14
VÕHÀ
M
ới đây, chị T. ở quận
TânBình, TP.HCMbị
kẻ gian rút mất 2 triệu
đồng trong tài khoảnngânhàng
vì làm theo tin nhắn từ nick
Facebook bị hack của người
thân ở nước ngoài.
TheochịT.,vàotrưa2-11,chị
nhận được tin nhắn Facebook
của người bác ở nước ngoài
gửi đến. Nội dung tin nhắn là
người bác đang cần chuyển
gấp số tiền hơn 35 triệu đồng
cho một người thân ở Việt
Nam và mượn số tài khoản
của chị T. để gửi vào.
Theo lời nhờ, chị T. đã cung
cấp số tài khoản và số điện
thoại của mình qua tin nhắn
Facebook của người bác.
Vài phút sau, điện thoại chị
T. nhận được tin nhắn từ số
điện thoại 0787583xxx với nội
dung thông báo tài khoản của
chị nhận được hơn 35 triệu
đồng và để xác nhận giao dịch
phải vào đường link https://
senmony247.weebly.com.
Chị T. bấm vào đường link
và làm theo hướng dẫn, vài
phút sau toàn bộ số dư trong
tài khoản đã mất sạch.
Nghi mình bị lừa, chị T. liên
hệ với người bác thì mới biết
nick Facebook của người bác
đã bị hack. Ngoài chị T. ra, hai
người bà con của chị cũng bị
lừa tương tự gần 10 triệu đồng.
“Khi nhận được tin nhắn
xin số tài khoản của tôi, kẻ
gian cứ liên tục hỏi số tiền
trong tài khoản là bao nhiêu
và yêu cầu tôi nộp thêm. Nghe
vậy, đáng lý ra tôi phải tỉnh
táo nhận ra đây là cái bẫy
và ngừng ngay. Đúng là bọn
chúng quá tinh vi khi bảo
nạn nhân chỉ nhận tiền chứ
không bảo gửi đi, vì vậy tôi
mới mất cảnh giác mà thực
hiện theo” - chị T. bức xúc.
Một chuyên gia an ninh
mạng cho biết hình thức lừa
đảo qua tin nhắn điện thoại,
tin nhắn Facebook khôngmới
nhưng vẫn có nhiều người
dính bẫy.
Thủ đoạn của kẻ gian là
dụ nạn nhân truy cập đường
link, sau khi nạn nhân điền các
thông tin liên quan thì chúng
đã kiểm soát được tài khoản.
Sau đó, kẻ gian chuyển tiền
trực tuyến của khách hàng vào
một tài khoản khác của chúng.
Để tránh bị lừa tương tự,
người có tài khoản ngân hàng
tuyệt đối không nên trả lời hay
truy cập đường dẫn trong tin
nhắn được gửi đến. Ngoài ra,
người dùng tài khoản ngân
hàng thường xuyên thay đổi
mật khẩu đăng nhập ứng dụng
InternetBanking,Smartbanking
để tăngmức độ bảomật thông
tin cá nhân.
Tin nhắn chị T. đã nhận 35
triệu đồng trong tài khoản là
do kẻ gian soạn thảo gửi đến
chị T., không phải do ngân
hàng gửi.
“Người dân khi phát hiện
nghi vấn cần thông báo ngay
đến số điện thoại chăm sóc
khách hàng của ngân hàng để
được hướng dẫn, ngăn chặn
việc chuyển tiền. Người dân
tuyệt đối không cung cấp
thông tin ngân hàng điện tử
như tên đăng nhập, mật khẩu
haymãOTPhoặc truy cập vào
đường link lạ trong tin nhắn,
thư điện tử. Khi có nghi ngờ,
người dân từ chối tiết lộ thông
tin và trình báo cơ quan công
an nơi gần nhất” - chuyên gia
an ninh mạng khuyến cáo.•
Bạn đọc -
ThứNăm12-11-2020
Chị T. bấm vào
đường link và làm
theo hướng dẫn, vài
phút sau toàn bộ số
dư trong tài khoản
đã mất sạch.
Mất sạch tiền vì tin nhắn
trên Facebook
Saukhinạnnhânđăngnhậpvàođườnglinklạ,kẻgiankiểmsoát tàikhoản
và lấy cắp tiền.
Quyền quản lý, khai thác dịch vụ bãi giữ
xe thời hạn24 tháng, từnămhọc 2020-2021
đếnnămhọc2022-2023củaTrườngMầmnon
Hồng Yến, tại 319/22 Tô Ngọc Vân, phường
Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM.
Giá khởi điểm:
129.600.000 đồng
(tương
đương 5.400.000 đồng/tháng) (đã bao gồm
thuế GTGT). Tiền đặt trước: Tương đương 20%
so với giá khởi điểm.
Người có tài sản:TrườngMầmnonHồngYến.
Địa chỉ: 319/22 Tô Ngọc Vân, phường Thạnh
Xuân, quận 12.
Xem tài sản: Ngày 18 và 19-11-2020, liên hệ
tại Trường Mầm non Hồng Yến.
Thời hạn xem hồ sơ, bán và tiếp nhận hồ sơ
thamgia đấu giá: Từ ngày 12-11-2020 đến hết
ngày 24-11-2020. Thời hạn nộp tiền đặt trước:
Ngày 24, 25 va 26-11-2020 (trừ trường hợp có
thỏa thuận khác).
Thờigiantổchứcđấugiá:Ngày27-11-2020.
Khách hàng có nhu cầumua hồ sơ, đăng ký và
đấu giá liên hệ Trung tâm DV đấu giá tài sản,
số 19/5 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình.
Điện thoại: 38.119.849 - 38.110.957 - 38.115.845.
Quảng cáo
CÔNG TY LUẬT TNHH PHÁP ĐĂNG
THÔNG BÁO
GPĐKHĐ số: 41.07.1449/TP/ĐKHĐ ngày
25 tháng 3 năm 2011. Thông báo chấm dứt
hoạt động của Văn phòng giao dịch tại địa
điểm: 89 (Phòng G02) Hoàng Sa, P. Đa Kao,
Q.1, TP.HCM. Người đại diện theo PL: Ls Trần
Quốc Bảo.
TRUNG TÂM DỊCH VỤ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN - SỞ TƯ PHÁP TP.HCM - THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Cóđượcmang
dao bênngười
để tựvệ?
Tôi thường xuyên tan ca trễ. Đường về nhà rất xa
và gần đây lại có tình trạng cướp giật nên tôi muốn
đặt mua một dao găm mang theo bên người để tự
vệ. Loại dao tôi mua có kích thước nhỏ, lưỡi dao
đã được mài cùn đi vì tôi chỉ muốn hù dọa nếu gặp
cướp. Tuy nhiên, tôi nghe nói mang dao trong người
là vi phạm pháp luật.
Vậy xin hỏi tôi mang dao để tự vệ thì có vi phạm
pháp luật hay không?
Bạn đọc
Đặng Thị Ngọc
(Gò Vấp, TP.HCM)
Luật sư
Lê Văn Hoan
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả
lời: Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017, dao găm được xem
là vũ khí thô sơ. Vì vậy, việc mang loại dao này bên
người được xem là hành vi cất giữ, tàng trữ vũ khí.
Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013 quy định
cá nhân tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương
tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ,
phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt
hằng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố
ý gây thương tích cho người khác bị phạt tiền 2-3 triệu
đồng, đồng thời tang vật vi phạm sẽ bị tịch thu.
Theo quy định trên, hành vi mang dao găm bên
người sẽ bị xử phạt nếu cá nhân cất giữ dao với mục
đích gây rối trật tự hoặc tấn công người khác. Nếu
việc cất giữ dao chỉ nhằm mục đích tự vệ thì không
bị xử phạt theo quy định trên.
Điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 quy định: Người có thẩm quyền xử
phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc
thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình
không vi phạm hành chính.
Vì thế, khi phát hiện một người mang dao trong
cốp xe, người có thẩm quyền phải chứng minh được
người đó mang dao nhằm gây rối trật tự công cộng,
cố ý gây thương tích mới xử phạt được.
Đồng thời, người mang dao trong cốp xe có quyền
chứng minh mình mang dao với mục đích tự vệ để
tránh bị xử phạt.
Tuy nhiên, việc tự vệ bằng dao là rất nguy hiểm
cho chính người dân nếu chẳng may việc sử dụng
dao gây nên thương tích hoặc tước đoạt tính mạng
của người khác.
Vì vậy, người dân không nên mang theo dao hay
các công cụ hỗ trợ, vũ khí khác nhằm mục đích tự
vệ mà nên có các biện pháp tự vệ phù hợp hơn như
không đi một mình trên các đoạn đường vắng, nếu bị
tấn công, xâm hại nên tri hô và trình báo lực lượng
chức năng.
TRÚC PHƯƠNG
Tin nhắn chị T. nhận được từ số điện
thoại lạ báo tài khoản của chị được
cộng hơn 35 triệu đồng. Ảnh: VÕHÀ Chị T. mong đừng có người bị lừa giốngmình. Ảnh: VÕHÀ
Chúng tôi tiếp tục thông tin danh sách các
mạnh thường quân, bạn đọc đã gửi tiền thông
qua báo
Pháp Luật TP.HCM
(đợt 20):
Danh sáchbạnđọc hỗ trợqua tài khoản của
báo
Pháp Luật TP.HCM:
- Công ty POPS Worldwide: 91.200.000 đồng.
- NGUYEN THI THUAN: 5.000.000 đồng.
- Hệ thống trường mầm non quốc tế SIK:
7.721.000 đồng.
Danh sách chuyển qua tài khoản của nhà
báo Nguyễn Đức Hiển, PhóTổng biên tập báo
Pháp Luật TP.HCM:
- Một bạn không nêu tên: 500.000 đồng.
- HOÀNG BICH THANH: 200.000 đồng.
- PHAN TUAN DUNG: 500.000 đồng.
- NGUYEN THI MIEN: 200.000 đồng.
- BS Le Bao Huy: 2.000.000 đồng.
- HUYNH TIEN: 300.000 đồng.
- TRANG ANH: 100.000 đồng.
- Một bạn không ghi tên: 2.000.000 đồng.
- Một bạn không ghi tên: 100.000 đồng.
- HANH DUNG: 500.000 đồng.
- VAN VO: 500.000 đồng.
- PHUOC DIEN: 500.000 đồng.
- Một bạn qua Zalo Pay: 1.000.000 đồng.
- VO HANH: 300.000 đồng.
-Trườngmầmnon ISCHOOLNINHTHUẬN (qua
cô Van Trần): 31.700.000 đồng.
- THU HA: 200.000 đồng.
- N T M TAM: 500.000 đồng.
- TRUONG QUYNH GIAO: 1.000.000 đồng.
Sauđây làdanhsáchcácmạnh thườngquân
gửi về hỗ trợ riêng cho hoàn cảnh gia đình
chiến sĩ Cao Văn Thắng thông qua tài khoản
của nhà báoNguyễnĐức Hiển, PhóTổng biên
tập báo
Pháp Luật TP.HCM:
- Một bạn không nêu tên: 1.000.000 đồng.
- TIEU HUNG SON: 500.000 đồng.
- NGUYEN THI KIEU DUYEN: 200.000 đồng.
- LUU PHAN ANH: 500.000 đồng.
- NGUYEN CONG HUY: 500.000 đồng.
- HONG NGUYEN: 500.000 đồng.
- HIEN PHAN: 1.000.000 đồng.
- THAO: 300.000đồng.
- FB Hao Phamthi: 500.000 đồng.
- DANG THUY: 500.000 đồng.
- NGUYEN TRAM: 5.000.000 đồng.
- QUYNH CHI: 500.000 đồng.
- THU NGUYEN (Quảng Ninh): 500.000 đồng.
- TRAN QUAN: 500.000 đồng.
- NGUYEN THI THU YEN: 1.000.000 đồng.
- Một bạn không nêu tên: 50.000 đồng.
- PHAN THI MINH HOA: 200.000 đồng.
(Còn tiếp)
Danhsáchhỗ trợđồngbàomiềnTrung (đợt 20)
3.143.006.470
đồng là số tiền bạn đọc, mạnh thường quân hỗ trợ đồng bào
miềnTrungtínhđếnngày11-11thôngquabáo
PhápLuậtTP.HCM.
Mọi hỗ trợ xin gửi về:
- Trực tiếp tại tòa soạn báo
Pháp Luật TP.HCM,
34 Hoàng
Việt,phường4,quậnTânBình,TP.HCM.Hotline:0982.000.333.
Qua tài khoản:
117000007990. Chủ tài khoản: Báo
Pháp Luật TP.HCM,
Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 10 TP.HCM
(VietinBank). Khi chuyển khoản xin ghi tên người gửi và nội
dung: “Giúp đồng bào miền Trung”.
1607201005173.Chủtàikhoản:Báo
PhápLuậtTP.HCM,
Ngân
hàng NN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Phan Đình Phùng. Khi
chuyển khoản xin ghi tên người gửi và nội dung:“Giúp đồng
bàomiềnTrung”.
BÁO
PHÁP LUẬT TP.HCM