270-2020 - page 13

13
HOÀNG LAN
“C
húngtathấythờigian
qua dịchCOVID-19
hoành hành đã làm
chết trên 1 triệu người, số
người chết rất lớn nhưng với
tình hình lạm dụng kháng
sinh như hiện nay, đến năm
2050, mỗi năm sẽ có khoảng
10 triệu người chết do bị đề
kháng thuốc, con số người
chết rất khủng khiếp, đồng
nghĩa thiệt hại về kinh tế cũng
rất lớn” - TS-BS Nguyễn
Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch
Liên chi hội Truyền nhiễm
TP.HCM, Giám đốc Bệnh
viện (BV) Bệnh nhiệt đới
TP.HCM, chia sẻ thông tin
nghiên cứu về tình hình đề
kháng kháng sinh trên toàn
thế giới tại hội thảo “Chương
trình hành động phòng chống
kháng thuốc TP.HCM” diễn
ra ngày 21-11.
2.000 người chết/năm
do vi khuẩn siêu
kháng thuốc
Theo TS Vĩnh Châu, vi
khuẩn đa kháng thuốc là
thách thức đối với các khoa
có bệnh nặng, mắc viêm
phổi, thở máy lâu như hồi
sức tích cực. TS Vĩnh Châu
dẫn chứng BV Bệnh nhiệt
đới phát hiện một số ca bệnh
mangvi khuẩnđa kháng thuốc,
điển hình là bệnh nhân 91
(nam phi công người Anh).
Quá trình điều trị cho bệnh
nhân này, các bác sĩ phải đổi
và sử dụng loại kháng sinh
mạnh nhất là colistin, may
mắn là vi khuẩn này vẫn còn
nhạy với colistin cộng với
cơ địa miễn dịch của bệnh
nhân đã loại trừ được vi
khuẩn giúp phục hồi phổi.
Tuy nhiên, có những bệnh
nhân già yếu, hệ miễn dịch
yếu, khi mắc các vi khuẩn
đa kháng đã tử vong.
“Vi khuẩn đa kháng thuốc
liên tục xuất hiện nhưng việc
nghiên cứu các loại thuốc
mới lại khá chậm, phải mất ít
nhất khoảng 12 năm mới có
một loại thuốc mới nhưng vi
khuẩn chỉ cần một, hai năm
đã có chủng đề kháng thuốc.
Bên cạnh đó, chỉ còn ít hãng
dược phẩm lớn duy trì chương
trình nghiên cứu kháng sinh.
Từ đầu thế kỷ 21 tới nay, chỉ
có 12 loại thuốc kháng sinh
mới được phê duyệt để tới tay
bệnh nhân. Mỗi ngày trên thế
giới có trung bình gần 2.000
người chết vì siêu vi khuẩn
kháng thuốc. Nếu không có
biện pháp ngăn chặn, con số
có thể tăng gấp 15 lần vào
năm 2050”, ThS-DS Huỳnh
PhươngThảo, thư ký Liên chi
hội Truyền nhiễm TP.HCM,
báo cáo tại hội nghị.
Người thành thị
cũng mang gen
kháng thuốc
Cũng theo ThS Phương
Thảo, thói quen sử dụng và
kê đơn bừa bãi kháng sinh ở
Việt Nam đang góp phần làm
cho vi khuẩn kháng thuốc.
Theo các nghiên cứu, phần lớn
kháng sinh ở Việt Nam được
bán mà không kê đơn (thành
thị 88%, nông thôn 91%).
Bên cạnh đó, bệnh nhân
không nhiễm khuẩn được kê
kháng sinh, kéo dài không
cần thiết. 1/3 bệnh nhân nội
trú dùng kháng sinh thiếu chỉ
định hợp lý. Hơn 50% thuốc
sử dụng cho người là kháng
sinh, được bán phần lớn tại
nhà thuốc. BVViệt Nam thiếu
năng lực và nhân viên để phân
lập và xác định nhạy cảm vi
sinh. Bệnh nhân tự điều trị
hoặc điều trị ở phòng mạch
tư rẻ hơn tại hệ thống công.
TS-BSNguyễn Văn Vĩnh Châu chia sẻ về nguy cơ kháng thuốc tại hội thảo. Ảnh: HL
Khángkhángsinhlàtháchthứcđốivớicáckhoabệnhnặng.Ảnh:HL
Kháng kháng sinh là gì?
Kháng thuốc là tình trạng các vi sinh vật (vi khuẩn, virus,
nấm, ký sinh trùng) kháng lại các thuốc kháng sinh đã nhạy
cảm với các vi sinh vật này trước đây, dẫn đến việc áp dụng
các phương pháp, thuốc điều trị đặc hiệu sẽ trở nên không
hiệu quả, làm nhiễm khuẩn kéo dài, thậm chí gây tử vong
và có thể lây lan cho người khác.
Trong tương lai, các quốc gia có thể đối mặt với khả năng
không có thuốc để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm
nếu không có các biện pháp can thiệp phù hợp kịp thời.
Gần 3.000 người đi bộ “Cho một trái
tim khỏe”
Ngày 22-11, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP
Quy Nhơn, Bình Định), gần 3.000 người dân cùng nhiều
thầy thuốc, chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực tim mạch
trong toàn quốc đã cùng tham gia chương trình đi bộ
“Cho một trái tim khỏe”.
Chương trình do UBND tỉnh Bình Định phối hợp với
Hội Tim mạch học Việt Nam tổ chức. Mục đích chương
trình nhằm khuyến khích người dân tăng cường sức khỏe
tim mạch và nâng cao nhận thức về những rủi ro mà bệnh
tim mạch mang lại.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện
nay các bệnh liên quan đến tim mạch đang có xu hướng
trẻ hóa.
Theo nghiên cứu của Hội Tim mạch học Việt Nam,
nước ta có khoảng 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và
tăng huyết áp. Tại chương trình, ông Nguyễn Tuấn Thanh,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, kêu gọi toàn thể
người dân tăng cường rèn luyện thể dục mỗi ngày, duy trì
lối sống lành mạnh để cải thiện huyết áp và phòng ngừa
các bệnh tim mạch.
TX
Bảo tàng Đồng Tháp tiếp nhận
535 hiện vật, cổ vật hiến tặng
Ngày 22-11, Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ tiếp
nhận 535 hiện vật, cổ vật do nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Ẩn
(trú nhà 93/2 Chế Lan Viên, khu phố 5, phường Mũi Né,
TP Phan Thiết, Bình Thuận) hiến tặng.
Theo ông Nguyễn Minh Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh
Đồng Tháp, các hiện vật do nhà sưu tập Nguyễn Ngọc
Ẩn hiến tặng gồm 180 hiện vật trang sức được chế tác
từ đồng, thủy tinh, nhựa thông, vỏ động vật nhuyễn thể)
- chuỗi hạt đeo cổ, đeo tay, nhẫn đeo ngón tay; khuyên
tai; vòng tay; kiềng đeo cổ; hạt trang sức, hạt chuỗi, hạt
cườm, lục lạc.
Hiện vật bằng gốm gồm 183 hiện vật (bát, chén, hũ, bình,
chóe, se dọi chỉ) thuộc thời kỳ nhà Lê (Việt Nam), nhà Minh,
nhà Thanh, nhà Hán (Trung Quốc); gốm Sa Huỳnh, gốm nhà
Lý, gốm Nhật, gốm Chăm, gốm Khmer, gốm Nam bộ. Có 37
hiện vật đá thời kỳ đá Đông Sơn, đá Sa Huỳnh...
Các hiện vật, cổ vật nêu trên thuộc các nền văn hóa
Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm, Mạ, văn
hóa Trung Hoa, Nhật Bản, văn hóa Nam bộ,… có niên đại
từ trước Công nguyên đến đầu thế kỷ XX.
Những hiện vật, cổ vật trên có giá trị cao về lịch sử, văn
hóa, mỹ thuật, phản ánh sinh động quá trình lao động, sản
xuất, sáng tạo của con người qua các thời kỳ lịch sử khác
nhau. Hiện nay, bảo tàng tỉnh đang sở hữu hơn 30.000
hiện vật, trong đó có những hiện vật thuộc loại độc bản,
quý hiếm, đặc biệt có ba hiện vật được công nhận là bảo
vật quốc gia.
TX
Đời sống xã hội -
ThứHai 23-11-2020
Đến năm 2050: Khoảng 10 triệu
người mất mạng do kháng thuốc
Dự báo với tốc độ sử dụng kháng sinh như hiện tại, đến năm2050, mỗi năm sẽ có khoảng 10 triệu người
tử vong do kháng thuốc, con số gấp nhiều lần dịch COVID-19.
Việc sử dụng tùy tiện thuốc
kháng sinh không đúng chỉ
định cho vật nuôi, gây tồn dư
thuốc trong cơ thể vật nuôi,
tăng nguy cơ kháng thuốc là
một trong những nguyên nhân
gây kháng thuốc cần tác động
đã được chứng minh. Tại hội
nghị, PGS-TS Ngô Thị Hoa,
đơnvị nghiêncứu lâmsàngĐH
Oxford, cho biết một nghiên
cứu khảo sát cộng đồng chăn
nuôi cho thấy 1/3 người tiếp
xúc với vật nuôi mang gen
kháng colistine (kháng sinh
điều trị cho bệnh nhân 91).
Không những vậy, 18%người
dân không chăn nuôi ở nông
thôn và 9% người ở thành thị
(TP Mỹ Tho) dù không tiếp
xúc với vật nuôi cũng có tỉ
lệ 9% mang gen này là thực
trạng đáng lưu ý.
Theo PGS Ngô Thị Hoa,
nhận thức sử dụng kháng
sinh trong vật nuôi của người
chăn nuôi ởViệt Namcòn khá
thấp. Kháng sinh đang được
sử dụng nhiều vì mục đích
tăng trưởng ở vật nuôi. “Lo
ngại đàn vật nuôi mắc bệnh,
chỉ một con bệnh, người chăn
nuôi đã cho thuốc kháng sinh
dự phòng cho cả đàn. Trước
khi chích vaccine, lo sợ đàn
heo bội nhiễm, họ cũng
cho uống kháng sinh phòng
trước...” - PGS Ngô Thị Hoa
dẫn chứng những thói quen
nguy hiểm cần được siết lại.
Nêu giải pháp nhằm kiểm
soát tình trạng sử dụng kháng
sinh hợp lý, dược sĩ CK2
Lê Hoàng Nhã, đại diện
Phòng nghiệp vụ dược, Sở
Y tế TP.HCM, cho biết vào
ngày 13-11 vừa qua, chương
trình hành động “Phát triển
dược lâm sàng, chuỗi cung
ứng dược tại TP.HCM giai
đoạn 2020-2025” đã được
phê duyệt. Trong đó có các
yêu cầu được đặt ra đảm bảo
tránh lạm dụng thuốc gồm:
Trong BV, dược sĩ lâm sàng
sẽ tham gia phê duyệt kháng
sinh (100% thuộc danh mục)
trước khi sử dụng; bán lẻ
thuốc (100%) phải có đơn
thuốc: Nhà thuốc và công
ty dược (100%) nối mạng và
liên thông cập nhật dữ liệu
lên dữ liệu quốc gia.•
Phải mất ít nhất
khoảng 12 nămmới
có một loại thuốc
mới nhưng vi khuẩn
chỉ cần một, hai
năm đã có chủng đề
kháng thuốc.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook