13
Đời sống xã hội -
ThứSáu20-11-2020
tử có tính đột phá lớn trong xét nghiệmmáu.
“Chúng tôi mong muốn tạo ra được những
công cụ để hỗ trợ cho bác sĩ. Ngay cả những
bệnh viện cấp tỉnh hay quận, huyện, những nơi
nào có thể xét nghiệm máu hoặc chụp MRI
được thì đều có thể ứng dụng” - TSHương nói.
Mê thần kinh học từ thời
học trung học
Nói về điểm xuất phát, TS Thanh Hương
cho biết chị bắt đầu tìm hiểu về thần kinh
học từ thời trung học, khi người thân của
chị được chẩn đoán bị trầm cảm và điều đó
ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của gia đình.
Lên THPT, chị theo học chuyên về sinh
học, được thầy cô giảng dạy kỹ về nội dung
thần kinh học khiến chị càng hứng thú hơn.
Do đó, khi vào đại học, chị quyết định chọn
học về công nghệ sinh học của Trường ĐH
Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Sau khi tốt nghiệp đại học, chị giành được
học bổng du học của Quỹ giáo dục Việt Nam
(VEF) và quyết định đi học chuyên ngành
thần kinh học tại ĐH Stanford (Mỹ).
Tại đó, chị bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về
các chứng bệnh trầm cảm, tự kỷ và mới đây
nhất là Alzheimer. Vì theo chị, Việt Nam là
một trong các quốc gia đang có tốc độ già hóa
dân số nhanh nhất trên thế giới. Số người bị
bệnhAlzheimer ước tính hiện nay là khoảng
500.000 người. Trong khoảng năm năm tới,
con số này sẽ tăng gấp đôi, sẽ là gánh nặng
không nhỏ cho ngành y tế trong nước vì đến
nay vẫn chưa có thuốc chữa.
“Khi gặp phải bệnh này, chủ yếu chỉ có bác
sĩ tâm thần điều trị, còn để giải quyết cho bài
toán lớn thì cần có những người có những
chuyên môn khác nhau nên tôi muốn được
học tập, nghiên cứu chuyên sâu về mặt khoa
học để cùng giải quyết bài toán lớn đó” - TS
Hương chia sẻ.
Do đó, năm 2018, khi tốt nghiệp tiến sĩ,
TS Hương quyết định trở về Việt Nam để tìm
kiếm các cộng sự, đồng thời tìm ra các giải
pháp nâng cao sức khỏe trí tuệ và tinh thần
của người Việt Nam.
Tuy nhiên, khi mới trở về, chị và nhóm
nghiên cứu gặp khá nhiều khó khăn vì tại
Việt Nam chưa có nhiều nhóm nghiên cứu
về lĩnh vực này, cũng chưa có những dữ liệu
cụ thể để đặt nền tảng. Bên cạnh đó, trang
thiết bị và quá trình tiếp cận các mẫu bệnh
phẩm về Alzheimer cũng hạn chế.
Do vậy, TS Hương và các cộng sự phải
bắt đầu từ việc đến các bệnh viện tìm kiếm
những bác sĩ thật sự quan tâm đếnAlzheimer
rồi mời họ hợp tác, hỗ trợ. Sau hai năm, nhóm
của chị đã kết nối được với BV ĐH Y Dược
TP.HCM và BV 30-4 để nhận sự hỗ trợ.
Đến nay, nhóm đã có bốn báo cáo tại hội
nghị quốc tế về kỹ thuật y sinh và nhận được
kinh phí khởi đầu từ Hiệp hội Nghiên cứu
Alzheimer Việt Nam; một chương trình tài
trợ bởi Viện Sức khỏe Hoa Kỳ. Mô hình chẩn
đoán ứng dụng trí tuệ nhân tạo của nhóm cũng
lọt vào tốp 20 của cuộc thi Đổi mới sáng tạo
ứng dụng trí tuệ nhân tạo do Sở KH&CN
TP.HCM tổ chức hồi tháng 9-2020.
Về TS Hà Thị Thanh Hương, TS Trần Tiến
Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH
Quốc gia TP.HCM), chia sẻ: “Với thành tích
của mình, ở độ tuổi trẻ như vậy, cô Hương
có thể có nhiều đặc quyền ở lại các nước tiên
tiến làm việc nhưng cô đã trở về Việt Nam và
chọn Trường ĐH Quốc tế. Điều đó cho thấy
cô không chỉ trẻ, giỏi mà còn có tình cảm
gắn bó đặc biệt với quê hương, Tổ quốc”.•
“Điều tôi vui nhất không chỉ là từ
giải thưởng chúng tôi có tiền để
tiếp tục nghiên cứumàquan trọng
hơn là mọi người sẽ biết và hiểu
thêm về căn bệnh Alzheimer.”
TS
Hà Thị Thanh Hương
TSHà Thị
Thanh
Hương
(bìa phải)
cùng
các cộng
sự làm
việc tại
phòng thí
nghiệm.
Ảnh: BÍCH
NGỌC
NGUYỄNDO-KHÁNHCHI
N
gày Nhà giáo Việt
Nam 20-11, trong khi
học sinh (HS) cả nước
đang náo nức để tri ân thầy
cô thì tại những vùng ngập
lụt ở miền Trung, các thầy
cô, phụ huynh và các em HS
đang cùng nhau nỗ lực vượt
qua rất nhiều khó khăn. Đặc
biệt, tất cả bước vào cuộc
đua để bảo đảm chất lượng
chương trình học.
Đến thời điểm này, tại một
số điểm vùng sâu vùng xa,
phải rất khó khăn các em HS
mới có thể đến trường vì sạt
lở, bùn đất bủa vây.
Ngày nhà giáo đơn sơ
nhưng nhiều ý nghĩa
Nếu như những năm trước
dọc tuyến đường nhiều nơi
tại Thừa Thiên-Huế rộn ràng
những gian hàng bán hoa chào
mừngngàyNhàgiáoViệtNam
thì năm nay vắng hẳn. Riêng
nhiều ngôi trường ở vùng lũ
chúng tôi không còn thấy
hình ảnh những nhóm HS đi
xe đạp với bó hoa tươi thắm
dâng lên thầy cô.
Hơn một tháng qua, địa
phương này phải hứng chịu
sáu trận bão lũ liên tiếp, nước
ngập sâu trong trường hơn 1
m, hàng ngàn HS phải nghỉ
học một thời gian dài.
Cô Đoàn Thị Ngọc Lan,
Hiệu trưởng Trường Tiểu
học số 1 (xã Quảng Phước,
huyện Quảng Điền), cho biết
mưa lũ kéo dài hơnmột tháng
nay cũng là thời gian trường
bị ngập lụt. Lũ rút dần, thầy
cô tranh thủ dọn dẹp để đón
HS trở lại trường.
“Mọi năm nhà trường vẫn
tổ chức kỷ niệm 20-11 và có
mời một số giáo viên về hưu
tới để họ thăm lại trường lớp,
giao lưu cùng các thầy cô ở
trường nhưng với tình hình
này, khả năng... sẽ hẹn vào
mùa sau” - cô Lan tâm sự.
Bà Nguyễn Thị Hà, Hiệu
trưởngTrườngMầmnon Húc
(huyện Hướng Hóa, Quảng
Trị), cũng cho biết: Bây giờ ở
điểmTrường Cu Dong, hàng
rào thì bị lũ cuốn, sân trường
bị vỡ nham nhở, đồ chơi cho
trẻ cũng sứt sẹo, hư hỏng.
Cũng theo bà Hà, năm nay
nhà trườngkhông cóhoạt động
gì về ngày 20-11. Trường và
giáo viên tập trung cho việc
khắc phục, việc gì tự làmđược
thì vận động phụ huynh cùng
giáo viên làm. Ước mơ của
ngày truyền thống nhà giáo
năm nay của các giáo viên là
trường không phải đóng cửa,
HS được đến trường.
Ngày 20-11 của Trường
Tiểuhọc vàTHCSHướngViệt
(huyện Hướng Hóa, Quảng
“Học sinh đến trường là quà quý
cho chúng tôi”
Trị) cũng được tổ chức khác
những năm trước. Các thầy
cô trong trường chỉ làm một
bữa cơm nhỏ để mọi người
ngồi lại tâm sự sau thời gian
dài vất vả dọn dẹp trường lớp.
CôThúyPhụng,giáoviênnhà
trường, tâm sự: “Ngày 20-11
năm ngoái, lúc về đến phòng
thì tôi thấymột túi nylon đựng
năm lon nếp để trên bàn và
mấy củ khoai, sắn nằm dưới
nhà. Tôi thấy nhiều em nhỏ
còn hái hoa dại, những khóm
hoa dã quỳ trên rừng về tặng
các thầy cô. Cảm động và ấm
lòng lắm. Còn năm nay chỉ
cần thấy các con đi học đầy
đủ là chúng tôi đã hạnh phúc
lắm rồi”.
Khắc phục hậu quả
bão lũ, chạy đua
tiến độ dạy học
ÔngĐỗViếtĐề,Hiệutrưởng
Trường Tiểu học Phú Thuận
(huyện Quảng Điền, Thừa
Thiên-Huế), chỉ tay vào dãy
phòng học chỉ còn bộ khung
bằng bê tông nói: “Việc lợp
lại mái nhà cần có kinh phí
và có tay nghề, chứ nếu làm
được thì giáo viên cũng leo
lên đó làm rồi”.
“Được sự giúp đỡ của các
lực lượng chức năng địa
phương kèmvới công sức của
các thầy cô, nhà trường sẽ cố
gắng khắc phục thiệt hại và
tạo điều kiện để các em HS
đến trường một cách nhanh
nhất. Để kịp chương trình,
trường dự định vừa tổ chức
cho HS trở lại học vừa khắc
phục hậu quả” - ông Đề nói.
Lo ngại hơn là sau mỗi
trận bão lũ, nhiều HS nghèo
tay trắng trơ lai trương hoc
bởi sach vơ, but mực đều bi
nước lũ cuốn trôi, hư hong.
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc
SởGD&ĐT tỉnhThừa Thiên-
Huế, cho biết: Sau cơn bão số
13 vừa qua, 34 điểm trường
hư hỏng, nhiều trường bị tốc
mái khá nặng. Hiện đã có
nhiều trường ở vùng lũ HS
nghỉ học quá dài ngày, nhiều
trường nghỉ hơn một tháng.
Từ đó việc tổ chức dạy bù cho
các em là hết sức khó khăn.•
Thầy cô
dọndẹp
chongôi
trường
ởxãPhú
Thuận,
huyện
PhúVang
(Thừa
Thiên -
Huế) bị
tốcmái
saubão
số13.
Ảnh:
N.DO
Lo ngại hơn là sau
mỗi trận bão lũ,
nhiều HS nghèo tay
trắng trơ lai trương
hoc bởi sách vơ, but
mực đều bị nước lũ
cuốn trôi, hư hỏng.
Chúng tôi không tiếp khách,
khôngnhậnhoavàongày20-11
này nhưng lãnh đạo sở sẽ có
những món quà gửi đến các
cán bộ, giáo viên ở những nơi
khó khăn.
Bà
LÊ THỊ HƯƠNG
,
Giám đốc
Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị
Họ đã nói
Các thầy cô ở vùng lũmiền Trung chia sẻ không cần hoa, không cần quà, chỉ cần thấy những nụ cười
của các emđến trường làmón quà ý nghĩa nhất với họ trong ngày 20-11.
KỶ NI ỆM NGÀY NHÀ GIÁO VI ỆT NAM 20-11