8
Đô thị -
ThứNăm12-11-2020
Bảy nội dung đánh giá tác động giao thông
Trong báo cáo đánh giá tác động giao thông trình UBNDTP.HCM, có bảy
nội dung chủ đạo mà Sở GTVT yêu cầu chủ đầu tư cần thực hiện:
- Thông tin dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án,
phương pháp đánh giá tác động giao thông.
- Đánh giá hiện trạng giao thông, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án và
thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.
- Phân tích nhu cầu giao thông theo các kịch bản gồm: Kịch bản hiện
tại, kịch bản tương lai nền ngay tại thời điểm dự án hoàn tất, kịch bản đưa
vào hoạt động nhưng giả sử không có dự án, kịch bản tương lai có dự án,
kịch bản tương lai khác.
- Phân tích tác động giao thông trên các kịch bản ảnh hưởng đến giao
thông xung quanh dự án, khách bộ hành và trật tự an toàn giao thông.
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động của dự án đến hệ thống hạ
tầng giao thông xung quanh.
- Các kiến nghị đề xuất.
- Tài liệu đính kèmbáo cáo gồm: Thuyết minh báo cáo đánh giá tác động
giao thông, bản vẽ liên quan, thiết bị lưu trữ dữ liệu (mô hình mô phỏng
giao thông).
HUYVŨ
S
ở GTVT TP.HCM cho biết
sau khi có ý kiến đồng ý của
UBND TP, sở sẽ thực hiện thí
điểm đánh giá tác động giao thông
trước khi xây dựng công trình, dự
án trên địa bàn TP trong hai năm.
Một số chuyên gia cho rằng việc
thí điểm trên là cần thiết. Tuy nhiên,
một số ý kiến lại lo ngại việc này sẽ
hình thành “giấy phép con” nếu làm
không tốt.
TS
PHẠMVĂN HÙNG
,
Phó Phân viện
trưởng Phân viện Khoa học công nghệ
GTVT phía Nam:
Cần có
các tiêu chí
cụ thể
Tr ước n a y
chúng ta bị phê
phánnhiềuvìlàm
chưa tốt công
tác đánh giá tác động giao thông.
Quy hoạch đô thị và phát triển đô
thị thì nhất thiết phải có quy hoạch
giao thông đi cùng. Trong khi đó, tôi
thấy hiện nay quy hoạch giao thông
và quy hoạch đô thị chưa có sự gắn
kết chặt chẽ.
Ví dụ, khi làm một trường học,
bệnh viện, ngành giao thông và ngành
quy hoạch phải ngồi lại với nhau
để bàn bạc. Cụ thể, làm sao khi xây
dựng xong, các xe đi vào bệnh viện
hay trường học đó phải có phương
án lưu thông dòng xe, không gây ùn
tắc cho khu vực.
Tuy nhiên, hiện chúng ta chưa làm
tốt chuyện này nên dễ thấy hình ảnh
một khu công nghiệp được dựng
nên, một cao ốc hàng ngàn hộ mọc
lên kéo theo số lượng lớn người dân
vào ở, sinh hoạt, làm việc… và gây
nên cảnh ùn tắc, kẹt xe cục bộ tại
khu vực xung quanh đó. Các công
trình tập trung đông người thì phải
tính toán giao thông đối nội và giao
thông đối ngoại.
Điều cần lưu ý nữa là phải có tiêu
chí cụ thể như thế nào là đảm bảo
hạ tầng, đảm bảo giao thông để việc
đánh giá là chính xác. Phải tránh được
câu chuyện đường đó sáng kẹt nhưng
chiều thông, cuối tuần không ùn tắc
bằng ngày thường…Điều này sẽ rất
khó khăn cho công tác đánh giá tác
động giao thông.
Ông
NGUYỄN HOÀNG VIỆT
,
Chủ tịch
HĐQT Son Viet Property JSC (SVP) -
một đơn vị phát triển và phân phối
bất động sản:
Đánh giá
tác động
giao thông
là cần thiết
Hãy nhìn các
tuyến đường
Nguyễn Hữu
Cảnh, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn
Xiển... chúng vốn nhỏ hẹp hoặc đã
xuống cấp mà phải đang và sẽ gồng
gánh một lượng lưu thông khổng lồ
đến từ hàng chục vạn căn hộ chung
cư mọc lên dọc tuyến. Các dự án căn
hộ vẫn ngày đêm xây dựng, trong khi
việc sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các
tuyến đường chưa thể đáp ứng kịp.
Việc đánh giá tác động giao thông
với công trình trước khi tiến hành
phê duyệt việc triển khai xây dựng
là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh
hạ tầng tại các khu vực nội đô không
phát triển kịp tốc độ triển khai các
Chuyên gia góp ý
việc đánh giá
tác động giao thông
Chuyên gia cho rằng việc đánh giá tác động giao thông trước khi
xây dựng dự án, cao ốc là cần thiết nhưng phải có sự phối hợp bài
bản giữa các đơn vị chức năng.
dự án nhà ở cao tầng.
Những tiêu chí để đánh giá cần cụ
thể và tính toán một cách khoa học,
logic. Đồng thời việc đánh giá phải
dựa trên tổng thể của toàn khu vực
của một quận hoặc nhiều quận cùng
các tuyến đường liên thông nhau, chứ
không thể chỉ đặt duy nhất một dự
án và con đường ngay mặt tiền dự
án lên bàn để phân tích, đánh giá. Có
như vậy thì việc đánh giá mới đầy
đủ và chuẩn xác.
Việc này cũng sẽ không đơn giản,
vì bản chất chúng ta đã và đang đi
ngược với quy trình phát triển đô thị
mà các quốc gia phát triển đang áp
dụng. Họ làm hạ tầng hoàn chỉnh rồi
mới xây dựng các công trình và quy
mô các công trình tương ứng với quy
hoạch đã được lập, phê duyệt ngay
từ ban đầu. Còn chúng ta cho người
dân xây nhà, cấp phép các cao ốc rồi
mới tính toán việc làm đường.
Khía cạnh ngược lại, việc đánh giá
này có thể sẽ tạo ra thêmmột rào cản
và kéo dài thêm thời gian triển khai,
góp phần đẩy giá thành sản phẩm khi
hoàn thành dự án.
TS
ĐINH THẾ HIỂN
,
chuyên gia
kinh tế:
Coi chừng
hình thành
“giấy phép
con”
Chuyện đánh
giá tác động
giao thông đối
với công trình thật ra không mới
và đã có lâu nay rồi, nó nằm trong
quy hoạch. Đơn vị thực hiện việc
này là Sở QH-KT TP. Cụ thể, trước
khi cấp phép cho một dự án nào
đó thì phải căn cứ vào mật độ dân
cư, mật độ dân số. Quy hoạch thì
được phê duyệt bởi TP và trong
đó đã có sự tham mưu của ngành
giao thông.
Tức là nếu làm đúng theo quy
hoạch, một dự án - công trình được
cấp trong khu vực đã có quy hoạch
thì đã thỏa mọi thứ về cao tầng, số
căn hộ, chỉ tiêu dân cư, mà chỉ tiêu
dân cư thì cũng căn cứ vào quy
hoạch của giao thông. Đó là một sự
thống nhất.
Ta không nên xem quy hoạch là
chuyện riêng của Sở QH-KT, giao
thông là chuyện của giao thông vì nó
làm suy yếu đi câu chuyện quy hoạch
đô thị. Theo tôi, phải có sự đồng bộ,
vì nếu không làm tốt, việc phải chạy
qua Sở GTVT TP để làm đánh giá
tác động giao thông không khéo sẽ
hình thành một “giấy phép con”.
Mọi quyđịnhnhư tôi đã nói ở trênvề
chỉ tiêu dân số, mật độ, giao thông…
đều thể hiện trong quy hoạch và điều
chúng ta cần bàn là làm sao để làm
đúng quy hoạch. Nếu ai làm sai quy
hoạch thì phải chịu trách nhiệm, chứ
không nên xem việc phải đánh giá
tác động giao thông là điều gì mới
mẻ, nó là một thành tố đã nằm tất
cả trong quy hoạch.
Ông
TRẦN QUANG LÂM
,
Giámđốc Sở
GTVT TP.HCM (nêu trong văn bản về thí
điểmđánh giá tác động giao thông):
Sẽ kiểm
tra, giám
sát nhà
đầu tư
Thời gian thí
điểm đánh giá
tác động giao
thông là hai năm (hoặc kết thúc sớm
hơn khi Bộ GTVT ban hành quy định
chính thức về việc đánh giá tác động
giao thông.
Sở GTVT TP sẽ được giao ban
hành hướng dẫn thí điểm đánh giá
tác động giao thông các công trình
xây dựng kết nối vào hạ tầng giao
thông đường bộ. Đồng thời, sở sẽ
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhà
đầu tư thực hiện việc đánh giá tác
động giao thông của dự án. Từ đó,
sở xác định quy mô đầu tư cho phù
hợp với hạ tầng giao thông tại khu
vực, tránh gây quá tải cho hệ thống
hạ tầng giao thông xung quanh dự án.
Sở sẽ tiếp nhận hồ sơ báo cáo đánh
giá tác động giao thông và phản hồi
bằng văn bản ý kiến thẩm định về
cơ quan đầu mối thẩm định dự án.•
ĐườngNguyễnHữu Cảnh (nối quận 1 và Bình Thạnh) làmột trong những con đường có rất nhiều cao ốc được xây dựng.
Ảnh: ĐÀOTRANG
Nếu không làm tốt, việc
phải “chạy” qua Sở
GTVT TP để làm đánh
giá tác động giao thông
không khéo sẽ hình thành
một “giấy phép con”.
TS
Đinh Thế Hiển
, chuyên gia
kinh tế
Ngay sau khi xảy ra sự cố lệch dầm cầu trên tuyến metro
số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), Ban quản lý đường sắt đô thị
TP.HCM (MAUR) cùng tổng thầu đã kiểm tra hiện trường
và trả lời báo chí các thông tin liên quan.
Ông Shingeki Ihara, Giám đốc dự án của tổng thầu EPC,
cho biết hiện nhà thầu đang kiểm tra để làm rõ các nguyên
nhân. Đồng thời, nhà thầu cũng đã kiểm tra ở tất cả vị trí
khác trên tuyến metro số 1 thì chỉ phát hiện sự cố ở một vị
trí đơn lẻ thuộc phân đoạn cầu cạn VD14 (gần ga Khu công
nghệ cao, quận 9).
“Với kinh nghiệm nhiều năm làm trong lĩnh vực đường
sắt đô thị, tổng thầu cho rằng đây là một sự cố nhỏ, lần đầu
tiên xảy ra. Song chúng tôi sẽ kiểm tra tất cả dự án, dự kiến
là trong một tháng sẽ đưa ra nguyên nhân và cách khắc
phục sự cố này” - ông Shingeki Ihara khẳng định.
Ông Shingeki Ihara cho rằng sự cố này không ảnh hưởng
đến tiến độ của dự án metro số 1. “Nhà thầu sẽ nhanh chóng
đưa ra biện pháp sửa chữa và tất nhiên các biện pháp này
phải được các đơn vị thẩm quyền có liên quan phê duyệt” -
ông Shingeki Ihara khẳng định.
ĐÀO TRANG
Sự cố lệch dầm cầu không ảnh hưởng tiến độ metro số 1