2
Thời sự -
ThứNăm12-11-2020
CHÂNLUẬN- TRỌNGPHÚ
S
áng 11-11, với tỉ lệ biểu
quyết 89,21%, Quốc hội
(QH) đã thông qua Nghị
quyết về kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2021 với
12 chỉ tiêu cụ thể.
Chốt chỉ tiêu tăng GDP
2021 khoảng 6%
Đáng chú ý, trong 12 chỉ
tiêu chủ yếu thì tỉ lệ che phủ
rừng vẫn được quyết nghị ở
mức khoảng 42%. Báo cáo
tiếp thu, giải trình của Ủy
ban Thường vụ (UBTV)
QH cho hay trong số các
nhiệm vụ đã được bổ sung
có nội dung: “Xây dựng và
thực hiện chương trình phát
triển lâm nghiệp bền vững,
nâng cao tỉ lệ che phủ, chất
lượng rừng, đa dạng sinh
học và tăng trưởng kinh tế
lâm nghiệp”.
Về chỉ tiêu tăng trưởng
GDP, nghị quyết của QH vẫn
quyết phải tăng trưởng 6%
dù con số này đã được thảo
luận và nhận được nhiều ý
kiến khác nhau.
Báo cáo tiếp thu, giải trình
ý kiến đại biểu QH về dự thảo
nghị quyết cho hay trong quá
trình thảo luận, một số ý kiến
đại biểu cho rằng trong bối
cảnh dịch COVID-19 chưa
được kiểm soát, mức tăng
trưởng GDP khoảng 6% là
khá cao, đề nghị đặt chỉ tiêu
trên 5% hoặc 5,5%-6%.
Có ý kiến băn khoăn nếu
đề ra mục tiêu tổng quát “tập
trung thực hiện mục tiêu
kép” thì tăng trưởng kinh tế
khó đạt khoảng 6%. Ý kiến
khác đề nghị các chỉ tiêu ghi
cụ thể mức “đạt”, không ghi
“khoảng”.
Theo UBTVQH, chỉ tiêu
tăng trưởng GDP năm 2021
được xây dựng trên cơ sở kết
quả ước tính thực hiện của
năm 2020, tính toán, cân đối
các nguồn lực cũng như tham
khảo dự báo của một số tổ
Đảng, QH về kinh tế - xã hội
và ngân sách nhà nước.
Nghị quyết yêu cầu đẩy
mạnh hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng
XHCN, phục hồi và thúc đẩy
tăng trưởng nhanh, bền vững
trên cơ sở giữ vững ổn định
kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát, bảo đảm các cân đối
lớn của nền kinh tế. Đồng
thời thực hiện các giải pháp
tài khóa, tiền tệ phù hợp để
kích thích tổng cầu, tháo gỡ
khó khăn cho sản xuất, kinh
doanh, các ngành, lĩnh vực
trọng yếu.
Cùng đó là nâng cao hiệu
quả công tác xây dựng gắn
với thực thi nghiêmpháp luật;
Sau khi đề cập đến việc vận
dụng, tận dụng các hiệp định
tự do thương mại, nghị quyết
yêu cầu phải “công khai, minh
bạch trong điều hành đối với
giá điện, xăng dầu cũng như
các hàng hóa, dịch vụ quan
trọng, thiết yếu khác có ảnh
hưởng đến sản xuất và tiêu
dùng của người dân”. Các biện
pháp thanh tra, kiểm tra thuế,
phòng chống gian lận thương
mại, thao túng thị trường…
cũng được đề cập.
Đẩy tiến độ
cao tốc Bắc - Nam,
sân bay Long Thành
Các vấn đề về cơ cấu lại
nền kinh tế, xử lý nợ xấu, cơ
cấu lại các tổ chức tín dụng,
chuyển đổi số… tiếp tục được
đặt ra trong năm tới. Đặc biệt,
nghị quyết yêu cầu “triển khai
các dự án kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội trọng điểm, đẩy
nhanh tiến độ xây dựng các
dự án giao thông quan trọng,
trong đó chú trọng các dự án
đường bộ cao tốc Bắc - Nam
phía đông, Cảng hàng không
quốc tế Long Thành và các
tuyến đường cao tốc kết nối”.
Nghị quyết cũng đề ra
nhiệm vụ tiếp tục kiện toàn
cơ cấu tổ chức, tinh giản biên
chế, đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước và chất
lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, thúc đẩy
chuyển đổi số trong các cơ
quan đảng, nhà nước, MTTQ,
các tổ chức chính trị - xã hội.
Đặc biệt, QH yêu cầu thực
hiện nghiêm các quy định về
phòng, chống tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí; xử lý nghiêm các
vụ án tham nhũng, kinh tế
nghiêm trọng, phức tạp, dư
luận quan tâm; tiếp tục hoàn
thiện cơ chế phòng ngừa tham
nhũng.
“Tập trung kiểm tra, thanh
tra, kiểm toán, xử lý những
vấn đề tồn đọng kéo dài, gây
bức xúc xã hội. Nâng cao hiệu
quả công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo,
thi hành án, nhất là án hành
chính” - nghị quyết nêu.
Nghị quyết tiếp tục nhấn
mạnh đến nhiệm vụ củng
cố quốc phòng, an ninh, giữ
vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, nâng cao hiệu
quả công tác đối ngoại…•
Cácđại biểubiểuquyết thôngquanghị quyết vềkếhoạchphát triểnkinh tế - xãhội năm2021. Ảnh: QH
Chiều 11-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình
Quốc hội (QH) phê chuẩn bổ nhiệm bộ trưởng Bộ
KH&CN, bộ trưởng Bộ Y tế và thống đốc Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) Việt Nam.
Theo đó, ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc
gia TP.HCM, được giới thiệu làm bộ trưởng Bộ KH&CN;
bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam,
được giới thiệu giữ chức thống đốc NHNN Việt Nam và
ông Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, được
giới thiệu vào vị trí bộ trưởng Bộ Y tế.
Chiều cùng ngày, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa
Bình trình đề nghị QH phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự
thẩm phán TAND Tối cao.
Ngay sau đó, các đại biểu thảo luận tại đoàn về nhân sự.
Theo lịch trình, sáng nay QH sẽ bỏ phiếu kín phê chuẩn
việc bổ nhiệm các nhân sự này.
Sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã
trình QH phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ
KH&CN đối với ông Chu Ngọc Anh và Thống đốc NHNN
Lê Minh Hưng. Trước đó, ông Chu Ngọc Anh được điều
động, phân công làm phó bí thư Thành ủy, chủ tịch UBND
TP Hà Nội; còn ông Lê Minh Hưng được điều động, phân
công giữ chức chánh văn phòng Trung ương Đảng.
Sau khi thảo luận ở đoàn, chiều cùng ngày QH đã phê
chuẩn việc miễn nhiệm ông Chu Ngọc Anh và ông Lê
Minh Hưng bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Nghị quyết phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ với hai
thành viên Chính phủ trên cũng đã được QH thông qua
với tỉ lệ 458/458 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành
(chiếm 95,02% tổng số đại biểu QH).
TRỌNG PHÚ
chức quốc tế; bối cảnh, tình
hình của năm 2021.
“Việc đặt chỉ tiêu khoảng
6% thể hiện quyết tâm của
Chính phủ phục hồi kinh tế
sau khi kiểm soát thành công
đại dịch COVID-19, đồng
thời để bảo đảm sự hài hòa,
linh động trong thực hiện các
mục tiêu cho năm 2021, xin
QH cho giữ như dự thảo nghị
quyết” - báo cáo tiếp thu, giải
trình của UBTVQH nêu.
Ngăn chặn tình trạng
tín dụng đen và
cho vay lãi nặng
Để hoàn thành các chỉ tiêu
đề ra, nghị quyết của QH đề
ra 11 giải pháp chủ yếu.
Nhiệm vụ đầu tiên là tập
trung xây dựng và triển khai
thực hiện quyết liệt, đồng
bộ, hiệu quả nghị quyết của
Đại hội XIII của Đảng cũng
như các nghị quyết khác của
rà soát, sửa đổi, bổ sung các
cơ chế, chính sách, quy định
của pháp luật, nhất là trong
lĩnh vực thuế, đất đai, tài
nguyên, môi trường, đầu tư,
xây dựng, thương mại, quản
lý thị trường…Nội dung này
là để tiếp tục hoàn thiện, khắc
phục những tồn tại, hạn chế,
yếu kém hiện nay, bảo đảm
tính thống nhất của hệ thống
pháp luật, tạo môi trường đầu
tư, kinh doanh thông thoáng,
thuận lợi. Nghị quyết cũng yêu
cầu Chính phủ có giải pháp,
chính sách thích hợp để tăng
khả năng tiếp cận vốn của
người dân và doanh nghiệp,
ngăn chặn tình trạng tín dụng
đen và cho vay lãi nặng.
QH yêu cầu thực
hiện nghiêm các
quy định về phòng,
chống tham nhũng,
thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; xử
lý nghiêm các vụ án
tham nhũng, kinh
tế nghiêm trọng,
phức tạp, dư luận
quan tâm.
Bảo đảm chất lượng
về đổi mới
chương trình giáo dục,
sách giáo khoa
Nghị quyết QH yêu cầu tiếp
tục thực hiện hiệu quả đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo…Bảođảmchất lượng,
tiến độ triển khai Nghị quyết
số 88/2014 và Nghị quyết số
51/2017 của QH về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông. Cùng đó
là tăng cường giáo dục đạo
đức, lối sống, kỹ năng sống,
bảo đảm an toàn trường học,
công tác giáo dục thể chất cho
học sinh, sinh viên…
Tiêu điểm
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng
khoảng 6%.
2.QuymôGDPbìnhquânđầungườikhoảng
3.700 USD/người.
3. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
bình quân khoảng 4%.
4. Tỉ trọng đóng góp của năng suất các
nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng
khoảng 45%-47%.
5. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội
khoảng 4,8%.
6. Tỉ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66%,
trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng
cấp, chứng chỉ khoảng 25,5%.
7. Tỉ lệ bao phủ bảo hiểmy tế khoảng 91%.
8. Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa
chiều) giảm 1-1,5 điểm phần trăm.
9. Tỉ lệ dân cư khu vực thành thị được cung
cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập
trung trên 90%.
10. Tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt đô thị trên 87%.
11.Tỉ lệkhucôngnghiệp, khuchế xuất đang
hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập
trungđạt tiêu chuẩnmôi trường khoảng91%.
12. Tỉ lệ che phủ rừng khoảng 42%.
Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2021
2021: Tập trung phục hồi kinh tế,
GDP tăng khoảng 6%
Việc đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6% thể hiện quyết tâmphục hồi kinh tế của Chính phủ
sau khi kiểm soát thành công đại dịch COVID-19.
Sáng nay, Quốc hội phê chuẩn nhiều nhân sự quan trọng