270-2020 - page 12

12
PHẠMANH
K
hoa chăn nuôi thú y
Trường Đại học (ĐH)
Nông Lâm TP.HCM
vừa tổ chức lễ tốt nghiệp
và trao bằng bác sĩ thú y
(chương trình tiên tiến) cho
29 tân khoa.
Đáng chú ý, trong đó, sau
gần sáu năm, từ khi đậu đại
học với danh hiệu thủ khoa
của trường, Trần Trọng Kha
tiếp tục ghi danh vào bảng
vàng ở vị trí thủ khoa trong
ngày tốt nghiệp của mình ở
ngành thú y.
Quyết tâm chọn thú y
vì yêu động vật
Năm 2014, cái tên Trần
Trọng Kha đã được nhiều
người biết đến khi em là một
học sinh đến từ tỉnh Tiền
Giang nhưng đã trở thành thủ
khoa của Trường ĐH Nông
Lâm TP.HCM với 27 điểm
ở khối A (toán 9, lý 8,75 và
hóa 9,25).
Được biết, 12 năm học
phổ thông Kha đều là học
sinh giỏi. Năm lớp 9, em đạt
học sinh giỏi môn toán cấp
tỉnh. Năm học lớp 12, Kha
đạt điểm trung bình tổng kết
cuối năm 9,1.
Kha cho biết bố em mất
sớm, chỉ mình mẹ em lo làm
lụng để nuôi các chị em em
ăn học. Mẹ emhiện làm trong
lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Em chọn ngành thú y theo
tư vấn của gia đình, nhất là
tư vấn của mẹ vì mẹ em cũng
làm trong lĩnh vực gần với
động vật. Bản thân em cũng
rất thích động vật, em muốn
trở thành một bác sĩ thú y để
chăm sóc, chữa bệnh cho các
con vật.
Hơn nữa, khi tìm hiểu các
ngành nghề, em thấy ngành
thú y ở các nước phát triển
rất được ưa chuộng. Ở Việt
Nam lúc đó cũng bắt đầu ra
đời những bệnh viện thú y
nên càng giúp em tự tin đăng
ký vào ngành này.
Về bí quyết học tập, Trọng
Kha chia sẻ em học trường
tiếngAnh. Nhiều chuyênmôn
khô khan, phải học rất nhiều
như đi sâu về miễn dịch, bào
chế thuốc…rất khó, thậm chí
không hiểu.
Do đó, hầu như emtập trung
toàn bộ thời gian cho việc học
chuyên ngành, tiếng Anh và
làm thực tập sinh tại phòng
lab để có nhiều kinh nghiệm
và học hỏi được nhiều hơn.
Thời gian khác em tham gia
các hoạt động ngoại khóa của
trường, của khoa để có thêm
năng lượng học tập.
Theo em, một phần vì
chương trình nặng cả chuyên
môn lẫn tiếng Anh nên em
xác định không đi làm thêm.
“Không nhất thiết phải đi
làm thêm bên ngoài mới học
hỏi và có thunhập, cũngkhông
phải cứ vùi đầu vào sách vở
là sẽ học giỏi. Em không đi
làm nhưng em vẫn kiếm ra
tiền bằng các suất học bổng
mỗi năm nhờ kết quả học tập
cao. Em được đi nước ngoài
học, học hỏi chuyên môn sâu
hơn để nâng cao kiến thức
lẫn tiếngAnh” - Kha chia sẻ.
Đặc biệt hơn, sau khi làm
báo cáo tốt nghiệp, emđã ứng
tuyển và được nhận làm tại
một công ty bào chế thuốc
thú y. Nhờ có tiếng Anh khá
tốt nên lương khởi điểm của
em là 10 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, Trọng Kha cho
rằng quan trọng là em học
được ngành mình thích, mình
có sự chuẩn bị và tìm hiểu
trước về ngành mình chọn
thì sẽ theo học dễ dàng hơn.
“Học nặng hay nhẹ là do
chính bản thân mình. Học
không nghiêm túc, xem nhẹ
tiếng Anh hoặc chuyên môn
là dễ bị nản, không theo nổi.
Hơn nữa, học ĐHmà họcmột
mình là không học được. Nếu
một mình ômsách thì cũng chỉ
dừng lại ở đó, không thể mở
rộng kiến thức và rèn luyện kỹ
năng cho mình được. Chính
bạn bè, thầy cô, học nhóm…
là những người sẽ hỗ trợ tốt
nhất khi em gặp khó khăn”
- Kha đúc kết.
Bên cạnh đó, theoKha, việc
học phải có mục tiêu, kiên trì
và phương pháp học. Chính
bản thân phải biết học để làm
gì thì học sẽ thoải mái hơn.
Kiên trì và có phương pháp
sẽ giúp em vượt qua những
khó khăn.
Hiện nay Trọng Kha vừa đi
làm hằng ngày tại công ty và
dành thời gian cuối tuần học
cao học tại trường.•
Chàng thủ khoa kép
mê học ngành thú y
“Liều” chọn
học chương
trình tiên tiến
với học phí 30
triệu đồng/
nămhọc,
TrầnTrọng
Kha đã tận
dụng cơ hội
học tập để
nămnào cũng
có học bổng
và tốt nghiệp
xuất sắc.
Được chọn để
truyền cảm hứng
cho thế hệ trẻ
Tạidiễnđàn“VietnamMarketing
Summit2020”doHộiMarketing
ViệtNam(VMA)tổchứcvàongày
12-12 tới đây,TrầnTrọng Kha là
ứng viên duy nhất được chọn
vàohội đồngYoungMarketing
Communicator của eVMS để
truyềncảmhứngchothếhệtrẻ.
Tiêu điểm
Cơ hội rộng mở cho sinh viên
chương trình tiên tiến
Theo TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông
LâmTP.HCM, Khoa chăn nuôi thú y triển khai chương trình
tiên tiến từ năm 2010 khi thiết lập mối quan hệ giữa nhà
trường với Trường Thú y của ĐH Queensland (Úc).
Đợt trao bằng lần này có 29 sinh viên tốt nghiệp được
trao bằng bác sĩ thú y. Tính đến nay đã có 250 sinh viên tốt
nghiệp chương trình này, phần lớn học tiếp lên thạc sĩ, tiến
sĩ ở nước ngoài, số còn lại có việc làm từ trước và ngay sau
khi tốt nghiệp.
Trần Trọng Kha trong ngày tốt nghiệp vừa qua. Ảnh: NVCC
chuyênnêncóđiềukiệnhọc tốt
hơn. Khi còn học phổ thông,
em chỉ học để quyết tâm đậu
đại học là chính.
“Ở lớp, em luôn tập trung
để tiếp thu bài chắc chắn, về
nhà không phải học lại nhiều.
Về nhà, em có thời gian học
nâng cao, học nhóm với bạn
bè và đọc trước các bài mới.
Em học là để hiểu và không
quá áp lực để học bằng được
nên cũng thoải mái” - Kha nói.
Khi vào năm nhất ĐH, dù
tiếng Anh yếu nhưng Kha
quyết định chọn học chương
trình tiên tiến với học phí cao
gấp đôi so với hệ đại trà, tức
khoảng 30 triệu đồng/năm
học. Nhưng Kha vẫn chọn vì
muốn nâng cao trình độ tiếng
Anh, có điều kiện để học và
nghiên cứu tốt hơn.
Theo Kha, khi đó về tiếng
Anh, em chỉ nắm tốt kiến
thức căn bản nhưng kém về
nghe và nói. Vì thế, Kha học
năm nhất khá vất vả do phải
“chạy” theo tiếngAnh để đáp
ứng điều kiện đầu vào của
chương trình đào tạo.
“Em phải học rất nhiều,
nhiều khi bị ngợp. Một số
bạn theo không nổi phải xin
chuyển chương trình. Em
nghĩ học ngành gì cũng cần
có tiếngAnh để chủ động tìm
Kha cho hay nhờ có
tiếng Anh mà trong
quá trình học, em
được đi hội thảo
ở nước ngoài rất
nhiều, tìm hiểu tài
liệu trên mạng dễ
dàng hơn.
tòi các nguồn tài liệu hơn,
nếu không sẽ luôn chậm hơn
người khác, chờ người khác
dịch lại đã là bị chậm lắm
rồi” - Kha tự nhủ.
Kha cho hay nhờ có tiếng
Anh mà trong quá trình học,
em được đi hội thảo ở nước
ngoài rất nhiều, tìm hiểu tài
liệu trên mạng dễ dàng hơn…
Từ đó, khi em học kiến thức
chuyên ngành cũng sẽ không
quá khó.
Không làm thêm,
giành thời gian
“săn” học bổng
Nói vềphươngpháphọcĐH
và cách duy trì danh hiệu thủ
khoa sau một khóa học ĐH,
Kha cho biết học ngành thú
y chương trình tiên tiến rất
nặng, cả về chuyên ngành lẫn
Đời sống xã hội -
ThứHai 23-11-2020
Một ngày có hai cây đại thụ trong làng văn qua đời
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh qua đời sáng 22-11, thọ
100 tuổi. Thông tin trên được nhà thơ Trần Đăng Khoa
khẳng định với báo chí.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh cùng các văn nghệ sĩ thành
lập nhóm Xuân Thu Nhã tập vào năm 1939, ra tập sách
cùng tên nhóm.
Từ khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957, ông
lần lượt làm ủy viên Ban chấp hành hội các khóa I, II và
III. Ngoài sáng tác và làm quản lý, ông tham gia công tác
bồi dưỡng người viết văn trẻ và dịch thuật.
Nguyễn Xuân Sanh là tác giả của những tập thơ
như
Chiếc bong bóng hồng
,
Tiếng hát quê ta
,
Nghe bước
xuân về
,
Quê biển
,
Sáng thơ
,
Đảo dưa hấu
,
Đất nước và
lời ca
,
Đất thơm
Ông cũng dịch nhiều tác phẩm thơ như 
Thơ Victor
Hugo
,
Thơ Indonesia
,
Tuyển tập thơ Pháp
… Nguyễn
Xuân Sanh nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học
nghệ thuật (năm 2001); Giải thưởng ngoại hạng Hội
Nhà văn Việt Nam (1951-1952) cho tác phẩm
Anh hùng
Trần Đại Nghĩa
.
Cùng sáng 22-11, dịch giả Đoàn Tử Huyến đột ngột
qua đời tại nhà của thông gia ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội).
Thông tin trên được người thân của ông, dịch giả Đoàn Tử
Hoan cho biết.
Dịch giả Đoàn Tử Huyến từng là ủy viên Hội đồng Văn
học dịch (Hội Nhà văn Việt Nam), Phó Tổng biên tập
Tạp
chí Văn học nước ngoài
, Chủ tịch Hội đồng Văn học nước
ngoài, Hội Nhà văn Hà Nội.
Ông được bạn đọc biết đến qua nhiều tác phẩm dịch văn
học Nga và là người sáng lập Trung tâm Văn hóa ngôn
ngữ Đông Tây - đơn vị tham gia xuất bản sách, tạo không
gian kết nối văn hóa.
VIẾT THỊNH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook