276-2020 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 30-11-2020
THÙY LINH
X
ung quanh việc ngân
hàng (NH) phải cung
cấp thông tin tài khoản
của khách hàng cho ngành
thuế vẫn còn nhiều vấn đề
khúc mắc, cần làm sáng tỏ.
Theo dõi các
giao dịch ngân hàng
Nghịđịnh126/2020quyđịnh
chi tiết một số điều của Luật
Quản lý thuế nêu rõ: Người
đứng đầu cơ quan thuế được
quyền yêu cầu NH cung cấp
các thông tin như giao dịch
qua tài khoản, số dư, số liệu
giao dịch… của người nộp
thuế. Đáng chú ý, việc cung
cấp thông tin này được thực
hiện định kỳ.
Theo đó, việc cung cấp
thông tin được thực hiện lần
đầu trong 90 ngày kể từ khi
Nghị định 126 có hiệu lực
(kể từ ngày 5-12-2020) và
cập nhật các thông tin về tài
khoản hằng tháng trong 10
ngày đầu mỗi tháng.
“Việc cung cấp các thông
tin kể trên nhằm phục vụ
mục đích thanh tra, kiểm tra
xác định nghĩa vụ thuế phải
nộp; thực hiện các biện pháp
cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính về quản lý thuế
theo quy định của pháp luật
về thuế” - nghị định nêu rõ.
Nghị định 126 cũng yêu cầu
NH phải khấu trừ, nộp thay
nghĩa vụ thuế của nhà cung
cấp nước ngoài (Facebook,
Google, YouTube…) không
có cơ sở thường trú tại Việt
Nam (VN) nhưng có hoạt
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
cho biết việc các NH cung cấp thông tin giao dịch cho cơ quan
thuế như quy định tại Nghị định 126 không phải là mới.
“Trước đây chúng ta vẫn nghe chuyện các NH Thụy Sĩ bảo mật
tuyệt đối thông tin khách hàng. Nhưng gần đây, chính phủ nước
này và các nước châu Âu đã đấu tranh và hiện nay các NH Thụy
Sĩ phải cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước khi có
yêu cầu” - ông Minh dẫn chứng.
Vì thế, việc các NH cung cấp thông tin cho các cơ quan thuế
theo nội dung Nghị định 126 là phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây
cũng là trách nhiệm của ngành NH. Các NH không thể lấy lý do
bảo mật thông tin khách hàng để né tránh trách nhiệm cung cấp
thông tin. Bởi lẽ việc cơ quan quản lý thuế lấy thông tin giao dịch
là để phục vụ công tác thu thuế, đảm bảo mục tiêu thu ngân sách
nhà nước.
“Đặc biệt, việc các NH cung cấp thông tin giao dịch cho cơ
quan thuế sẽ giúp cơ quan này nắm được dòng tiền của các trường
hợp kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh xuyên biên giới.
Nhất là khi càng có nhiều cá nhân nhận thu nhập khi kinh doanh
qua các nền tảng nhưAmazon, Google, YouTube…Từ đó động
viên, tuyên truyền các trường hợp này tự giác kê khai nộp thuế thu
nhập cá nhân theo quy định của pháp luật” - ông Minh nói.
Về lo ngại rò rỉ thông tin khách hàng, lãnh đạo Tổng cục Thuế
khẳng định tất cả thông tin của người nộp thuế đều được cơ quan
thuế bảo mật tuyệt đối, chứ không chỉ riêng liên quan đến thông
tin tài khoản khách hàng. Vấn đề này đã được cơ quan thuế thực
hiện rất tốt trong nhiều năm qua.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng cho hay cơ quan thuế sẽ yêu
cầu cung cấp tài khoản đối với vụ việc, đối tượng cụ thể theo
trình tự. Cơ quan thuế không yêu cầu NH cung cấp toàn bộ tài
khoản cũng như số dư thanh toán của tất cả khách hàng. Việc
yêu cầu NH cung cấp thông tin tài khoản, giao dịch chủ yếu là
phục vụ cho thanh tra, kiểm tra.
:
Chế tài nặng nếu làm rò rỉ thông tin khách hàng
Điều mà khách
hàng lo ngại nhất
khi yêu cầu ngành
NH phải cung cấp
thông tin tài khoản
cho ngành thuế là
quyền riêng tư liệu
có còn được bảo vệ
hay không.
LTS:
Theo Nghị định
126/2020 có hiệu lực từ ngày
5-12-2020, các ngân hàng phải
có trách nhiệm cung cấp thông
tin tài khoản của khách hàng
khi được ngành thuế yêu cầu.
Băn khoănngânhàng chuyển t
Cần có quy định cụ thể, chi tiết
về bảomật thông tin khách hàng
cũng như trách nhiệm của ngành
thuế và ngân hàng trong việc bảo
vệ quyền riêng tư của khách hàng.
động kinh doanh thương mại
điện tử, kinh doanh dựa trên
nền tảng số với tổ chức, cá
nhân trong nước...
Theo giải thích của ngành
thuế, quy định mới xuất phát
từ thực tế vấn đề quản lý,
thu thuế đối với hoạt động
kinh doanh thương mại điện
tử hiện gặp nhiều khó khăn.
Do đó, việc ngành thuế nắm
giữ các giao dịch NH sẽ giúp
kiểm soát dòng tiền từ nước
ngoài, tạo sự công bằng trong
kinh doanh.
Bình luận về quy định mới
này, luật sư Trương Thanh
Đức, Chủ tịch Công ty Luật
Basico, cho biết: Trước đây,
chỉ khi nào ngành thuế có đề
nghị, các NH mới cung cấp
thông tin tài khoản của người
nộp thuế. Tuy vậy, việc thực
hiện rất khó khăn do tốn thời
gian khiến cơ quan thuế thất
bại trong việc truy được các
tổ chức, cá nhân có hoạt động
thương mại điện tử.
Thế nhưng, với việc Luật
Quản lý thuế đã luật hóa việc
các NH phải cung cấp thông
tin định kỳ sẽ giúp cơ quan
thuế dễ dàng truy vết được bất
cứ ai ở VN có thu nhập hàng
tỉ đồng nhờ các kênh thương
mại điện tử hoặc các trang
mạng xã hội để đánh thuế.
“Rất nhiều người trong
chúng ta có thu nhập trên 10
triệu đồng đã phải đóng thuế
nhưng có những người có thu
nhập cả chục tỉ mỗi năm mà
không tốn đồng thuế nào. Giờ
đây Nghị định 126 sẽ tạo ra
công bằng, hợp lý cho mọi
người” - luật sư Đức bày tỏ.
Tuy vậy, luật sư Trương
Thanh Đức lưu ý khi thực
hiện quy định mới, các cơ
quan chức năng cần phải
làm rõ trách nhiệm và quyền
lợi của các bên để hạn chế
rủi ro thiệt hại cho các bên
liên quan.
Lo ngại về quyền
riêng tư
BàNguyễnThị Phượng, Phó
Tổng giámđốc NHAgribank,
cho biết: Từ trước đến nay,
phía NH vẫn cung cấp các số
liệu liên quan khi có yêu cầu
của cơ quan thuế cũng như
các cơ quan chức năng khác.
Tuy nhiên, đó không phải là
công việc thường xuyên, liên
tục và cũng không phải với
số lượng khách hàng lớn.
Thế nhưng giờ đây Nghị
định 126/2020 yêu cầu các
NH phải có trách nhiệm cung
cấp thông tin tài khoản của
khách hàng khi được ngành
thuế yêu cầu. Để thực hiện
theo tinh thần của nghị định
này thì ngành NH và ngành
thuế chắc chắn sẽ phải ngồi
lại với nhau để đưa ra cách
thực hiện phù hợp. Trong đó,
giải pháp thực thi khả quan
nhất là nên quy về một đầu
mối thông tin, ví dụ như mã
số định danh.
Đồng thời phải có hệ thống
thông tin, dữ liệu quốc gia
về thanh toán để các bên liên
quan có thể kết nối tự động,
tương tự hình thức truy cập
Ngân hàng được yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho ngành thuế. Ảnh: THÙY LINH
Đại diệnmột doanh nghiệp cho rằng cần có thông tư hướng
dẫn Nghị định 126/2020 cụ thể, rõ ràng. Trong đó nêu rõ đối
tượng, tiêu chí khách hàng nào phải cung cấp thông tin, từ
đó xác định phương thức cung cấp. Đồng thời, không tạo ra
những thủ tục hành chính phức tạp làm tốn thêm chi phí cho
các bên liên quan.
“Quan trọng nhất là quy định cụ thể về cam kết bảo mật
thông tin, trách nhiệm của cơ quan quản lý, NH. Trong trường
hợp vi phạm bảo mật thông tin thì sẽ bị chế tài, xử lý ra sao.
Thậm chí cần đưa quy định xử lý hình sự nếu để rò rỉ thông
tin gây thiệt hại, ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức” - đại diện
doanh nghiệp này kiến nghị.
Chỉ cung cấp thông tinnhữngngười vi phạm
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook