8
Đô thị -
ThứHai 23-11-2020
Đãnộpphạt,
xe vẫn
bị chặn
đăng kiểm
nộp phạt thì không mang theo
nên thời hạn đăng kiểm chỉ
có 15 ngày. Vậy là tôi phải
đi đăng kiểm thêm lần nữa,
rất bực bội vì phiền phức và
mất thời gian”.
Bên cạnh đó, nhiều chủ
xe không biết mình bị phạt
nguội vào thời điểm nào nên
khi bị chặn đăng kiểm chủ
xe rất bỡ ngỡ, thậm chí có
nhiều trường hợp đã xảy ra
tranh cãi. Tới khi đăng kiểm
viên thông tin về lỗi vi phạm
giao thông được lực lượng
chức năng cung cấp thì chủ
xe mới ngậm ngùi chấp nhận
và đi nộp phạt.
Dữ liệu cập nhật chậm
TheoôngTrầnVănChủ,Giám
đốc Trung tâm Đăng kiểm xe
cơ giới 5003V - TP.HCM, lúc
quy định này mới có hiệu lực
thì số lượng xe bị chặn đăng
kiểm rất nhiều do chưa đóng
phạt lỗi vi phạm giao thông.
Tuy nhiên, gần đây số lượng
này bắt đầu giảm.
“Một tháng tại trung tâm
của chúng tôi có khoảng 10-15
xe bị chặn đăng kiểm. Có thể
do công an gửi giấy báo phạt
nguội bằng các đường khác
nhau và chậm tới tay người
dân” - ông Chủ cho biết.
Ông Chủ chia sẻ thêm, cũng
có những trường hợp người
dân đã đóng phạt nhưng phía
công an chưa cập nhật dữ
liệu nên chưa gửi đến Cục
Đăng kiểm và chưa xóa được
cảnh báo. Trường hợp này
các trung tâm đăng kiểm vẫn
phải áp dụng quy định chặn
đăng kiểm.
Trường hợp người dân cung
cấp được các giấy tờ, biên lai
nộp phạt chứng minh đã hoàn
thành việc đóng phạt thì trung
tâm đăng kiểm sẽ giữ các giấy
tờ lại và kiểm định theo quy
định cho chủ xe. Sau đó, trung
tâm thay mặt chủ xe gửi các
hồ sơ chứng minh đã đóng
tiền vi phạm hành chính tới
Cục Đăng kiểm và cập nhật
để xóa cảnh báo đối với xe đó.
Theo ông Chủ, số lượng chủ
xe bị dữ liệu chưa cập nhật
kịp thời nhiều hơn số lượng
người dân không biết mình
bị phạt nguội do lỗi vi phạm
giao thông. “Để tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho người dân
khi đi đăng kiểm, các trung
tâm đăng kiểm hiện nay đã
xử lý linh hoạt hơn” - ông
Chủ nói.
Ông Nguyễn Văn Phương,
Phó Trưởng phòng Kiểm tra
chất lượng xe cơ giới, Cục
Đăng kiểm Việt Nam, cho
biết: Theo quy trình hiện nay,
sau khi chủ xe hoàn thành
thực hiện các chế tài xử lý
vi phạm hành chính, chủ xe
có thể đưa xe cùng các giấy
tờ chứng minh nộp phạt đến
trung tâm đăng kiểm để thực
hiện kiểmđịnh ngay. Các trung
tâm đăng kiểm, cơ quan xử
lý vi phạm hành chính sẽ gửi
giấy tờ về Cục Đăng kiểmViệt
Nam để xóa cảnh báo trong
cơ sở dữ liệu.
“Từ đầu năm 2020 đến nay,
có tới 21.099 trường hợp xe
vi phạm giao thông được cơ
quan chức năng gửi thông báo
đề nghị Cục Đăng kiểm thông
báo trên cơ sở dữ liệu đăng
kiểm (trong khi đó năm 2019
chỉ có 6.000 trường hợp). Số
liệu này có sự gia tăng lớn là
do Nghị định 100/2019 được
áp dụng” - ông Phương cho
biết.•
Nhiều trường hợp chủ xe đã nộp phạt vi phạmgiao thông nhưng vẫn bị chặn đăng kiểm. Ảnh: THYNHUNG
Trước khi Nghị định 100/2019 được áp dụng, cơ quan đăng
kiểm có quyền từ chối kiểm định đối với một số trường hợp
chưa nộp phạt vi phạm giao thông. Cụ thể, khoản 6 Điều 4
của Thông tư 70/2015 quy định Cục Đăng kiểm Việt Nam
sẽ từ chối đăng kiểm đối với các trường hợp có văn bản đề
nghị không kiểmđịnh của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền, hoặc xe vi phạm đã cảnh báo trên chương trình quản
lý kiểm định...
Từ đầu năm2020 đến
nay, có 21.099 trường
hợp xe vi phạmgiao
thông được cơ quan
chức năng gửi thông
báo đề nghị Cục Đăng
kiểm thông báo trên cơ
sở dữ liệu đăng kiểm.
Năm 2022, TP.HCM có thêm
1 bến xe buýt ở Củ Chi
Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản gửi HĐND TP về đề
xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư công dự án xây dựng bến
xe buýt Củ Chi (xã Tân An Hội).
Theo Sở GTVT, hiện nay huyện Củ Chi chưa có bến
dành riêng cho xe buýt. Vì vậy xe của 10 tuyến đi, đến Củ
Chi phải đậu ở Bến xe khách Củ Chi (quốc lộ 22, thị trấn
Củ Chi). Hiện bến này cũng đang xuống cấp. Vì vậy, việc
xây dựng Bến xe buýt Củ Chi là cần thiết nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ xe buýt, giải quyết ùn tắc ở cửa ngõ tây
bắc TP.
Công trình Bến xe buýt Củ Chi dự kiến làm vào quý III-
2021 và hoàn thành giữa năm 2022.
Dự án bao gồm các hạng mục như san lấp 11.400 m
2
; xây
dựng 8.400 m
2
bãi đỗ xe cùng hệ thống đường nội bộ ra vào
bến bãi; xây các khối nhà tiện ích, văn phòng quản lý…
Được biết, dự án này đã được UBND TP.HCM phê duyệt
đầu tư giai đoạn 2016-2018 với mức vốn hơn 65 tỉ đồng.
LINH PHƯƠNG
Tổng rà soát các dự án trên bán đảo Sơn Trà
Ngày 22-11, Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND -
UBND TP Đà Nẵng cho hay đã ra thông báo kết luận của
Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Lê Trung Chinh liên
quan đến việc thẩm định lĩnh vực quốc phòng theo Kết
luận 269.
Kết luận 269 của Thanh tra Chính phủ ngày 16-9-2019
liên quan việc chấp hành các quy định về quản lý và
sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi
trường, xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng trên
bán đảo Sơn Trà.
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng giao Bộ chỉ huy Quân sự
TP chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát,
hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định về lĩnh vực quốc phòng theo
Kết luận 269 đối với các dự án trên bán đảo này. Sau đó,
đơn vị này có nhiệm vụ tham mưu cho UBND TP có văn
bản (trong đó có nội dung đề xuất cụ thể từng dự án) gửi
Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Quân khu 5, Thanh tra Chính
phủ lấy ý kiến thẩm định về lĩnh vực quốc phòng.
Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng được giao chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương làm việc với Bộ
NN&PTNT hoàn thành việc kiểm tra ba loại rừng trên bán
đảo Sơn Trà. Sở này cũng được giao chỉ đạo Chi cục Kiểm
lâm TP phối hợp với UBND quận Sơn Trà tổng rà soát việc
giao khoán đất rừng tại bán đảo Sơn Trà, báo cáo UBND
TP xem xét, xử lý.
Quận Sơn Trà cũng được giao chủ trì, phối hợp với các
đơn vị liên quan tổng rà soát và xử lý nghiêm các công
trình xây dựng không đúng quy định tại bán đảo Sơn
Trà, báo cáo kết quả thực hiện về UBND TP trong tháng
11-2020.
TP Đà Nẵng giao Sở KH&ĐT kiểm tra, rà soát và tham
mưu cho TP có văn bản trình Ban cán sự Đảng UBND TP
báo cáo thường trực Thành ủy xin ý kiến đối với việc cho
phép triển khai thực hiện các dự án trên bán đảo Sơn Trà.
Sở này cũng được TP giao làm việc với chủ đầu tư dự án
Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa để yêu cầu đơn vị này
không được tiến hành các hoạt động triển khai xây dựng
dự án cho đến khi có ý kiến của lãnh đạo TP.
TẤN VIỆT
THYNHUNG
K
ểtừkhiNghịđịnh100/2019
có hiệu lực (ngày 1-1-
2020), việc chế tài, xử
lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ
bằng việc chỉ cấp chứng nhận
đăng kiểm thời hạn 15 ngày
đối với xe vi phạmnhưng chưa
nộp phạt đã mang lại hiệu quả
cao trong quá trình quản lý.
Tuy nhiên, quá trình phối
hợp giữa các đơn vị liên quan
vẫn tồn tại một số bất cập khi
để xảy ra nhiều trường hợp dù
chủ xe đã nộp phạt vi phạm
giao thông nhưng vẫn bị chặn
đăng kiểm.
Bất ngờ vì xe bị chặn
đăng kiểm
Theo số liệu từ Cục Đăng
kiểm Việt Nam, tính từ đầu
năm 2020 đến nay, có hơn
21.000 xe vi phạm giao thông
đường bộ được các lực lượng
tuần tra kiểm soát gửi thông
báo đề nghị Cục Đăng kiểm
công bố trên cơ sở dữ liệu
đăng kiểm.
Thay vì trước đây các xe
chưa đóng phạt vi phạm giao
thông sẽ bị từ chối đăng kiểm
thì theo quy định trong Nghị
định 100/2019, các ô tô chưa
hoàn tất việc đóng phạt vi phạm
luật giao thông vẫn được cấp
giấy chứng nhận kiểm định,
tem kiểm định. Tuy nhiên,
giấy và tem này chỉ có hiệu
lực trong 15 ngày.
Theo khảo sát của PV tại
các trung tâm đăng kiểm
trên địa bàn TP.HCM, nhiều
trường hợp dù chủ xe đã hoàn
thành việc nộp phạt vi phạm
giao thông nhưng vẫn bị chặn
đăng kiểm (chỉ được cấp giấy
chứng nhận, tem kiểm định
có hiệu lực trong 15 ngày).
Điều này khiến các chủ xe
vừa bất ngờ vừa bực bội và
nhất thời không biết làm sao
chứng minh mình đã hoàn
thành việc nộp phạt.
Anh CTV (quận Thủ Đức,
TP.HCM) cho biết: “Tháng 10
vừa qua tôi bị phạt nguội khi
đi sai làn đường, sau đó tôi
cũng đã nộp phạt. Tuy nhiên,
lúc đi đăng kiểm thì vẫn bị
báo là chưa đóng phạt lỗi vi
phạm giao thông. Hóa đơn
Dù đã hoàn thành việc nộp phạt vi
phạmgiao thông đường bộ nhưng
nhiều chủ ô tô không khỏi bối
rối khi được thông báo xe bị chặn
đăng kiểm.