9
Bộ trưởng Bộ GTVT nói về thu phí đường cao tốc
Tại phiên thảo luận tổ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã nói về một số điểmmới của dự luật, trong đó đáng
chú ý là vấn đề thu phí trên đường cao tốc và loại bỏ xe cũ.
Về thu phí đường cao tốc, ôngThể dẫn bài học từ cao tốc TP.HCM - Trung Lương sau khi dừng thu phí thì việc quản
lý tuyến đường này vô cùng khó khăn, nhiều xe không bảo đảm cũng tham gia khiến vận tốc dòng xe chỉ khoảng
50-60 km/giờ, không đúng thiết kế vận tốc 100 km/giờ.
“Do đó, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu thu phí lại đường cao tốc, như trường hợp cao tốcTP.HCM - Trung Lương
đang xây dựng phương án thu phí trở lại” - ông Thể nói.
Theo ông Thể, việc thu phí đường cao tốc sẽ giúp điều tiết được lưu lượng xe đi lại trên đường cao tốc; tạo nguồn
thu để đầu tư hệ thống đường cao tốc trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, huy động vốn xã hội khó khăn.
Vấn đề loại bỏ xe cũ, ôngThể cho hay hiện tình trạng ô nhiễm rất nghiêm trọng, nhất là các đô thị lớnmàmột trong
các tác nhân gây ra là khí thải từ xe. Hiện cả nước có 4,3 triệu ô tô có đăng kiểmđịnh kỳ, bảo đảm tiêu chuẩn, tuy nhiên
cả nước có tới 60 triệu xe máy, trong đó nhiều loại qua sử dụng được đánh giá là tác nhân gây ô nhiễmmôi trường.
“Những mô tô không đáp ứng yêu cầu sẽ phải thải loại, nhiều nước áp dụng tốt. Lộ trình sẽ có, không phải đưa
vào luật là làm ngay, sẽ chọn đối tượng để từng bước, từng năm, từng thời kỳ để đi đến giai đoạn cuối là quản lý
khí thải mô tô, trước mắt có thể chọn xe phân khối lớn hoặc xe có thời gian sử dụng lâu, 20-30 năm, tiến dần tới
quản lý toàn bộ” - ông Thể nói.
Ủy ban Pháp luật, cho hay hồ sơ trình
hai luật của Chính phủ cố gắng phân
định Luật GTĐB điều chỉnh kết cấu
hạ tầng, phương tiện đường bộ, vận
tải đường bộ. Còn Luật Bảo đảm trật
tự, an toàn GTĐB thì quy định quy
tắc giao thông, phương tiện giao
thông, tổ chức an toàn giao thông,
chỉ huy giao thông, giải quyết tai
nạn, vi phạm trong bảo đảm trật tự,
an toàn GTĐB.
“Nhìn như thế chúng ta đã thấy
có nội dung trùng rồi… Nhất là
khi điều chỉnh cụ thể vào từng điều
khoản sẽ rất chồng chéo, khó phân
định” - ông Tùng nói.
Tranh cãi thẩm quyền
sát hạch, cấp bằng lái
Một nội dung khác được các ĐB
cho nhiều ý kiến là có nên chuyển
thẩm quyền đào tạo, sát hạch và cấp
giấy phép lái xe (GPLX) từBộGTVT
sang cho Bộ Công an.
ĐBTrầnNgọcKhánh (đoànKhánh
Hòa) cho biết cả nước hiện nay có
340 cơ sở đào tạo cấp bằng lái xe.
Hầu hết cơ sở này đã được xã hội
hóa, sống bằng tiền của người học
bằng lái xe. Do vậy, theo ông Khánh,
nếu để Bộ GTVT hay chuyển sang
Bộ Công an thì vẫn là tư nhân làm
nhiệm vụ đào tạo, cấp chứng chỉ cho
người học lái xe.
Các ĐB cũng cho rằng việc chuyển
thẩm quyền sát hạch, cấp GPLX sẽ
lãng phí nguồn lực về con người và
cơ sở vật chất hiện nay. “Nếu chuyển
từ Bộ GTVT sang Bộ Công an mà
“vẫn thế thôi” thì chuyển sang để
làm gì? Nếu muốn siết, làm chặt
chẽ hơn thì chúng ta chỉ cần bổ sung
GPLX” - ĐB Bùi Thị Thùy (đoàn
Thanh Hóa) nói.
Cùng vấn đề trên, Phó Chủ tịch
QH Uông Chu Lưu cho hay hiện
nay phần lớn cơ sở đào tạo lái xe
đã chuyển sang xã hội hóa. Các cơ
sở sát hạch thì có Bộ GTVT làm,
các trường nghề làm. Bên cạnh đó,
Bộ Quốc phòng phụ trách cấp phép
lĩnh vực quốc phòng, Bộ Công an
NHÓMPHÓNGVIÊN
S
áng 11-11, QH đã thảo luận tại
tổ về hai dự án luật gồm Luật
Giao thông đường bộ (GTĐB)
sửa đổi và Luật Bảo đảm trật tự, an
toàn GTĐB.
Băn khoăn việc tách
hai luật
Một trong những nội dung được đại
biểu Quốc hội (ĐBQH) băn khoăn
là có nên tách hai luật trên ra không
vì bản thân nội dung của hai luật có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Về nội dung này, Bộ trưởng Bộ
Công an Tô Lâm đã lý giải việc tách
luật sẽ bảo đảm giải quyết hai vấn đề
quan trọng và rất bức xúc hiện nay
là hạ tầng GTĐB và bảo đảm trật
tự, an toàn GTĐB. “Dư luận rất băn
khoăn liệu khi tách hai luật này thì
có lãng phí, bảo đảm tiết kiệm hay
không…Qua đánh giá tổng kết, Luật
GTĐB có rất nhiều bất cập cần phải
thay đổi. Theo suy nghĩ của chúng
tôi, nếu tách hai luật thì sẽ tiết kiệm,
tránh lãng phí” - Bộ trưởng Bộ Công
an Tô Lâm nói.
Theo bộ trưởng Bộ Công an, thứ
nhất việc tách hai luật không làm
phát sinh bộ máy mới, thậm chí còn
giảm số người phải làm nhiệm vụ
trên đường. “Tôi nghĩ đã quy định
thế này thì sẽ không còn lực lượng
thanh tra giao thông hoạt động trên
đường nữa. Bộ GTVT có đề nghị
chúng tôi nếu giao nhiệm vụ cho
Bộ Công an thì đề nghị Bộ Công an
nhận 20.000 thanh tra giao thông.
Tôi nói Chính phủ không cho tôi chỉ
tiêu này” - ông Lâm nói.
Tuy nhiên, nhiều ĐB tỏ ra băn
khoăn với nội dung này, ĐB Lưu
Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) cho
hay không chỉ cá nhân ông mà nhiều
cử tri và nhân dân đều không đồng
tình với việc tách hai luật: “Nếu tách
riêng ra thì sẽ có nguy cơ không ăn
khớp, như kiểu một nhà mà tách ông
riêng, bà riêng thì không ổn”.
ĐBHoàngThanhTùng, Chủ nhiệm
Đại biểuHoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệmỦy ban Pháp luật, băn khoăn về việc tách hai dự luật. Ảnh: QH
Tranh cãi thẩm quyền đào tạo,
sát hạch và cấp bằng lái xe
Nhiều đại biểu băn khoăn việc có nên chuyển thẩmquyền sát hạch, quản lý và cấp giấy phép lái xe
từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.
cấp bên công an, còn dân sự giao
cho Bộ GTVT.
“Hiện nay có hơn 2.000 cán bộ,
công chức và 22.000 tỉ đồng đã được
chi vào đây. Dù anh Khánh nói sau
này nếu có chuyển sang Bộ Công an
thì cũng chỉ một cơ quan nào đó, bộ
phận nào đó ký hợp đồng với cơ quan
đào tạo làm việc này nhưng thực tế
có cần thiết làm như vậy không? Đó
là chưa nói bây giờ phải tập trung
chuyên môn hóa, lực lượng vũ trang
cần làm những gì thật sự vũ trang,
còn dân sự thì để cho dân sự theo
hướng xã hội hóa, chúng ta chỉ quản
lý nhà nước thôi” - phó chủ tịch QH
nêu ý kiến.
Trước các ý kiến của ĐBQH, Đại
tướng Tô Lâm khẳng định: “Việc sát
hạch, đào tạo lái xe đã xã hội hóa.
Bộ chỉ kiểm soát cấp bằng lái xe,
quản lý bằng lái xe, bảo đảm đúng
quy trình, quy chuẩn, chống việc
làm giả, gian lận. Chỉ quản lý việc
đó thôi, còn các cơ sở sát hạch vẫn
hoạt động bình thường”.•
Hơn1.300 tỉ đồnggỡnút thắt tuyếnđường thủy kênhChợGạo
“Nếu chuyển từ Bộ GTVT
sang Bộ Công an mà
“vẫn thế thôi” thì chuyển
sang để làm gì…”
ĐB
Bùi Thị Thùy
(đoàn Thanh Hóa)
Bộ GTVT vừa có quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án
đầu tư xây dựng công trình nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo
(giai đoạn 2).
Theo quyết định phê duyệt của Bộ GTVT vào tháng 8-2020,
dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo
(giai đoạn 2) gồm các hạng mục chính: Nạo vét luồng chạy tàu
bờ nam kênh Chợ Gạo (từ Km12+000 đến Km21+850) với
tổng chiều dài 9,85 km và xây dựng đường dân sinh đạt tiêu
chuẩn đường nông thôn loại B phía bờ nam kênh với chiều dài
9,72 km, rộng 5 m…Dự án được phê duyệt có tổng mức đầu
tư 1.336 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Dự kiến dự án sẽ khởi
công vào năm 2021 và hoàn thành vào năm 2023.
Trước đó, giai đoạn 1 của dự án đầu tư nâng cấp kênh
Chợ Gạo với tổng vốn 786 tỉ đồng được thực hiện bằng vốn
trái phiếu chính phủ với chiều dài nạo vét 17/28,6 km thông
luồng kỹ thuật và kè bờ thảm đá phía bờ bắc, một số đoạn
phía bờ nam và kè trồng cây tại Kỳ Hôn, Rạch Lá.
Sau khi giai đoạn 1 của dự án hoàn thành, đưa vào khai
thác năm 2015 góp phần đáng kể giảm ùn tắc giao thông
thủy, nâng cao năng lực vận tải tàu thuyền từ ĐBSCL đi
TP.HCM và ngược lại, đảm bảo an toàn giao thông thủy
trên tuyến, chống xói lở, đảm bảo được đời sống nhân dân
dọc tuyến bờ này. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành giai đoạn 1
của dự án, mật độ tàu thuyền lưu thông dày đặc, đặc biệt số
lượng tàu thuyền tải trọng lớn hoạt động trên tuyến tăng rất
nhiều dẫn đến tốc độ xói lở hai bên bờ kênh Chợ Gạo càng
nghiêm trọng, làm bồi lắng trở lại lòng kênh và phá hỏng
tuyến đường cặp bờ nam kênh gây nguy hiểm đến an toàn
giao thông trên tuyến đường này.
Gần đây đoạn kênh Chợ Gạo qua tỉnh Tiền Giang xuất
hiện trên 150 điểm sạt lở (sâu vào bờ 2-20 m), đe dọa nghiêm
trọng đến đời sống của hơn 2.000 hộ dân, hàng chục căn
nhà bị sập do sạt lở kênh Chợ Gạo (đoạn chưa được đầu tư).
Không chỉ vậy, tình trạng sạt lở bờ kênh Chợ Gạo còn làm
mất đường dân sinh và đường huyện, chia cắt khu dân cư với
các tuyến đường giao thông chính của khu vực…
Theo Phòng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang, mỗi ngày/
đêm, tuyến kênh Chợ Gạo trung bình có hơn 1.500 lượt tàu
thuyền qua lại tuyến kênh này. Hiện dòng kênh có đoạn bị
cạn, thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn.
Kênh Chợ Gạo có chiều dài 28,5 km, đi qua 17 xã và thị
trấn của huyện Châu Thành (Long An) và thị xã Gò Công,
huyện Gò Công Tây, Mỹ Tho (Tiền Giang). Đây là tuyến
kênh giao thông thủy độc đạo vận chuyển hàng hóa, lúa
gạo, nông sản từ các tỉnh ĐBSCL đi TP.HCM.
ĐÔNG HÀ