người khác.
Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, yêu
cầu các lực lượng phải ưu tiên tìm kiếm người mất tích,
đảm bảo lương thực, quần áo, thuốc men hỗ trợ người dân.
Bí thư Quảng Nam
đề xuất phương án
dùng trực thăng tiếp
ứng cho người dân nếu
đường vào các xã chưa
thể thông do quá nhiều
điểm sạt lở. Cùng với
đó, sở chỉ huy tiền
phương tổ chức, huy
động lực lượng nhanh
nhất có thể tiếp cận
cứu hộ, cứu nạn người
mất tích.
Ngày 30-10, tại
thôn 1, xã Trà Leng
(huyện Nam Trà My,
Quảng Nam), lực lượng
cứu hộ, cứu nạn khẩn
trương tìm kiếm các
nạn nhân còn mất tích
trong điều kiện thời tiết
không thuận lợi, trời
có mưa. Để đẩy nhanh
công tác tìm kiếm,
flycam và chó nghiệp vụ cũng đã được huy động đến hiện
trường. Đến 14 giờ cùng ngày, tám thi thể đã được tìm
thấy. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn tiếp tục khiêng từng viên
đá, gốc cây tìm kiếm 14 người mất tích.
Ngày 30-10, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND
tỉnh Thừa Thiên-Huế, cùng đoàn công tác tiếp tục đến
hiện trường trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm các nạn
nhân mất tích còn lại tại thủy điện Rào Trăng 3.
Lần này, UBND tỉnh đã tổ chức cho người thân gia đình
các nạn nhân vào hiện trường vụ sạt lở vùi lấp 17 công
nhân, trong đó có người thân của họ để chứng kiến nỗ lực
tìm kiếm của cơ quan chức năng.
Lực lượng chức năng dùng các máy xúc bóc dỡ các
lớp đất đá. Đồng thời đảm bảo thông tin liên lạc cho
công tác chỉ huy điều hành tìm kiếm. Các tổ y tế luôn
sẵn sàng thực hiện các biện pháp y tế trong trường hợp
tìm thấy thi thể người bị nạn. Đặc biệt, lực lượng chó
nghiệp vụ của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng đã hoạt
động từ sớm, bước đầu đã tìm thấy quần áo, chăn màn
và một số vật dụng khác.
Trong ngày 30-10, lực lượng tìm kiếm cứu hộ vẫn
chưa phát hiện thêm thi thể nạn nhân nào, như vậy còn
12 người mất tích trong vụ sạt lở vùi lấp 17 công nhân
của thủy điện này.
T.NHẬT - N.DO - Đ.LAM
Ông PhanNgọc Thọ, Chủ tịchUBND tỉnh Thừa Thiên-Huế,
cùng đoàn công tác chỉ đạo việc tìmkiếmnạn nhânmất tích
ở thủy điện Rào Trăng 3. Ảnh: N.DO
Nghệ An: Năm
người chết và mất
tích, hàng ngàn
ngôi nhà đang ngập
Cho đến tối 30-10, mưa lớn
gây lũ đã làm năm người trên
địabàn tỉnhNghệAnbị chết và
mất tích. Trời mưa giông trên
diện rộngvàbốnnhàmáy thủy
điện ởmiền núi Nghệ An xả lũ,
nước lũ ở hạ nguồn sông Lam
dâng lên nhanh.
Trongđêm29vàngày30-10,
lựclượngQuânkhu4,Bộchỉhuy
Quân sự tỉnhNghệAn và Công
an tỉnh Nghệ An, dân quân đã
giúp sơ tán hàng ngàn hộ dân
bị ngập lêncácđiểmcao.Trong
ngày 30-10, trên địa bàn tỉnh
Nghệ An có hàng chục ngàn
ngôi nhà bị ngập.
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook