268-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu20-11-2020
Du lịch tìm cách thích
ứng thời hậu COVID-19
VIẾT THỊNH
N
gày 19-11, Tổng cụcDu
lịch (Bộ VH-TT&DL)
đã tổ chức hội nghị
cơ cấu lại thị trường du lịch
nhằm định hướng sản phẩm
thu hút khách dịp cuối năm
và những năm tiếp theo.
Cơ cấu lại du lịch,
mở ra giai đoạn mới
Ông NguyễnTrùng Khánh,
Tổng cục trưởngTổng cụcDu
lịch, cho biết: Trong những
năm gần đây, ngành du lịch
đạt được những kết quả phát
triển ấn tượng về lượng khách
và doanh thu. Từ năm 2015
đến 2019, tốc độ tăng trưởng
lượng khách luôn đạt trên
22,7%. Ngành du lịch có đóng
góp khoảng 9,2% GDP.
Tuy nhiên, từ đầu năm
2020, du lịch là một trong
những ngành kinh tế bị ảnh
hưởng nặng nề nhất bởi dịch
COVID-19. Dự báo sau dịch,
xu hướng du lịch quốc tế có
nhiều thay đổi. Du khách sẽ
chú trọng hơn các yếu tố an
toàn sức khỏe, bảo hiểm du
lịch, vệ sinh, tránh các không
gian đông đúc, tránh tiếp xúc
nhiều, nhạy cảm đối với vấn
đề chi phí và giá cả trong việc
lựa chọn điểm đến…
“Dịch COVID-19 tác động
toàn diện, thay đổi toàn bộ
chiến lược, kế hoạch và cấu
trúc của ngành. Đơn cử như
thị trường khách quốc tế chỉ
chiếm 1/5 tổng lượng khách
nhưngđónggóp tới 55%doanh
thu toàn ngành. Do đó, vấn
đề chính đặt ra là cần đánh
giá lại, xem xét lại cơ cấu
ngành, đánh giá lại toàn diện
thị trường nội địa. Trong đó
có cơ cấu thị trường khách,
coi đây là cơ hội mở ra giai
đoạn mới” - ông Nguyễn
Trùng Khánh cho biết.
Từgócđộnghiêncứu,bàNgô
Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng
TrườngĐHKHXH&NV, cho
biết: Thị trường khách quốc
tế Việt Nam phụ thuộc quá
nhiều vào vùng Đông Bắc
Á, chiếm tới 70% nên khi bị
tác động bởi dịch bệnh đã bị
ảnh hưởng nặng nề.
“Đối tượng khách này chủ
yếu là tham quan nên chỉ đi
một lần. Trong khi nếu Việt
Nam phát triển nhóm đối
tượng khách đi nghỉ dưỡng,
chữa bệnh thì sẽ bền vững
hơn” - bà Hòa nói.
Thay đổi để thích
ứng với nhu cầu mới
Theo nhận định của nhiều
hãng tư vấn quốc tế, thị trường
khách quốc tế muốn hồi phục
phải cần 2-3 nămnữa nên vấn
đề hãng hàng không và doanh
nghiệp lữ hành cần lúc này
là hiểu rõ thị hiếu của nhóm
khách nội địa.
Bên cạnh đó, Tổng cục Du
lịch và Hiệp hội Du lịch Việt
Nam có đưa ra con số khoảng
10 triệu người Việt Nam đi
du lịch nước ngoài mỗi năm
và chi tiêu lớn nhưng hành vi
tiêu dùng của nhómkhách này
thì gần như không có. Thực
tế sản phẩm du lịch đang bán
hiện nay là những sản phẩm
truyền thống, chưa có sản
phẩmmới với doanh thu cao.
Từ góc nhìn doanh nghiệp
du lịch, ông Ngô Minh Đức,
Giám đốc HG Group, cho
rằng: Thói quen lựa chọn
điểm du lịch của khách thay
đổi sau dịch, từ việc tìm kiếm
thông tin, lựa chọn điểm đến
đến mua dịch vụ trên mạng.
Để thích ứng với sự thay
đổi này, các công ty lữ hành
đã áp dụng nhiều biện pháp.
Ví dụ, xây dựng sản phẩm
dựa trên các nền tảng số, tự
động hóa mọi khâu; liên kết
giữa các hệ sinh thái để sử
dụng dịch vụ của nhau.
Còn đại diện Google khu
vực Đông Nam Á cho biết:
Hành vi tìm kiếm thông tin
của du khách đang thay đổi
nhiều kể từ khi xảy ra dịch
COVID-19. Theo đó, khách
tìm kiếm thông tin điểm đến
an toàn, các dịch vụ bảo đảm
và lựa chọn công ty cung cấp
dịch vụ uy tín. Do đó, các
doanh nghiệp du lịch cần thay
đổi dịch vụ để thích ứng với
thay đổi hành vi của khách
du lịch.•
Vắng khách nước ngoài, du lịch Việt mất 16 tỉ USD
Bộ VH-TT&DL cho hay năm nay, dự kiến
lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt
3,7 triệu lượt, giảmtrên80%so với năm2019.
Với khách du lịch nội địa, dự báo cũng giảm
50% so với năm trước.
Tính chung ngành du lịch Việt Nam thất
thu khoảng 23 tỉ USD trong năm 2020 do
ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong đó từ
thị trường khách quốc tế là 16 tỉ USD và 7 tỉ
USD với thị trường khách nội địa.
Tổng cục trưởngTổng cục Du lịch cho biết
thêmđến nay khoảng 95%doanh nghiệp lữ
hànhquốc tếđãngừnghoạt động. Công suất
sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt 10%-15%
và nhiều khách sạn phải đóng cửa, cho nhân viên nghỉ việc.
Vốn ngoại vẫn đổ mạnh vào
bất động sản
Bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19, dòng
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn đổ vào lĩnh vực
bất động sản (BĐS) tại Việt Nam. Đáng chú ý,
trong nhiều năm trở lại đây, lĩnh vực BĐS luôn
đứng thứ hai về thu hút nguồn vốn đầu tư nước
ngoài, chỉ sau lĩnh vực công nghiệp chế biến và
chế tạo.
Cụ thể, theo Bộ Xây dựng, tính đến ngày 20-9,
tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn
mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 21
tỉ USD, bằng 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc
biệt, tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực BĐS tăng
dần theo quý. Ví dụ, trong quý III-2020, dù thị
trường chịu tác động kép của dịch COVID-19 đợt
2 và tháng Ngâu nhưng tổng vốn FDI đăng ký vào
lĩnh vực BĐS vẫn tăng mạnh 400% so với quý II.
Đây là tín hiệu tốt cho việc bổ sung nguồn vốn
quan trọng cho đầu tư phát triển lĩnh vực BĐS nói
riêng và đóng góp quan trọng đối với phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung.
Cũng theo Bộ Xây dựng, lượng hàng tồn kho
BĐS đang giảm dần. Lượng hàng tồn chủ yếu nằm
ở phân khúc căn hộ trung, cao cấp, căn hộ du lịch,
nhà tái định cư… được đầu tư xây dựng tại các vị
trí xa trung tâm, thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội.
QUANG HUY
Chủ tịch Thaco thoái phần lớn vốn
khỏi Hùng Vương
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ
phần Ô tô Trường Hải (Thaco), vừa đăng ký bán
thỏa thuận ra gần 57 triệu cổ phiếu đang nắm giữ
tại Công ty cổ phần Hùng Vương với mục đích tái
cơ cấu tài chính. Số cổ phiếu này trị giá hơn 280
tỉ đồng theo thị giá hiện nay. Thời gian thực hiện
từ ngày 20-11 đến 18-12 nhằm mục đích cơ cấu tài
chính. Nếu thực hiện thành công, Thaco sẽ giảm tỉ
trọng sở hữu tại Hùng Vương từ 22,26% xuống chỉ
còn 1,36% vốn.
Tuy nhiên, để nói rằng Thaco tháo chạy khỏi
Hùng Vương có lẽ không chính xác. Bởi ông
Nguyễn Phúc Thịnh, thành viên HĐQT tại Thaco
lẫn Hùng Vương, đăng ký đúng số cổ phiếu mà
ông Dương thoái vốn. Chiến lược này có lẽ hướng
đến mục tiêu tăng quyền lực và tiếng nói cho ông
Thịnh tại HĐQT Hùng Vương.
Thaco đầu tư vào Hùng Vương từ đầu năm nay
thông qua công ty con Thadi. Hùng Vương kỳ
vọng sẽ thoát lỗ triền miên thành công. Nhưng gần
một năm kinh doanh dưới sự điều hành của nhân
sự và vốn tài chính từ Thaco, Hùng Vương vẫn
thua lỗ. Thậm chí Hùng Vương mới đây bị buộc
hủy niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
PHƯƠNG MINH
Ngày hội mua sắm trực tuyến
lớn nhất Việt Nam
Ngày 19-11, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế
số (Bộ Công Thương) chính thức phát động Ngày
hội mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday
2020 với chủ đề “Siêu sao siêu sale”.
Trong ngày hội mua sắm này, người tiêu dùng có
thể tham gia săn voucher giảm giá, miễn phí vận
chuyển hoặc quà tặng độc quyền thông qua các
hoạt động tương tác liên tục được tổ chức tại nhiều
địa điểm khác nhau như các trung tâm thương
mại, chuỗi cửa hàng cũng như tại fanpage, website
chính thức của chương trình.
Hiện tất cả khâu chuẩn bị đã sẵn sàng cho sự
kiện bùng nổ “60 giờ mua sắm trực tuyến Việt
Nam” diễn ra từ 0 giờ ngày 4-12 đến 12 giờ ngày
6-12-2020.
Bộ Công Thương kỳ vọng Ngày hội mua sắm
trực tuyến Online Friday 2020 sẽ giúp người tiêu
dùng sở hữu những món hàng chất lượng cao với
giá cả phải chăng, giúp doanh nghiệp mở rộng cơ
hội kinh doanh. Qua đó góp phần thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế cả nước.
AN HIỀN
Các doanh nghiệp cần thay đổi để thích ứng với thị hiếu khách đi
du lịch sau dịch.
Người Việt đã bắt đầuđi du lịch trở lại và dự báo sẽ tăngmạnh trong thời gian tới. Ảnh: V.THỊNH
Du khach thamquan tour Canh đồng bất tận
LongAn. Ảnh: TÚUYÊN
Nếu Việt Namphát
triển nhómđối tượng
khách du lịch đi nghỉ
dưỡng, chữa bệnh thì
sẽ bền vững hơn.
Tiêu điểm
Mở đường bay mới
Đại diện Vietnam Airlines
cho biết hãng cũng tái cơ cấu
đường bay theo diễn biến của
dịch COVID-19. Đơn cử khi các
đườngbayquốctếbịhạnchếthì
hãngđãmởmới gần 22 đường
bay trong nước mà trước đó
chưa từng khai thác với lượng
khách nội địa tăng 30%.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook