7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 23-11-2020
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
T
AND thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) vừa xử
sơ thẩm vụ án cụ Nguyễn Thị Tài (107
tuổi, ngụ Bạc Liêu) kiện con gái út là
Hàng Thị Hồng. Đây là vụ án mà
Pháp
Luật TP.HCM
từng nhiều lần phản ánh.
Hai cấp tòa trái ngược nhau
HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu khởi
kiện. Theo đó, cụTài được ở lại trong chính
căn nhà mà cụ tạo lập để người con gái thứ
chín chăm nom, bà Hồng được nhận phần
tiền 30,5 triệu đồng và phải ra đi. Bản án
hiện đã đến tay tất cả đương sự trong vụ án.
Bản án thể hiện cụTài và chồng là cụ ông
Hàng Văn Thời tạo lập được căn nhà 91,5
m
2
tại phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai.
Năm 1992, cụ Thời qua đời không để lại
di chúc. Đến năm 2006, Nhà nước cấp chủ
quyền nhà đất này cho hộ gia đình cụ Tài.
Trong nhà có con gái út là Hàng Thị
Hồng, sau một thời gian có chồng sống xa
quay về ở và định cư luôn đến nay. Quá
trình sống chung, cụ Tài không hợp tính
với bà Hồng.
Do đó, đầu năm 2018, cụ khởi kiện yêu
cầu tòa tuyên buộc bà Hồng rời khỏi nhà để
cụ được ở lại căn nhà của mình cùng con
gái thứ chín là bà Hàng Thị Lan - người
mà cụ cho rằng chăm sóc mình tốt nhất.
Cụ và những người con khác sẽ trả cho bà
Hồng một phần tiền tương ứng với phần
giá trị nhà đất mà bà này được hưởng theo
hộ khẩu nhà đất cấp cho hộ.
Sát hại bạn nhậu vì nghi bị xâm hại tình dục
Cụ bà 107 tuổi ở Bạc Liêu
thắng kiện con gái
HĐXX cho rằng người con gái thứ chín chăm sóc mẹ già chu đáo,
có công cải tạo, nâng cấp căn nhà nên đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện.
Cụ Tài được bà
Lan và các con
đưa đi Thanh
minh năm
2019. Ảnh: Gia
đình cung cấp
Theo tòa, bàHồng cho rằng
bản thân cũng nhiều lần bỏ
tiền, bỏ công cùng bà Lan tu
bổ căn nhà nhưng không có
chứng cứ sửa chữa, nâng cấp
nhà như bà Lan đã có.
TAND tỉnh Đồng Nai vừa xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo
Nguyễn Văn Mậu (sinh năm 1991) 17 năm tù về tội giết
người. Nạn nhân thiệt mạng là anh Cao Tiến Lộc (sinh năm
1972).
Theo cáo trạng, ngày 24-5, Mậu, anh Lộc và một số người
khác nhậu tại chòi của cha ruột Mậu. Nhậu xong, Mậu vào
chòi ngủ. Khi tỉnh dậy, Mậu thấy mình có dấu hiệu bị xâm hại
tình dục. Thấy anh Lộc nằm bên cạnh, Mậu hỏi thì anh này
không nói gì và tủm tỉm cười.
Quá trình sinh sống, thấy anh Lộc có biểu hiện của người
đồng tính nên Mậu nghi ngờ anh này đã thực hiện hành vi
xâm hại đối với mình. Bực tức, Mậu về nhà lấy một con dao
rồi quay lại chòi tấn công vào cổ anh Lộc khiến nạn nhân gục
xuống rồi bỏ về nhà kể lại chuyện này cho gia đình biết.
Biết chuyện, gia đình Mậu đi đến chòi thì phát hiện anh Lộc
đã chết. Sau đó, người nhà đã đưa Mậu đến cơ quan công an
đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội.
MINH VƯƠNG
Cũng phải nói ngay chuyện có liên quan
khiến nội dung tin trên gây được rất nhiều sự
chú ý của độc giả. Đó là pháp luật của Việt
Nam đến giờ vẫn chưa cho phép cá nhân, tổ
chức được mua bán các biển số xe đẹp. Đây là
một khác biệt so với cách làm từ lâu của nhiều
nước trên thế giới (bán đấu giá công khai).
Nếu hỏi biển số xe (nhất là đối với ô tô) nào
là đẹp thì có thể sẽ có nhiều đáp án tùy thuộc
vào sở thích của từng người nhưng đó thường
là những con số đáp ứng được tâm lý của các
chủ nhân về việc sẽ có được vận may, tài lộc,
bình an.
Điều đáng nói là dẫu nhiều người sẵn sàng
bỏ nhiều tiền để mua công khai các biển số
đẹp ấy từ các cơ quan công an đang quản lý
kho biển số xe nhưng lại không có quy định
về việc bán chúng. Để rồi do có cầu nhưng
lại không có nguồn cung chính thức mà đã có
những giấm giúi vì lợi ích riêng.
Trong quãng thời gian dài, những khoản
tiền rất lớn có được từ những biển số xe đẹp
đã không thuộc về các cơ quan nhà nước dù
tất cả biển số xe đều là tài sản công.
Hiện tại, ngay cả khi các cơ quan CSGT
cấp biển số xe bằng hình thức cho chọn ngẫu
nhiên mà theo lý là để không có tiêu cực thì
cũng không có sự bảo đảm là những biển số
xe hiếm có khó tìm luôn được cấp đúng quy
định.
Chưa biết tới đây pháp luật sẽ thay đổi
ra sao để giống cách làm hay của các nước
nhưng có lẽ cần ghi nhận một tính toán mới
hợp thời của Bộ Công an.
Đó là trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an
soạn thảo có bổ sung hình thức cấp biển số
xe thông qua đấu giá. Theo đó, việc đấu giá
biển số xe được thực hiện theo quy định của
pháp luật đấu giá tài sản. Cũng theo dự thảo,
biển số xe sau đấu giá có đầy đủ thuộc tính về
quyền tài sản theo quy định của pháp luật.
Tuy dự thảo luật này đã không được Quốc
hội (khóa XIV, kỳ họp thứ 10) chấp thuận (vì
không cần thiết phải có thêm luật khác về giao
thông đường bộ bên cạnh Luật Giao thông
đường bộ) nhưng dự kiến “đấu giá biển số
xe” nêu trên nên sớm trở thành hiện thực. Chỉ
có như thế, những người có nhu cầu được sở
hữu những biển số xe đẹp và cả Nhà nước mới
cùng được lợi thông qua những giao dịch hợp
pháp.
Thêm vài góp ý để dự kiến nêu trên khi được
chấp thuận sẽ được thực thi thuận lợi. Trước
hết là phải có sự điều chỉnh về điều kiện mua
đấu giá biển số xe theo hướng không bắt buộc
người đăng ký đấu giá phải có xe. Cùng với
đó là việc được dễ dàng sử dụng biển số xe đã
trúng đấu giá (không phân biệt xe muốn được
gắn biển số xe đẹp đang có biển số xe khác).
Không chỉ có vậy, người sở hữu biển số
xe đẹp cần được dễ dàng làm thủ tục chuyển
nhượng biển số xe ấy (nếu muốn bán biển số
xe thì có thể bán đấu giá tại các trung tâm,
công ty đấu giá…). Song song đó, phải có dự
liệu về việc người chủ đó chỉ muốn bán xe
mà không muốn bán kèm theo biển số xe đẹp;
phải tính đến cách xử lý một xung đột pháp lý
vì theo quy định lúc này thì khi bán xe sẽ bị
thu hồi giấy đăng ký xe và biển số của xe đó…
Tóm lại, cần sớm có quy định riêng về việc
bán đấu giá biển số xe nhằm có một thị trường
thực sự dành cho những người nhiều tiền của
có thú chơi những biển số xe đẹp để tạo ra
được nguồn lợi lớn cho xã hội như nước Anh
và nhiều nước khác đang làm.
NGUYÊN THY
Từ chuyện1biểnsố
ô tôđược bán4 tỉ
Tháng 5-2018, TAND thị xã Giá Rai
tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ
Tài và các con cháu đứng đồng nguyên đơn.
Tuy nhiên, đến tháng 10-2018, TAND
tỉnh Bạc Liêu xử phúc thẩm tuyên ngược
lại, buộc người con thứ chín của cụ Tài là
bà Hàng Thị Lan phải nhận 1/3 giá trị căn
nhà và ra đi. Cụ Tài được 1/3 giá trị căn
nhà, sử dụng chung với người con gái út,
tức bị đơn Hàng Thị Hồng.
Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bạc
Liêu đã tạo ra dư luận trái chiều. Một số
ý kiến cho rằng tòa tuyên như vậy là chưa
thấu lý đạt tình. Phía cụTài và các con đứng
đồng nguyên đơn đề nghị giám đốc thẩm.
Tháng 8-2019, chánh án TAND Cấp
cao tại TP.HCM đã quyết định kháng nghị
giám đốc thẩm vụ án này theo hướng hủy
án. Kháng nghị này đã được Ủy ban Thẩm
phán TAND Cấp cao tại TP.HCM chấp
nhận toàn bộ.
Cụbà được ở với người con thứ chín
Trong phiên tòa sơ thẩm lần này, sức
khỏe của cụ Tài rất yếu, không tiếp tục
khởi kiện mà bà Lan đứng đơn khởi kiện
bà Hồng. Cụ Tài lúc này là người có quyền
lợi liên quan.
Theo HĐXX, xét quá trình chung sống
của đại gia đình cụ Tài, bà Lan là người
có trách nhiệm cao trong việc chăm sóc
cho cụ, đã ở với cụ từ nhỏ đến nay. Bà Lan
cũng là người có trách nhiệm với căn nhà.
Khi nhà hư hỏng, xuống cấp, bà là người
bỏ tiền túi ra sửa chữa, nâng cấp.
Bà Lan được hầu hết thành viên trong
gia đình ghi nhận sự hiếu thảo, chu đáo
với mẹ già và có trách nhiệm với căn nhà
của cha mẹ.
Bà Hồng cho rằng bản thân cũng nhiều
lần bỏ tiền, bỏ công cùng bà Lan tu bổ
căn nhà, nay không còn chỗ ở nào khác
nên muốn ở lại căn nhà này, chăm sóc mẹ.
Tuy nhiên, bà Hồng không có chứng cứ
sửa chữa, nâng cấp nhà như bà Lan đã có.
Tại phiên tòa, bà Lan cũng đưa ra các
biên lai chứng minh đã nhiều lần đích thân
gửi tiền hỗ trợ con của bà Hồng ăn học.
Theo bà Lan, từ ngày bà Hồng khó khăn,
rời quê chồng trở về tá túc trong căn nhà
với cụ Tài, bà Lan luôn thương yêu, đùm
bọc. Bà không yêu cầu bà Hồng hay các
con của bà Hồng phải trả lại số tiền này. Từ
đó, HĐXX quyết định tuyên án như trên.
Những anh em khác của bà Lan đều lên
tiếng giao lại cho bà Lan phần được hưởng
của mình, để bà ở căn nhà, chăm sóc cho
cụ Tài và thờ cúng cụ Thời.•