268-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu20-11-2020
Tiêu điểm
95
là số ĐB HĐND TP sắp tới, thay vì
105. Theo chủ tịch HĐND TP, TP đã
đề xuất tăng số ĐB chuyên trách để
góp phần đảmbảo thực hiện đầy đủ
quyềnđại diện, năng lực tiếpnhận và
phản ánh tâm tư, nguyện vọng của
người dân khi không tổ chức HĐND
quận, phường.
TÁ LÂM- LÊ THOA
C
hiều 19-11, Phó Bí thư Thành
ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM
Nguyễn Thị Lệ cùng các đại
biểu (ĐB) HĐND TP đơn vị 12
đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 11
trước kỳ họp HĐND TP.HCM lần
thứ 23 khóa IX.
Cử tri mong muốn triển
khai nhanh chính quyền
đô thị
Tại buổi tiếp xúc, hai vấn đề
được các cử tri quận này quan
tâm nhiều nhất là việc Quốc hội
(QH) vừa thông qua nghị quyết
về tổ chức chính quyền đô thị tại
TP.HCM và việc thành lập TPThủ
Đức. Cử tri mong muốn với việc
thành lập TP Thủ Đức sẽ tạo động
lực tăng trưởng vượt trội cho TP
và cả nước, tác động tích cực đến
đời sống người dân.
ÔngTrầnTươngLai, cử tri phường
11, cho biết hoàn toàn đồng tình với
chủ trương này của TP.HCMvà các
nghị quyết của QH. Theo ông Lai,
đó sẽ là những động lực mới cho TP
phát triển nhanh và bền vững hơn.
Ôngmongmuốn chínhquyềnTPđốc
thúc triển khai nhanh hai đề án này
và kiểm tra, giám sát chặt chẽ, liên
tục cho đến khi hoàn thành, không
để xảy ra tiêu cực, tham nhũng.
hiệu quả như thiết kế ban đầu hay
không? Tại sao đầu tư nhiều cho
công tác chống ngập nước nhưng
đến nay TP.HCM vẫn bị ngập do
mưa lớn và triều cường, có nhiều
nơi ngập khá sâu.
Cử tri TônThất Hồ Nghi, phường
3 đặt vấn đề về tínhminh bạch trong
quy hoạch khu phức hợp Đầm Sen.
Theo ông, UBND TP đã có quyết
Thị Lệ cho biết TP đã đề xuất tăng
số ĐB chuyên trách để góp phần
đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền
đại diện, năng lực tiếp nhận và
phản ánh tâm tư, nguyện vọng
của người dân khi không tổ chức
HĐND quận, phường.
“HĐND TP chắc chắn phải có
nghị quyết, đề án để nâng cao chất
lượng giám sát HĐND khi không tổ
chức HĐND quận, phường. HĐND
sẽ tiếp thu góp ý của nhân dân để
triển khai đề án” - bà Lệ nói.•
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịchHĐNDTP.HCMNguyễn Thị Lệ cùng các đại biểuHĐNDTP đơn vị 12 tiếp xúc cử tri quận 11
vào chiều 19-11. Ảnh: TÁ LÂM
Đề cập đến việc QH thông qua
nghị quyết về tổ chức chính quyền
đô thị tại TP.HCM, ông Đặng Văn
Rành, cử tri phường 1, cho rằng khi
thực hiện chính quyền đô thị cần
phải có cơ chế giám sát để chống
sai phạm, tiêu cực, nhất là sắp tới
không còn tổ chứcHĐNDcấp quận,
phường. “HĐND TP phải giám sát
như thế nào để chính quyền thật
sự gần dân, sát dân. Cần phải ban
hành quy chế giám sát của HĐND
TP đối với UBND các cấp” - ông
Rành nói.
Người dân lo lắng về
hiệu quả chống ngập
Ngoài các vấn đề trên, cử tri quận
11 cũng quan tâm đến nhiều vấn đề
lớn của TP, đơn cử như cử tri đặt
câu hỏi: Dự án giải quyết ngập do
triều cường có xét đến yếu tố biến
đổi khí hậu khu vực TP.HCM giai
đoạn 1 gần 10.000 tỉ đồng đến nay
ra sao và đã hoàn thành chưa, có đạt
định xóa quy hoạch khu phức hợp
Đầm Sen nhưng đến nay người dân
vẫn chưa nhận được thông tin xóa
quy hoạch. Do đó, ông mong muốn
HĐND TP làm việc với UBND TP
và quận để thông tin cho người
dân biết liên quan đến vụ việc này.
Sẽ tăng cường giám sát
UBND các cấp
Thay mặt tổ đại biểu, Chủ tịch
HĐNDTP.HCMNguyễn Thị Lệ đã
tiếp thu và ghi nhận các ý kiến cử
tri. Bà cho biết những vấn đề nào
thuộc thẩm quyền của HĐND TP
sẽ chỉ đạo xử lý.
Đối với việc tổ chức chính quyền
đô thị, bà Nguyễn Thị Lệ cho biết
TP.HCM đã có bảy năm thí điểm
không tổ chức HĐND cấp quận,
phường. Từ đó, TP có nhiều kinh
nghiệm để triển khai xây dựng
chính quyền đô thị theo nghị quyết
của QH. Vấn đề quan trọng là phải
thực thi đề án một cách gần dân,
sát dân, mang lại hiệu quả. Ban
Thường vụ Thành ủy, HĐND và
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP sẽ là
những cơ quan giám sát việc thực
hiện đề án này.
Về công tác giám sát, bà Nguyễn
Theo cử tri, tình hình
mưa, sạt lở vừa qua là
do con người đang tự xé
tấm áo giáp bảo vệ đất
đai, sông suối, ruộng
vườn, nhà cửa, sinh
mạng của chính mình.
TP.HCM: Tổ chức chính quyền
đô thị gần dân, hiệu quả
Chủ tịchHĐNDTP.HCMNguyễnThị Lệ camkết TP sẽ tổ chức chính quyền đô thị gần dân, sát dân và
mang lại hiệu quả cao.
Sáng 19-11, Đoàn ĐBQH TP.HCM đơn vị 6 gồm ĐB
TrươngTrọng Nghĩa, ĐB PhạmKhánh Phong Lan và ĐB
Nguyễn Việt Dũng đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận
Bình Thạnh sau kỳ họp thứ 10 QH khóa XIV.
Tại đây, cử tri PhanVăn Lực, phường 13 đã đề cập đến
phiên trả lời chất vấn của ba bộ trưởng về vấn đề sạt
lở đất, ngập lụt ở miền Trung trong thời gian qua.
Trong đó, Bộ trưởng CôngThươngTrầnTuấnAnh cho
rằng nguyên nhân xảy ra sạt lở đất, ngập lụt gắn chặt
với tính dị thường và cực đoan của thời tiết. Bộ trưởng
Xây dựng Trần Hồng Hà nói rằng mưa lũ là do trời, địa
chất đứt gãy. Còn Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân
Cường lại khẳng định rừng tự nhiên những năm qua
đang tăng chứ không giảm.“Những câu trả lời của ba vị
bộ trưởng khiếndư luậnmột lầnnữaphải đặt dấuhỏi về
trách nhiệm của tư lệnh ngành trong vấn đề xây dựng
tràn lan các thủy điện vừa và nhỏ”- cử tri Lực nêu vấnđề.
Theo cử tri Lực, thủy điện phát triển tới đâu thì tình
trạng chặt phá rừng đi tới đó. Cách hành xử với rừng
như vậy đã khiến lũ chồng lũ, tang thương chồng tang
thương. “Việc này làm chúng tôi giật mình nhớ lại ba
năm trước dư luận cũng đã bất bình khi chặt phá 200
ha rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền để làm
bốn thủy điện, trong đó có RàoTrăng 3, RàoTrăng 4. Và
hiện nay con sông Rào Trăng với chiều dài 26 km đang
phải gánh nhiều thủy điện công suất nhỏ. Thế này thì
là thiên tai hay chính là nhân tai?” - ông Lực bức xúc.
Ông Lực cũngnêu ý kiến tìnhhình lũ lụt ởmiềnTrung
được cho do thiên tai là không đầy đủ.“Con người đang
tự xé tấmáo giápbảo vệ đất đai, sông suối, ruộng vườn,
nhà cửa, sinh mạng của chính họ” - ông Lực nói.
Trả lời cử tri, ĐB Phạm Khánh Phong Lan cho biết
sau khi các ĐBQH chất vấn với ba vị bộ trưởng tại nghị
trường thì đã thống nhất với nhau rằng không thể chỉ
tập trung vào một nguyên nhân là thiên tai mà còn
liên quan đến vấn đề phá rừng, làm thủy điện tùy tiện.
Chúng ta đừng tự xé tấm áo bảo vệ mình
Chiều 19-11, Bộ TT&TT tổ chức hội nghị tập huấn,
thông tin về tình hình biên giới Việt Nam - Lào và công
tác tuyên truyền đối ngoại cho những người làm báo tại
Đà Nẵng.
Báo cáo tại hội nghị, Thượng tá Phạm Ngọc Khoái (báo
cáo viên chuyên trách Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng) cho
hay đường biên giới Việt Nam - Lào dài hơn 2.337 km; toàn
tuyến có 792 vị trí mốc quốc giới, tương ứng với 834 cột
mốc, đi qua 10 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào. Đường
biên giới Việt Nam - Lào gồm 156 xã, thị trấn/36 huyện/10
tỉnh, dân số khoảng 155.000 hộ/658.000 nhân khẩu, 37 thành
phần dân tộc (dân tộc thiểu số chiếm khoảng 77,1%).
Theo ông Khoái, biên giới Việt Nam - Lào được Đảng,
Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển về
nhiều mặt, đời sống kinh tế - xã hội của người dân vùng
biên ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, do điều kiện
địa lý và lịch sử nên khu vực biên giới còn gặp nhiều khó
khăn, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ. Đây cũng
là nơi dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu là đồng
bào các dân tộc ít người, nhận thức pháp luật còn hạn chế.
Ông Khoái cho hay đây là địa bàn mà kẻ địch thường
tập trung lôi kéo, mua chuộc, kích động… liên quan đến
dân tộc, tôn giáo. Hoạt động của tội phạm, nhất là tội
phạm ma túy, mua bán người… diễn biến phức tạp, thủ
đoạn tinh vi, có tổ chức và manh động… “Trong những
tháng đầu năm 2020, Bộ đội biên phòng bắt giữ 565
vụ/930 người vi phạm pháp luật” - ông Khoái thông tin.
Tại hội nghị, lãnh đạo Cục Thông tin đối ngoại (Bộ
TT&TT) cùng các PV, biên tập viên trao đổi về công tác
thông tin đối ngoại với Lào trong tình hình mới, nhất là
tình hình biên giới. Các PV, biên tập viên cũng được trau
dồi kỹ năng viết tin, bài tuyên truyền về quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Lào.
TẤN VIỆT
Hoạt động của tội phạm ma túy ở biên giới Việt Nam - Lào phức tạp
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook