252-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 2-11-2020
NGÂNNGA
Chiến lược cải cách tư pháp (CCTP) được triển
khai từ những năm 2005 và đến nay đã có những
bước chuyển đáng ghi nhận. Dưới đây là những
nhận xét, đánh giá về thành quả CCTP của những
người trong cuộc.
TS-luật sư (LS)
PHANTRUNGHOÀI,
Phó Chủ tịch Liên đoàn LS Việt Nam:
Cải cách tư pháp
đã thật sự đi vào
đời sống
Dự thảo văn kiện Đại hội XIII
của Đảng đã có những đánh
giá quan trọng về thực hiện chủ
trương CCTP, trong đó chất
lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp và bổ trợ
tư pháp có nhiều tiến bộ.
Thành quả đó được đúc kết trên cơ sở thực hiện
Nghị quyết số 08-NQ/TWngày 2-1-2002, Nghị
quyết số 48-NQ/TWngày 24-5-2005 và Nghị
quyết số 49-NQ/TWngày 2-6-2005 của Bộ Chính
trị về CCTP. Chủ trương CCTP của Đảng đã thật sự
đi vào đời sống, tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong
tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và bổ
trợ tư pháp.
Hoạt động tư pháp đã góp phần bảo vệ công lý,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.
Hình ảnh của các LS lăn xả, đấu tranh bảo vệ tốt
hơn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức và cá nhân; tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
quyền con người, quyền công dân đã trở thành điểm
nhấn những năm qua.
Tuy nhiên, hiện nay cơ chế bảo đảm
tính phản
biện trong hoạt động tố tụng chưa được hoàn thiện,
có thể làm ảnh hưởng tính độc lập, khả năng tiếp cận
công lý của người dân, tổ chức. Nhận thức của một
số cơ quan nhà nước, cơ quan và người tiến hành tố
tụng về vị trí, vai trò của LS còn hạn chế...
Mỗi vụ việc oan, sai, những hạn chế, vi phạm
trong hoạt động tư pháp có thể làm ảnh hưởng đến
lòng tin của người dân vào công lý, ảnh hưởng đến
uy tín của Đảng, Nhà nước.
Mục tiêu của nền tư pháp suy cho cùng là đảm
bảo sự công bằng, dân chủ, nghiêmminh, một nền tư
pháp phục vụ nhân dân, mang đậm tính nhân dân.
Mặt khác, việc tuân thủ và đảm bảo thực thi trên
thực tế các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự,
trong đó có nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc
tranh tụng trong xét xử cần được đảm bảo. Phán
quyết của tòa án phải xuất phát từ kết quả kiểm tra,
đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên
tòa...
Xây dựng
nền tư pháp
chuyên nghiệp,
công bằng,
nghiêm minh,
liêm chính…
Tiếp tục xây dựng nền
tư pháp Việt Nam chuyên
nghiệp, công bằng,
nghiêm minh, liêm chính,
phụng sự Tổ quốc, phục
vụ nhân dân. Hoạt động
tư pháp phải có trọng
trách bảo vệ công lý,
bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của tổ
chức, cá nhân. Xây dựng
và thực hiện chiến lược
CCTP giai đoạn mới theo
hướng tiếp tục đổi mới
tổ chức, nâng cao chất
lượng, hiệu lực, hiệu quả
hoạt động và uy tín của
TAND, VKSND, cơ quan
điều tra, cơ quan thi hành
án và các cơ quan, tổ chức
khác tham gia vào quá
trình tố tụng tư pháp; giải
quyết kịp thời, đúng pháp
luật các loại tranh chấp,
khiếu kiện theo luật định;
phòng ngừa và đấu tranh
có hiệu quả với hoạt động
của tội phạm và vi phạm
pháp luật.
(Trích dự thảo Báo cáo
chính trị của Ban chấp
hành Trung ương Đảng
khóa XII tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng, theo nhandan.
com.vn)
của nghị quyết này ra sao? Báo
Pháp Luật TP.HCM
đã phỏng
vấn PGS-TS Trần Văn Độ, nguyên Chánh án Tòa án Quân
sự Trung ương, Phó Chánh án TAND Tối cao, xung quanh
vấn đề này.
tựu và những việc cần làmtiếp
Bước chuyểnmạnhmẽ của
cải cách tư pháp
Chủ trương cải cách tư pháp của Đảng đã thật sự đi vào đời sống, tạo ra bước chuyển
mạnhmẽ trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp.
ghi
nguy cơ tiềm ẩn tham nhũng?
Theo tôi là không.
Chế tài, xử phạt về nguyên
tắc nên thực hiện thông qua
trình tự, thủ tục tố tụng. Như
vậy mới thực sự đề cao quyền
con người như tinh thần của
Hiến pháp 2013.
Theo tôi, Trung ương khóa
XIIInêncómộtnghịquyếtriêng
vềCCTP, trongđó tiếp tục thực
hiện những tư tưởng tiến bộ,
đúng đắn của Nghị quyết 49.
Phát triển tư duy, bổ sung quan
điểm mới và đặc biệt cần nêu
rõ giải pháp quyết liệt để triển
khai các quan điểmcải cách ấy
trong thực tiễn.
. Xin cám ơn ông.•
Ông
NGUYỄN CÔNG PHÚ
,
nguyên Phó Chánh Tòa Kinh tế TAND TP.HCM:
Cần quan tâm,
đãi ngộ thẩmphán
hơn nữa
Tòa án có nhiệm vụ bảo
vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tòa án, trung tâm của chiến lược CCTP, đã có
nhiều nỗ lực và kết quả đạt được tích cực, đáng
ghi nhận.
Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược CCTP
trong thời gian qua cũng còn có mặt hạn chế.
TAND Tối cao đã có những cố gắng nhằm giảm
thiểu số lượng án oan, sai nhưng thực tế vẫn còn
một số bản án kết tội oan người vô tội hoặc cho bị
cáo hưởng án treo không đúng quy định. Cạnh đó,
việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ không thuyết
phục trong các vụ án hình sự khiến dư luận bức
xúc, hoài nghi về sự công minh của tòa án.
Trong lĩnh vực xét xử án dân sự, nhiều vụ án
phải xử đi xử lại nhiều lần do quan điểm xét xử
của các cấp tòa án khác nhau. Trong đó có những
trường hợp quan điểm của tòa án cấp phúc thẩm,
thậm chí của tòa án cấp giám đốc thẩm không
thuyết phục. Có trường hợp Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao phải hủy cả quyết định giám đốc
thẩm hoặc bản án phúc thẩm của tòa án cấp dưới.
Trong lĩnh vực xét xử án hành chính, phần lớn
lãnh đạo các cơ quan chính quyền là người bị kiện
không đến dự phiên tòa, gây nhiều khó khăn cho
hoạt động xét xử của tòa án…
Nếu như tòa án là trung tâm của chiến lược
CCTP thì thẩm phán chính là trung tâm của hệ
thống tòa án. Do đó, Nhà nước cần đặc biệt quan
tâm hơn nữa đến biện pháp nâng cao chất lượng
của đội ngũ thẩm phán và nhất là biện pháp giám
sát hoạt động xét xử của thẩm phán.
Mặt khác, muốn tuyển chọn được thẩm phán có
đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, tạo sự yên tâm
công tác cho họ thì phải quan tâm đến vấn đề đãi
ngộ. Hiện nay, thang, bậc lương của ngạch thẩm
phán các cấp cũng không có sự chênh lệch so với
ngạch chuyên viên hành chính các cấp. Thẩm
phán Việt Nam hầu như không có chế độ đãi ngộ
nào đáng kể (như thẩm phán một số nước) so với
các ngạch công chức khác…
ĐBQH
NGUYỄN BÁ SƠN,
Phó Trưởng đoàn
chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng:
Cải cách tư pháp có
chuyển biến tích cực
Thời gian gần đây, những
vụ việc vi phạm pháp luật
trong hoạt động của các cơ
quan tiến hành tố tụng đã
giảm nhiều so với trước đây,
công cuộc
CCTP
đã có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, theo thống kê từ phía các cơ
quan tiến hành tố tụng thì hiện tượng sai phạm
trong các khâu của hoạt động tư pháp, đặc biệt
trong lĩnh vực tư pháp hình sự vẫn còn tiềm
ẩn những việc sai phạm. Bên cạnh đó, việc xử
lý, giải quyết những vụ việc trước đây mà bây
giờ mới phát hiện có sai phạm thì vẫn chưa đạt
được yêu cầu đề ra của công cuộc
CCTP
.
Chúng ta đang phấn đấu xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN do dân và vì dân.
Thượng tôn pháp luật là yêu cầu hàng đầu
và xuyên suốt trong tư tưởng của Đảng và
Bác Hồ mà ở đó tính tuân thủ pháp luật của
các cơ quan tư pháp, công chức tư pháp, của
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng phải được đặt lên hàng đầu và là yêu
cầu bắt buộc.
Các bị cáo
tại phiên
tòa phúc
thẩmđại
án xảy ra tại
Ngân hàng
ĐôngÁ
(DAB). Ảnh:
HOÀNG
GIANG
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook