252-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 2-11-2020
Tòađưa trâuđếnphòng
xửvụkiệnđòi 3 con trâu
HĐXX đã đưamột trong ba con trâu đến phòng
xử để xemxét, làm rõ chi tiết trâu bị bấm lỗ tai
hay bị gai cào rách tai.
TAND huyện Sơn Hòa, Phú Yên vừa xử sơ thẩm vụ
ông Trần Văn Năm đòi ông Hoàng Văn Lương trả hai
con trâu mẹ và một con nghé.
Ông Năm trình bày có nuôi một đàn trâu 65 con và có
xây trại cho trâu ở. Ngày 15-4, ông Năm phát hiện đàn
trâu bị mất ba con gồm hai con trâu mẹ và một con nghé.
Quá trình tìm kiếm, được một số người mách, ông Năm
đến trại trâu của ông Lương thì thấy ba con trâu của mình
đang được nuôi nhốt trong chuồng cùng với hai con trâu
khác.
Ông Năm đề nghị ông Lương phân biệt trâu bằng cách
sơn sừng ba con trâu này rồi dắt lên khu vực suối Sóc
Bay thả. Nếu ba con trâu đi về khu vực Cầu Đau là trâu
của ông, còn đi về hướng rừng Sốt Rét là trâu của ông
Lương. Tuy nhiên, ông Lương không đồng ý, cho rằng
nếu thả trâu ra sẽ thất lạc. Ông Năm cam kết nếu trâu
mất, ông sẽ đền cho ông Lương một con thành hai nhưng
ông Lương vẫn không đồng ý.
Từ đó, ông Năm khởi kiện ra tòa yêu cầu ông Lương
trả lại ba con trâu và bồi thường tiền công chăm sóc (ông
Năm xin chăm sóc trâu, chờ tòa xét xử) từ ngày 28-5 đến
ngày tòa xử xong là hơn 5 triệu đồng. Ông Năm cũng có
cam kết với UBND xã là không bán, không tặng cho hay
giết mổ trong thời gian tòa giải quyết.
Bị đơn là ông Lương không đồng ý trả lại trâu vì cho
rằng mình mua ba con trâu này của ông Lê Mo Thiện ở
huyện Krông Pa, Gia Lai, có giấy tờ mua bán. Khi mua,
ông bắt ba con trâu ở khu vực rừng Sốt Rét chứ không
phải tại khu vực Cầu Đau nơi ông Năm chăn thả trâu.
Đối với yêu cầu đòi bồi thường tiền công chăm sóc,
ông Lương không đồng ý vì ông Năm xin UBND xã
Phước Tân dắt ba con trâu về chăm sóc, chưa có ý kiến
của ông. Cạnh đó, ông Lương cũng phản tố, nếu tòa
tuyên ba con trâu thuộc quyền sở hữu của ông thì yêu cầu
ông Năm phải chịu chi phí vận chuyển ba con trâu về Hải
Phòng bán là 35 triệu đồng.
Người bán trâu cho ông Lương là ông Thiện trình bày:
Ông có đàn trâu thả rong tại khu vực rừng Đồng Tra, xã
Phước Tân, huyện Sơn Hòa từ năm 1995. Do thả trong
rừng quá lâu, trâu có bản năng hoang dã nên không tiếp
xúc được, đến năm 2005 ông không lên thăm đàn trâu
nữa. Năm 2020, ông bán cho ông Lương ba con trâu với
giá 22,5 triệu đồng.
Theo ông Thiện, do thả rong lâu, ông không biết trâu
của mình có đặc điểm như thế nào. Khi bán hai bên
không đi coi trâu mà chỉ nói bằng miệng là trâu của
ông đang thả ở rừng Đồng Tra. Hai bên thỏa thuận ông
Lương đi bắt ba con trâu, còn bắt như thế nào là việc của
ông Lương.
Tại tòa, HĐXX nhận định ông Năm đề nghị ông Lương
thả trâu tại vị trí bắt, nếu trâu đi về hướng Cầu Đau là
trâu của ông Năm, còn đi về rừng Sốt Rét, Đồng Tra là
trâu của ông Lương. Xét thấy đây là phong tục của địa
phương để xác định quyền sở hữu trâu thuộc về ai theo
đề nghị của ông Năm là có cơ sở nhưng ông Lương
không thực hiện.
Ông Năm còn xác định ba con trâu của ông có một con
trâu mẹ bấm lỗ tai, phù hợp với lời khai của các nhân
chứng và báo cáo gửi cho xã của ông Năm. Trong khi
ông Lương và ông Thiện thì cho rằng lỗ tai con trâu này
không phải bị bấm mà là do gai cào rách để lại sẹo.
Để làm rõ chi tiết này, HĐXX đã yêu cầu đưa con trâu
này đến trụ sở tòa án để xem xét. HĐXX mời cán bộ
trạm chăn nuôi và thú y huyện Sơn Hòa đến phiên tòa và
xác định con trâu đúng là bị bấm lỗ tai chứ không phải bị
gai cào, dấu vết bấm lỗ tai là dấu cũ.
Từ đó, HĐXX thấy lời trình bày của ông Năm là phù
hợp nên cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn về việc đòi lại ba con trâu.
Đối với yêu cầu đòi bồi thường tiền công chăm sóc
trâu, HĐXX không chấp nhận, cho rằng ông Năm đã xác
định là trâu của mình và tự nguyện nhận ba con trâu về
chăm sóc thì phải bỏ công chăm sóc.
Cuối cùng tòa tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện
của ông Năm, buộc ông Lương trả lại ba con trâu. Ông
Lương phải chịu chi phí định giá, chi phí đi lại thẩm định
và án phí tổng cộng 7,5 triệu đồng.
SÔNG BA
HĐXX cho rằng việc làm
của Cường thể hiện sự nôn
nóng trong quá trình đấu
tranh, trấn áp tội phạm,
không vì mục đích tiêu cực
hay vụ lợi cá nhân.
Điều tra viên
viết thêm lời khai
được hưởng án treo
Tòa phúc thẩm chấp nhận kháng cáo cho bị cáo được hưởng án treo,
dù tại tòa đại diện VKS đề nghị giữ nguyênmức án 18 tháng tù.
LÊ HƯNG
T
ANDCấp cao tại ĐàNẵng
vừa xử phúc thẩm, tuyên
chấp nhận kháng cáo,
phạt Nguyễn Việt Cường (44
tuổi, cựu trung tá, điều tra
viên (ĐTV) Công an TP Tuy
Hòa, Phú Yên) 18 tháng tù
cho hưởng án treo về tội
làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Bị cáo Cường bị cấm làm
những công việc liên quan
đến hoạt động tư pháp trong
thời hạn 36 tháng.
Thêm lời khai,
buộc tội oan
Năm 2012, Cường được
phân công điều tra vụ án
vận chuyển trái phép chất
ma túy. Các bị can khai
gửi tiền vào TP.HCM mua ma túy
chuyển về TP Tuy Hòa bán, người
nhận là bà Nguyễn Hồng Ngọc Anh,
có lúc thì ghi Từ Phạm Quang Vinh
(chồng bà Anh).
Khi lấy lời khai bà Anh, ĐTV
Cường đã tự viết thêm vào biên bản
ghi lời khai nội dung bà Anh đã giúp
chồng nhận tiền, đưa tiền cho ông
Vinh mua ma túy gửi về Tuy Hòa
bán. Cường cũng đọc nội dung này
cho bà Anh viết vào bản tự khai.
Bà Anh khai bị Cường dụ dỗ, hứa
hẹn khai ra để làm nhân chứng và
ép ký, ép viết.
Trên cơ sở báo cáo đề xuất của
Cường, bà Anh, ông Vinh bị khởi
tố về tội mua bán trái phép chất ma
túy. Ngày 13-6-2013, Cường triệu
tập bà Anh để hỏi cung. Bà Anh khai
không biết, không liên quan đến
việc chồng bà và các bị can khác
mua bán ma túy.
Tuy nhiên, Cường tự viết thêm
vào phần trả lời của bà Anh trong
biên bản hỏi cung: “Khi nhận tiền tôi
biết tiền này đưa chồng tôi là mua
heroin (ma túy) gửi về Tuy Hòa, vì
chồng tôi nói cho tôi biết” và “Khi
nhận tiền lần đầu tôi không biết là
để mua ma túy, các lần sau tôi biết”.
Tháng 3-2014, TAND TP Tuy Hòa
xử sơ thẩm, phạt bà Anh bảy năm
tù nhưng xử phúc thẩm, TAND tỉnh
Phú Yên hủy bản án để điều tra lại.
Đầu năm 2015, ông Vinh bị bắt theo
lệnh truy nã, bị cáo Cường tiếp tục
làm sai lệch hồ sơ vụ án nhằm buộc
tội bà Anh đồng phạm với ông Vinh.
Cuối năm 2017, TAND TP Tuy
Hòa xử sơ thẩm lại và trả hồ sơ để
giám định các biên bản hỏi cung
theo lời kêu oan của bà Anh. Ngày
31-5-2019, Công an TP Tuy Hòa
Bị cáoNguyễn Việt Cường khi còn là đội trưởngĐội Điều tra tội phạmvềma túy,
Công an TP Tuy Hòa. Ảnh: PYO
Bà Anh vẫn chưa được bồi thường oan
Liên quan đến vụ án này, bà Nguyễn Hồng Ngọc Anh đã yêu cầu các cơ quan
tiến hành tố tụng của TP Tuy Hòa bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay sau nhiều công văn trao đổi qua lại, các cơ
quan có thẩmquyền vẫn chưa xác định cơ quan nào có trách nhiệmbồi thường.
phải đình chỉ điều tra với bà Anh
vì đã hết thời hạn điều tra nhưng
không chứng minh được tội phạm.
Được giảm án
Tháng 6-2020, TAND tỉnh Phú Yên
xử sơ thẩm, tuyên phạt Cường 18 tháng
tù. Bị cáo kháng cáo xin được hưởng
án treo. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại
diện VKS cho rằng18 tháng tù là thỏa
đáng, không có tình tiết giảm nhẹ nào
mới nên đề nghị HĐXX tuyên y án
sơ thẩm.
HĐXX phúc thẩm nhận định bị cáo
Cường làm thay đổi lời khai của những
người tham gia tố tụng, xâm phạm trực
tiếp đến nguyên tắc xác định sự thật
khách quan của vụ án, xâm phạm sự
đúng đắn của hoạt động tố tụng hình
sự. Do làm sai lệch hồ sơ vụ án nên
việc giải quyết của các cơ quan tố tụng
và người tiến hành tố tụng làm oan đối
với bà Anh. Vì vậy, tòa cấp sơ thẩm
kết án Cường về tội làm sai lệch hồ
sơ vụ án là có căn cứ, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, hành vi phạm tội của
Cường xuất phát từ việc đánh giá
không chính xác các tài liệu, chứng
cứ thu thập ban đầu, lời khai ban
đầu của các đối tượng khác. Bị
cáo nhận định sai lầm là bà Anh
có hành vi phạm tội liên quan đến
vụ án mua bán, vận chuyển trái
phép chất ma túy.
Qua đấu tranh, khai thác, do không
thu thập được tài liệu, chứng cứ
gì chứng minh bà Anh có hành vi
phạm tội, Cường đã ghi thêm lời
khai, làm sai lệch hồ sơ vụ án để
kết tội bà Anh. Động cơ, mục đích
của Cường khi phạm tội là nhằm
nhanh chóng kết thúc điều tra.
HĐXX cho rằng việc làm của
Cường thể hiện sự nôn nóng trong
quá trình đấu tranh, trấn áp tội
phạm, không vì mục đích tiêu cực
hay vụ lợi cá nhân. Hình phạt mà
tòa cấp sơ thẩm đã tuyên có phần
nghiêm khắc, làm mất đi ý nghĩa,
mục đích của hình phạt là không
chỉ nhằm trừng trị tội phạm mà
còn giáo dục họ trở thành người
có ích.
Ngoài ra, tòa sơ thẩm chưa xem
xét, áp dụng hết tình tiết giảm nhẹ
là bị cáo Cường tích cực hợp tác
với cơ quan điều tra trong quá
trình giải quyết vụ án. Từ đó, tòa
phúc thẩm chấp nhận kháng cáo.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook